Sự thật loài rắn hổ mang phun nọc độc đáng sợ nhất hành tinh
Thiên Trang (TH)
Rắn hổ mang có răng và có thể cắn, nhưng phun nọc độc không phải là cách chúng săn mồi.
chia sẻ
Một số loài rắn độc sản xuất nọc độc để tấn công con mồi, trong số đó, rắn hổ mang nổi tiếng với nọc độc mạnh.
Cách rắn hổ mang phun nọc độc tương tự như cách con người nhổ nước bọt, nhưng chúng phun nọc từ răng nanh ra ngoài thông qua lỗ lớn hơn trên răng nanh, tạo tốc độ nhanh và tầm xa.
Chúng phun nọc độc để tự vệ khi cảm thấy nguy hiểm và thường nhắm vào mắt của mục tiêu.
Nọc độc này chứa các độc tố thần kinh và cytotoxin gây hại cho mô thần kinh và tế bào.
Nọc độc của rắn hổ mang có thể gây tổn thương nghiêm trọng nếu tiếp xúc với mắt, lỗ mũi hoặc vết thương trên da, có thể dẫn đến việc mất thị lực hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Chúng có răng và có thể cắn, nhưng phun nọc độc không phải là cách chúng săn mồi.
Thực đơn của rắn hổ mang bao gồm ếch, cóc, thằn lằn, chim, trứng chim, gà, chuột, rắn khác và côn trùng.
Chúng phân bố chủ yếu ở miền nam châu Phi và Đông Nam Á, thường xuất hiện trong các môi trường như đồng cỏ, rừng, ruộng và gần khu định cư của con người.
Sau 5 năm đoạn đường Phạm Tu đưa vào khai thác, nhưng vì vướng giải phóng mặt bằng nên cầu vượt vẫn không thể triển khai, biến nút giao này trở thành điểm nóng ùn tắc của thành phố, gây khó khăn cho người dân lưu thông.
Da khô sần sùi là tình trạng xảy ra khi làn da bị mất đi độ ẩm tự nhiên, trở nên khô ráp và rất dễ bị bong tróc. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng da khô sần sùi?
Vật cổ truyền Thuần Thiện (xã Thuần Thiện, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) không chỉ là một môn thể thao giải trí đơn thuần mà còn trở thành một hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng không thể thiếu trong mỗi dịp lễ, Tết.
Tổ tiên của các loài rắn là một câu chuyện lịch sử dài và phức tạp, thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong cấu trúc cơ thể và hành vi của chúng qua hàng triệu năm tiến hóa.