Suy giảm nhận thức hậu Covid

Nghiên cứu đăng trên tạp chí eClinicalMedicine cho thấy khoảng 1/3 số bệnh nhân Covid- 19 có triệu chứng nặng, lão hóa sớm, phải điều trị tại bệnh viện hồi phục hoàn toàn sau một năm. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp không thể cải thiện được chức năng thể chất và nhận thức như trước khi mắc bệnh.

Nghiên cứu đăng trên tạp chí eClinicalMedicine cho thấy khoảng 1/3 số bệnh nhân Covid- 19 có triệu chứng nặng, lão hóa sớm, phải điều trị tại bệnh viện hồi phục hoàn toàn sau một năm. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp không thể cải thiện được chức năng thể chất và nhận thức như trước khi mắc bệnh.

Các chuyên gia chỉ ra rằng người nhập viện vì Covid-19 bị suy giảm nhận thức, có tốc độ xử lý thông tin chậm hơn. "Điều họ thấy khó khăn nhất là suy luận bằng lời nói", David Menon, giáo sư tại Đại học Cambridge, tác giả chính của nghiên cứu, giải thích.

Ông Menon cho biết tình trạng suy giảm nhận thức có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng lâm sàng.

"Covid-19 gây ra nhiều vấn đề ở nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm não, chức năng nhận thức và sức khỏe tâm lý. Nếu bạn tiêm đủ liều vắc xin, tỷ lệ chuyển nặng thấp hơn, các vấn đề này cũng ít nghiêm trọng hơn", ông nói.

Suy giảm nhận thức là một trong những triệu chứng hậu Covid phổ biến nhất, bên cạnh khó thở và mệt mỏi, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top