<div> <p><span>Thực hiện theo tinh thần của buổi hội chẩn liên viện cấp quốc gia và hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, mọi công tác chuẩn bị để vận chuyển, tiếp nhận bệnh nhân 91 nhiễm COVID-19 (nam phi công người Anh) đến khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy được phối hợp nhịp nhàng, an toàn.</span></p> <p>Cuối giờ chiều ngày 22/5, xe cứu thương đã đưa bệnh nhân 91 cùng hệ thống máy ECMO, máy thở từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM đến Bệnh viện Chợ Rẫy. Trước khi chuyển bệnh nhân, các thiết bị cần phục vụ cho việc điều trị đã được chuyển từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới sang Bệnh viện Chợ Rẫy.</p> <p>Sau khi tiếp nhận bệnh nhân 91, êkip phụ trách điều trị của Bệnh viện Chợ Rẫy đã hội chẩn và đánh giá tình trạng hiện tại của bệnh nhân. Theo đó, bệnh nhân 91 hiện ngủ sâu dưới tác dụng thuốc an thần và dãn cơ.</p> <p>Mạch 87 lần/phút; huyết áp 150/80 (không có thuốc vận mạch); nhiệt độ 3608 C; thở máy (tần số FiO2 40%; PEEP 10; Pi 12), vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO. Bệnh nhân sẽ tiếp tục điều trị nội khoa, kiểm soát nhiễm khuẩn và các bệnh lý nền để tiến đến quá trình ghép phổi khi đủ điều kiện.</p> <p>Tiểu ban Điều trị (Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19) cho biết, bệnh nhân tiếp tục được điều trị nội khoa tích cực để khắc phục tình trạng nhiễm trùng. Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế sẽ xem xét, tính toán các phương án điều trị tiếp theo.</p> <p>PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) co hay, bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy khẳng định sẽ huy động toàn lực để cứu chữa cho bệnh nhân 91, đến khi bệnh nhân có đầy đủ các yếu tố thuận lợi về sức khỏe, yếu tố nguồn tạng phù hợp sẽ được xem xét ghép phổi thì sẽ cùng các đơn vị liên quan xem xét tiến hành ghép phổi.</p> <p>Đến hôm nay, phổi của bệnh nhân 91 tốt hơn sau hai ngày giảm hỗ trợ từ ECMO để chuyển dần sang tự thở. Phần phổi có thể hoạt động được lên 30%, tăng hơn so với tuần trước.</p> <p>Siêu âm cho thấy tim bệnh nhân co bóp tốt. Hình ảnh chụp phim X-quang phổi trái không còn tràn khí. Hai phổi tràn dịch ít, thể tích khí lưu thông cải thiện hơn.</p> <p>Đây là ngày thứ 47 bệnh nhân can thiệp ECMO (hệ thống oxy hóa máu ngoài cơ thể), ngày thứ 29 thở máy qua mở nội khí quản. Bệnh nhân tiếp tục xét nghiệm COVID-19 âm tính, là lần thứ 7 âm tính liên tiếp kể từ ngày 7/5. Kết quả phân lập virus cũng cho âm tính.</p> <p>Bệnh nhân 91 được Hội đồng chuyên môn cùng các chuyên gia hội chẩn nhiều lần và thống nhất chỉ định ghép phổi. Hiện các bác sĩ vẫn ưu tiên số 1 là tìm tạng hiến tặng từ người hiến đã chết não để tiến hành quy trình ghép phổi cho bệnh nhân khi đảm bảo các yêu cầu.</p> <p> </p> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Sức khỏe phi công người Anh mắc COVID-19 sau khi chuyển viện
Bộ Y tế cho biết, sau khi đánh giá các chỉ số đảm bảo an toàn trong quá trình chuyển viện, các bác sĩ quyết định chuyển nam phi công người Anh - bệnh nhân 91 sang Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục quá trình hồi sức.
Thói quen xấu gây đau lưng, cổ vai gáy nhiều người mắc phải
Ngày nay, nhiều người thường xem nhẹ các triệu chứng đau lưng hay cổ vai gáy. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không chỉ là cơn đau tạm thời mà có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng.
Coi thường mụn nhọt... biến chứng nguy hiểm
Trường hợp nhẹ, mụn nhọt có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không xử lý cẩn thận, mụn nhọt phát triển thành cụm gây các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng lan rộng, nhiễm trùng máu.
Đau đầu vận mạch tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ não
Đau nửa đầu Migraine (đau đầu vận mạch) là một trong những nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất có nguồn gốc rối loạn nguyên phát ở não, có thể gây biến chứng thần kinh nguy hiểm tính mạng như liệt nửa người, nhồi máu não, co giật...
Day huyệt hạ huyết áp
Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
Địa chỉ vàng: Thực phẩm chức năng hỗ trợ đau đầu
Để xử trí cơn đau đầu có nhiều phương pháp. Trong trường hợp đặc biệt hoặc chế độ ăn không đủ để bổ sung vitamin và khoáng chất, có thể cân nhắc sử dụng chất bổ sung để giảm đau đầu.
Uống trà xanh thêm vài lát gừng có tác dụng gì?
Trà xanh cho thêm vài lát gừng có thể làm sạch phổi, giảm đau lưng, tốt cho thận được chuyên gia khuyên dùng mỗi ngày, bởi hàm lượng dưỡng chất và khả năng chống oxy hóa cao...
Giác hơi giảm căng thẳng, người phụ nữ bị bỏng nặng
Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm căng thẳng, người phụ nữ 54 tuổi (Long An), gặp phải sự cố cồn đổ vào người, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.
Người đàn ông bị xương cá 5cm đâm thủng hành tá tràng
Mọi người nên cẩn thận trong quá trình ăn uống, đặc biệt là với thực phẩm động vật có xương như thịt, cá. Bất cứ trường hợp đau bụng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện cấp cứu.
Rối loạn tâm thần do... hút thuốc lá điện tử pha cần sa
Việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể gây các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tâm thần cho người sử dụng, có thể dẫn đến tử vong.
Tập thể thao cường độ cao, người đàn ông bị nhồi máu cơ tim
Vừa qua, các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vừa can thiệp cấp cứu và thành công cứu sống một nam thanh niên nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.
Cách dùng cây cúc dại chữa bệnh an toàn
Cây xuyến chi (Bidens pilosa), hay còn gọi là cúc dại, cây mọc hoang dại ở nhiều nơi và phát tán mạnh. Khi sử dụng cúc dại nấu ăn hoặc chữa bệnh cần chú ý để đảm bảo an toàn.