Sudico, Sông Đà, Vinaconex... bị gọi tên dự án chưa được phép bán

Trong danh sách 54 dự án chưa đủ điều kiện được huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh tại tỉnh Hòa Bình có các dự án của Sudico, Lã Vọng, Sông Đà, liên danh SEIKA - Nam Hà Nội - Vinaconex 9…
Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình vừa công bố thông tin "Các dự án bất động sản đủ và chưa đủ điều kiện huy động vốn, chuyển nhượng, bán" và cảnh báo rủi ro khi mua bán đất nền chưa đủ điều kiện kinh doanh tại các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh quý I/2023.
Cụ thể, trong số 54 dự án đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư, ký hợp đồng thực hiện dự án, cấp giấy phép xây dựng, có 19 dự án chưa đủ điều kiện được huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh bất động sản, với một số cái tên quen thuộc như: Geleximco, Sudico, Sông Đà, Vinaconex, Lã Vọng…
Điển hình, tại TP Hoà Bình có 14 dự án, bao gồm: Khu dân cư nông thôn và tái định cư tại Đồng Trám (Tập đoàn Geleximco); Khu dân cư tại phường Thái Bình (liên danh Công ty TNHH MTV Gia Ngân và Công ty CP Xây dựng và Thương mại Sơn Tây); Khu dân cư Thịnh Lang (liên danh Sudico - Sudico Hoà Bình); Khu dân cư Phương Lâm (Công ty CP Xây dựng Sao Vàng); Khu đô thị mới Hòa Bình (liên danh Geleximco - Hanic); Khu đô thị sinh thái Trung Minh - Geleximco (liên danh Geleximco - Hanic); Khu biệt thự nghỉ dưỡng Đảo Ngọc (liên danh Công ty CP Đầu tư phát triển Xanh Kỳ Sơn - Tập đoàn Telin); Khu đô thị mới Sông Đà - Hòa Bình (Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Đô thị Sông Đà).
Sudico, Song Da, Vinaconex... bi
Hòa Bình: BĐS chưa được phép bán, Sudico, Sông Đà, Vinaconex... bị "gọi tên" (ảnh minh họa: Internet).
Tương tự, Khu đô thị sinh thái cao cấp Yên Quang (liên danh Công ty CP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Quốc tế Seika - Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Nam Hà Nội - Vinaconex 39); Khu nhà ở Hoàng Vân Hòa Bình (liên danh Công ty CP Bất động sản Hoàng Vân Hòa Bình - Tập đoàn Landora); Khu dân cư đường Trương Hán Siêu (Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà Thái Hưng); Khu đô thị mới Trung Minh B (liên danh Lã Vọng Group - Ngôi Nhà Mới); Khu nhà ở Thăng Long Xanh (liên danh Thăng Long Land - Xây dựng Thành Hưng - Đô thị An Thịnh); dự án Nhà ở xã hội tại phường Hữu Nghị giai đoạn 2 (Công ty CP Thương mại Dạ Hợp)…
Tại huyện Lương Sơn, 5 dự án còn lại chưa đủ điều kiện mở bán gồm: Khu nhà ở Suối Sếu quy mô 1,02ha (liên danh Công ty CP Phúc Nguyên số 1 Việt Nam - Công ty TNHH Thăng Long); Làng sinh thái Việt Xanh quy mô 49,9ha (Công ty CP Địa ốc Sài Gòn); Khu nhà ở nghỉ dưỡng và dịch vụ tổng hợp tại tiểu khu 1 và tiểu khu 2, thị trấn Lương Sơn 8,71ha (liên danh Công ty CP Tập đoàn IUC và Công ty CP Xây dựng số 7); Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn 98ha (liên danh Công ty CP đầu tư Reenco Hòa Bình – Công ty TNHH Xây dựng Thành Hưng – Công ty CP Phát triển Đô thị An Thịnh); Khu dân cư tại tiểu khu 1 hơn 10,1ha (liên danh Công ty CP Tập đoàn IUC và Công ty CP Xây dựng số 7).
Cũng theo công bố của Sở Xây dựng Hòa Bình, tính đến hết quý I/2023, trên địa bàn tỉnh còn 35 dự án đã chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án đấu giá quyền sử dụng đất, chưa đủ điều kiện mở bán…
Ở diễn biến liên quan, đáng chú ý, trước đó, vào tháng 8/2022, các dự án gồm: Khu dân cư Thịnh Lang quy mô 16,95ha của liên danh chủ đầu tư Sudico – Sudico Hòa Bình; Khu đô thị mới Trung Minh B tại xã Trung Minh với quy mô 58,87ha của liên danh Công ty CP Lã Vọng Group và Công ty CP thương mại Ngôi nhà mới; Khu đô thị sinh thái cao cấp Yên Quang (89,9ha) tại xã Quang Tiến của liên danh Công ty CP Đầu tư Thương mại Dịch vụ Quốc tế Seika - Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Nam Hà Nội - Vinaconex 39; Khu nhà ở Thăng Long Xanh (99,86ha) tại xã Phúc Tiến của liên danh Công ty CP Thăng Long Land, Công ty TNHH Xây dựng Thành Hưng và Công ty CP Phát triển đô thị An Thịnh… cũng từng bị Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình “điểm danh” trong danh sách 51 dự án bất động sản chưa đủ điều kiện được huy động vốn, chuyển nhượng và kinh doanh bất động sản.
Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top