<div> <p class="Normal">Các biến thể mới của nCoV đã thâm nhập và lây nhiễm cộng đồng dân cư New Zealand. Trong đợt bùng phát gần nhất, Auckland rơi vào tình trạng báo động cấp 3 trong ba ngày liên tục, với sự xuất hiện của biến thể mới từ Anh có tên B.1.1.7.</p> <p class="Normal">Dù được phát hiện từ lâu, song phải đến giữa tháng 12/2020, các biến thể này mới đột ngột lây lan mạnh mẽ. Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự gia tăng theo cấp số nhân của các ca nhiễm nCoV toàn cầu. Mỗi trường hợp mắc Covid-19 đều tạo cơ hội cho virus đột biến. Số ca nhiễm mới càng tăng, càng nhiều biến thể mới xuất hiện.</p> <p class="Normal"><strong>Áp lực đột biến</strong></p> <p class="Normal">Mã di truyền của nCoV là một chuỗi RNA gồm khoảng 30.000 ký hiệu di truyền. Khi virus xâm nhập vào tế bào người, nó sẽ chiếm quyền điều khiển, tạo ra hàng nghìn bản sao của chính mình. Tuy nhiên, quá trình sao chép có thể không hoàn chỉnh.</p> <p class="Normal">Sai số về di truyền, hay đột biến, xảy ra trung bình vài tuần một lần trong bất kỳ chuỗi lây nhiễm nào. Hầu hết đó chỉ là những thay đổi nhỏ, không dẫn đến sự khác biệt quan trọng. Tuy nhiên, một số đột biến làm thay đổi đặc tính của virus, dẫn đến thay đổi trong hoạt động gây bệnh của biến thể mới.</p> <figure class="tplCaption" data-size="true" itemprop="associatedMedia image" itemscope="" itemtype="http://schema.org/ImageObject"> </figure> </div> <meta content="https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2021/02/17/coronavirus-sars-cov-2-de-cdc-4976-2815-1613560674.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=IaZkIuqeeUA6Zf5nSevuig" itemprop="url" /> <meta content="1200" itemprop="width" /> <meta content="720" itemprop="height" /> <meta content="" itemprop="href" /> <div class="fig-picture"><picture><source data-srcset="https://khds.1cdn.vn/2021/02/18/i1-suckhoe-vnecdn-net_coronavirus-sars-cov-2-de-cdc-4976-2815-1613560674.jpg 1x, https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2021/02/17/coronavirus-sars-cov-2-de-cdc-4976-2815-1613560674.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=WCNXWbuoMmBkNH74YKd_DQ 1.5x, https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2021/02/17/coronavirus-sars-cov-2-de-cdc-4976-2815-1613560674.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=C5Dv7WItgZKHHqkwIbrzQQ 2x" /><img alt="Mô hình nCoV của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Ảnh: CDC" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/18/i1-suckhoe-vnecdn-net_coronavirus-sars-cov-2-de-cdc-4976-2815-1613560674.jpg" /></picture></div> <figcaption itemprop="description"> <p class="Image">Mô hình nCoV của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Ảnh: <em>CDC</em></p> </figcaption> <p class="Normal">Các biến thể từ Anh, Nam Phi, Brazil phát sinh gần đây đều có nhiều đột biến di truyền dẫn tới sự thay đổi đặc tính nCoV. Một số thay đổi này nằm ở bên ngoài virus, tại các protein gai mà nó sử dụng để xâm nhập vào tế bào người. Điều này làm suy yếu khả năng miễn dịch của con người, do cơ thể chỉ nhận biết và phát hiện được các phiên bản virus cũ.</p> <p class="Normal">Lý do rõ ràng nhất khiến nhiều biến thể xuất hiện gần đây là số ca nhiễm toàn cầu có xu hướng tăng ồ ạt trong quý 4 năm 2020. Khoảng 35 triệu trường hợp mắc Covid-19 được ghi nhận trên toàn thế giới trong chín tháng đầu năm 2020, nhưng chỉ hai tháng cuối năm, con số này tăng gấp đôi, trên đà nhân đôi một lần nữa trong quý đầu năm 2021.</p> <p class="Normal"><strong>Tác động đến hệ miễn dịch</strong></p> <p class="Normal">Nguyên nhân thứ hai là virus thích ứng với khả năng miễn dịch đang bắt đầu hình thành trong quần thể. Hệ thống miễn dịch của con người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các đột biến tồn tại và di truyền. Nó không ngừng nỗ lực xác định và tiêu diệt virus.</p> <p class="Normal">nCoV chỉ có thể lây nhiễm sang người mới nếu nó trốn tránh được hệ miễn dịch trong cơ thể vật chủ ban đầu. Mặc dù xảy ra ngẫu nhiên, các đột biến dẫn đến sự hình thành biến thể có khả năng lây truyền cao hoặc thoát khỏi sự kiểm soát của hệ miễn dịch người sẽ tồn tại lâu dài. Ví dụ, các biến thể Anh, Nam Phi, Brazil được chứng minh có khả năng lây lan nhanh hơn (đặc biệt là B.1.1.7) và tạo ra sự khác biệt trong đáp ứng miễn dịch.