Luc Thévenaz, người đứng đầu nhóm nghiên cứu sợi quang tại Trường Kỹ thuật EPFL, Thụy Sĩ cho biết, các sợi quang học thường có lõi thủy tinh đặc nên không có không khí bên trong. Do đó, ánh sáng có thể di chuyển dọc theo các sợi này nhưng sẽ mất một nửa cường độ chỉ sau 15km. Để ánh sáng chuyển động không ngừng, nó phải được khuếch đại liên tục.
Dựa trên cơ sở này, các nhà khoa học đã thêm áp suất vào không khí trong sợi quang để tạo ra một số lực cản có kiểm soát. Các phân tử không khí sẽ bị nén lại và hình thành các cụm cách đều nhau. Điều này tạo ra sóng âm biên độ cao và làm nhiễu xạ hiệu quả ánh sáng, từ đó khuếch đại lên đến 100.000 lần.
Bất ngờ hơn, công nghệ này có thể được áp dụng cho bất kỳ loại ánh sáng nào, từ tia hồng ngoại đến tia cực tím và bất kỳ loại khí nào. Trong tương lai, công nghệ này hứa hẹn sẽ phục vụ nhiều mục đích khác ngoài khuếch đại ánh sáng, ví dụ như chế tạo nhiệt kế với độ chuẩn xác cao.