</p> <figure class="tplCaption" data-size="true" itemprop="associatedMedia image" itemscope="" itemtype="http://schema.org/ImageObject"> </figure> <meta content="https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2021/02/17/merlin-183210840-27e6e125-aaf5-9344-4781-1613560674.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=6JF1IBWK62ZyRZbN8EWpdw" itemprop="url" /> <meta content="1200" itemprop="width" /> <meta content="802" itemprop="height" /> <meta content="" itemprop="href" /> <div class="fig-picture"><picture><source data-srcset="https://khds.1cdn.vn/2021/02/18/i1-suckhoe-vnecdn-net_merlin-183210840-27e6e125-aaf5-9344-4781-1613560674.jpg 1x, https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2021/02/17/merlin-183210840-27e6e125-aaf5-9344-4781-1613560674.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=PjP9L7Ua2e__jIP5tpaI7Q 1.5x, https://i1-suckhoe.vnecdn.net/2021/02/17/merlin-183210840-27e6e125-aaf5-9344-4781-1613560674.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=2y9zBZvYJbYB-11RG33dqQ 2x" /><img alt="Các nhà khoa học tại Đại học Duke giải trình tự gene nCoV, ngày 3/2. Ảnh: NY Times" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/18/i1-suckhoe-vnecdn-net_merlin-183210840-27e6e125-aaf5-9344-4781-1613560674.jpg" /></picture></div> <figcaption itemprop="description"> <p class="Image">Các nhà khoa học tại Đại học Duke giải trình tự gene nCoV, ngày 3/2. Ảnh: <em>NY Times</em></p> </figcaption> <p class="Normal">Các biến thể mới có khả năng lây nhiễm cho nhiều người hơn so với phiên bản gốc. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao lần đầu tiên trong lịch sử, với nCoV, không thể đạt miễn dịch cộng đồng bằng "diễn biến tự nhiên của bệnh tật" mà phải thông qua tiêm chủng.</p> <p class="Normal">Ngoài ra, hai trong số các biến thể (Anh và Nam Phi) có thêm 25 đột biến so với nCoV ban đầu. Điều này rất bất thường vì hầu hết các chủng virus mới chỉ có vài đột biến. Đột biến đa dạng như vậy thường thấy ở vật chủ mắc Covid-19 mãn tính bị suy giảm miễn dịch. Người bệnh thông thường chỉ bị ốm trong vòng một đến hai tuần, trong khi các đối tượng này phải chiến đấu với căn bệnh nhiều tháng. Thời gian đó, virus tiếp tục phát triển, thậm chí rất nhanh do hệ miễn dịch suy yếu không tiêu diệt hoàn toàn được mầm bệnh. Kiểu lây nhiễm này tạo ra một "môi trường luyện tập" cho virus, làm nó gia tăng khả năng thích nghi.</p> <p class="Normal"><strong>Liệu còn xuất hiện thêm biến thể mới?</strong></p> <p class="Normal">Miễn là virus còn tồn tại, nó sẽ tiếp tục đột biến. Với việc tiêm phòng, càng nhiều người đạt được miễn dịch tự nhiên, áp lực đột biến sẽ gia tăng và góp phần tạo nên nhiều biến thể mới có khả năng thoát khỏi sự kiểm soát của hệ miễn dịch.</p> <p class="Normal">Tỷ lệ đột biến giữa các loại virus rất khác nhau. Tỷ lệ đột biến tổng thể của nCoV chỉ bằng một nửa so với virus cúm và chậm hơn nhiều so với HIV. Tuy nhiên, điều thực sự quan trọng là nó có làm thay đổi đặc tính của virus hay không.</p> <p class="Normal">Một số bằng chứng lại cho thấy tỷ lệ này ở Covid-19 tương tự như virus cúm. Lý do là nCoV chưa được "tối ưu hóa" để lây lan ở người. Ban đầu, virus có một vài đột biến so với nguyên bản. Một số đột biến tạo ra biến thể mới có khả năng thích nghi tốt hơn. Sau khi qua giai đoạn này, các biến thể mới sẽ dần ổn định và có ít cơ hội để thay đổi hơn.</p> <p class="Normal">Các biến thể mới của nCoV được phát hiện gần đây chỉ là một phần nhỏ trong số các biến thể đang lưu hành. Không phải ngẫu nhiên mà chúng được biết đến ở các quốc gia có chương trình giải trình tự gene toàn diện (đặc biệt là Anh). Tuy nhiên, biến thể mới không phải là nguồn lây nhiễm chính trên toàn cầu.</p> <p class="Normal">Hầu hết con người đều bị nhiễm bất cứ biến thể nào của nCoV, bao gồm cả chủng gốc. Cách tốt nhất để phòng tránh tất cả biến thể hiện tại và ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến thể khác là làm giảm số ca nhiễm mới thông qua biện pháp kiểm soát liên tục và tiêm vaccine.</p> <p class="Normal"><strong>Mạnh Kha </strong>(Theo <em>SCMP</em>)</p> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Tại sao xuất hiện hàng loạt biến thể nCoV dễ lây lan?
Biến thể nCoV dễ lây lan hơn xuất hiện do virus phát triển trong cơ thể người bệnh suy giảm miễn dịch, thích nghi với môi trường hoặc xảy ra sai số khi tự nhân lên.
Theo vnexpress.net
Ca Covid-19 ở Ấn Độ giảm đột ngột 90% không rõ nguyên nhân
Nóng: Hai biến thể COVID-19 hợp nhất thành một virus lai đột biến nặng - Lo ngại về 1 giai đoạn mới của đại dịch
Ca tử vong người Nhật lây nhiễm Covid-19 từ đâu?
Chiều mùng 6 Tết, có 18 ca mắc COVID-19 tại Hải Dương, riêng ổ dịch Cẩm Giàng 7 ca
Việt Nam không có thêm ca mắc mới COVID-19 trong sáng 18/2
Đà Nẵng: Các trường cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn
Bầu cử Mỹ: Ông Trump, bà Harris hòa nhau tại điểm bỏ phiếu lúc nửa đêm
ĐBQH đề nghị làm rõ số dư quỹ BHXH 1,3 triệu tỷ đồng
Lan toả tinh thần tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật
Vụ cô gái bị tông tử vong ở Hà Nội: Khởi tố nhóm “quái xế”
Kursk rực lửa, lữ đoàn số 22 của Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu
Quân Ukraine tại mặt trận Kursk đang nỗ lực thực hiện nhằm thoát ra khỏi vòng vây ở quận Sudzhansky của vùng Kursk; Lữ đoàn số 22 của Ukraine tại Kursk bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Thủ tướng lên đường tham dự hội nghị GMS, ACMECS, CLMV tại Trung Quốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường sang Trung Quốc sáng 5/11, dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng GMS, Hội nghị ACMECS, Hội nghị cấp cao CLMV...
Bắt tạm giam một Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai ở Hòa Bình
Nguyễn Văn Lâm và Bùi Văn Chính đã dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái quy định của pháp luật về đất đai trong giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm: Nỗi lo rình rập
Thời gian qua, cả nước liên tục xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm khiến nhiều người phải nhập viện cấp cứu và điều trị.
Ngày 5/11: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước
Hôm nay, ngày 5/11, Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025.
Đêm 4/11: Hà Nội bắt đầu mưa, trời chuyển lạnh
Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ dự báo, tối và đêm nay (4/11), bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc sẽ ảnh hưởng đến thành phố Hà Nội.
Nhóm đối tượng đâm tử vong cô gái dừng đèn đỏ sẽ bị xử lý sao?
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội làm 1 cô gái trẻ tử vong, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập 10 đối tượng để điều tra, làm rõ.
Tên lửa tàng hình Rampage của Israel đáng sợ như thế nào?
Hình ảnh tiêm kích F-16I của không quân Israel mang theo 4 tên lửa tàng hình Rampage đã gây sự chú ý lớn, tên lửa Rampage được hình thành như một vũ khí tăng cường khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược.
ĐBQH: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
"Cần nghiêm trị những hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc bầu hay cây còn có khả năng cứu chặt đi để xin ngân sách trồng mới”, ĐB Nguyễn Lân Hiếu nêu ý kiến.
ĐBQH: Gỡ vướng thể chế, “điều trị” bệnh sợ trách nhiệm để bứt phá
Đại biểu cho rằng, một trong những lý do dẫn tới giải ngân đầu tư công chậm là do thể chế, vì vậy cần gỡ vướng để bứt phá. Cùng với đó, phải “điều trị” tới nơi tới chốn bệnh sợ trách nhiệm.
Xe máy va chạm ô tô lúc rạng sáng, cô gái tử vong tại chỗ
Ngày 4/11, Công an quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội đang điều tra nguyên nhân vụ tai nạn khiến 2 người thương vong tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu.