Sống lại ký ức hào hùng ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội

Ngày 10/10/1954 là một mốc son trong lịch sử khi những chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô tiến vào tiếp quản Hà Nội. Đây chính là thành quả lớn lao sau 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.

Thời khắc ấy là niềm tự hào của người dân ở Hà Nội, cũng là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết, ý chí kiên cường của toàn dân tộc.

Ngày 06/10/2024, tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm diễn ra “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”. Điểm nhấn quan trọng của chương trình là màn tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954. Ông Đỗ Minh Thảo, 83 tuổi ở 98 phố Mã Mây, Hoàn Kiếm kể: “Quê tôi ở Thường Tín, ngày 10/10/1954, mới 12 tuổi, tôi cùng mấy anh trong làng đi tàu lửa lên đến ga Vọng. Khi đó, tôi đứng cầm cờ trên phố Tràng Tiền chào đón đoàn quân. Hôm nay Hà Nội tổ chức tái hiện lại những hình ảnh hoành tráng này tôi rất vui và nhớ lại ngày xưa”.

Ngày 06/10/2024, tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm diễn ra “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình”. Điểm nhấn quan trọng của chương trình là màn tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954. Ông Đỗ Minh Thảo, 83 tuổi ở 98 phố Mã Mây, Hoàn Kiếm kể: “Quê tôi ở Thường Tín, ngày 10/10/1954, mới 12 tuổi, tôi cùng mấy anh trong làng đi tàu lửa lên đến ga Vọng. Khi đó, tôi đứng cầm cờ trên phố Tràng Tiền chào đón đoàn quân. Hôm nay Hà Nội tổ chức tái hiện lại những hình ảnh hoành tráng này tôi rất vui và nhớ lại ngày xưa”.

Ngày 08/10/2024 Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề "Bàng ơi...!" - lời tri ân, tưởng nhớ công lao, sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp bắt, giam tại Nhà tù Hỏa Lò. Trong ảnh là hai du khách đến từ Pakistan đang tham quan. Họ cho biết, rất vui mừng khi đi du lịch đúng vào thời điểm Hà Nội tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô với nhiều sự kiện diễn ra.

Ngày 08/10/2024 Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày chuyên đề "Bàng ơi...!" - lời tri ân, tưởng nhớ công lao, sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng bị thực dân Pháp bắt, giam tại Nhà tù Hỏa Lò. Trong ảnh là hai du khách đến từ Pakistan đang tham quan. Họ cho biết, rất vui mừng khi đi du lịch đúng vào thời điểm Hà Nội tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô với nhiều sự kiện diễn ra.

Trước đó, sáng 7/10, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những Cửa ô” tại Hoàng thành Thăng Long.

Trước đó, sáng 7/10, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm Lưu trữ quốc gia I tổ chức khai mạc trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những Cửa ô” tại Hoàng thành Thăng Long.

Bức tranh Panorama được triển lãm từ ngày 5/10 tại Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc Ngũ Xã. Hoạ sĩ. NSND Nguyễn Dân Quốc, 82 tuổi, nhà ở 33 phố Lãn Ông cho biết: “Với mong muốn cho lớp trẻ cũng như người Hà Nội ngày hôm nay hiểu thêm về lịch sử. Trong bức tranh có 3 giai đoạn, giai đoạn đầu tiên vào năm 1946, các chiến sĩ cảm tử ôm bom ba càng tấn công xe tăng, giai đoạn thứ 2 nói về thời kì bao cấp sau chiến tranh và giai đoạn thứ 3 về sự phát triển của Hà Nội hôm nay”.

Bức tranh Panorama được triển lãm từ ngày 5/10 tại Khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc Ngũ Xã. Hoạ sĩ. NSND Nguyễn Dân Quốc, 82 tuổi, nhà ở 33 phố Lãn Ông cho biết: “Với mong muốn cho lớp trẻ cũng như người Hà Nội ngày hôm nay hiểu thêm về lịch sử. Trong bức tranh có 3 giai đoạn, giai đoạn đầu tiên vào năm 1946, các chiến sĩ cảm tử ôm bom ba càng tấn công xe tăng, giai đoạn thứ 2 nói về thời kì bao cấp sau chiến tranh và giai đoạn thứ 3 về sự phát triển của Hà Nội hôm nay”.

Ngày 04/10/2024, Chương trình "Ký ức Hà Nội - 70 năm", tại không gian bích họa Phùng Hưng được trang trí, sắp đặt mô phỏng khu phố cổ Hà Nội giai đoạn 1947 - 1954. Bà Nguyễn Thị Thu Hà, sống tại TPHCM được 42 năm, cùng chồng là ông Đỗ Thái Ninh có ý định sắp xếp thời gian ra Hà Nội đúng vào thời điểm Hà Nội tổ chức kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Bà Hà cho biết: “Tôi nhớ về những lời kể của mẹ tôi ngày xưa. Mẹ tôi ở phố Hàng Bột nơi có những ngôi nhà đục thông nhau, khi lính Pháp đi tuần, nhà này chạy sang nhà kia. Cũng như ngày 10/10/ 1954, mẹ tôi đã có những bức ảnh bà múa cùng mọi người khi đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô. Tôi rất vui mừng và tự hào vì những điều đó”.

Ngày 04/10/2024, Chương trình "Ký ức Hà Nội - 70 năm", tại không gian bích họa Phùng Hưng được trang trí, sắp đặt mô phỏng khu phố cổ Hà Nội giai đoạn 1947 - 1954. Bà Nguyễn Thị Thu Hà, sống tại TPHCM được 42 năm, cùng chồng là ông Đỗ Thái Ninh có ý định sắp xếp thời gian ra Hà Nội đúng vào thời điểm Hà Nội tổ chức kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. Bà Hà cho biết: “Tôi nhớ về những lời kể của mẹ tôi ngày xưa. Mẹ tôi ở phố Hàng Bột nơi có những ngôi nhà đục thông nhau, khi lính Pháp đi tuần, nhà này chạy sang nhà kia. Cũng như ngày 10/10/ 1954, mẹ tôi đã có những bức ảnh bà múa cùng mọi người khi đoàn quân tiến về tiếp quản Thủ đô. Tôi rất vui mừng và tự hào vì những điều đó”.

Ngày 03/10/2024, triển lãm "Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản" tại Nhà Triển lãm 61 Tràng Tiền, Hà Nội.

Ngày 03/10/2024, triển lãm "Hà Nội - Ký ức những ngày tiếp quản" tại Nhà Triển lãm 61 Tràng Tiền, Hà Nội.

Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” diễn ra tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Chi hội Nhiếp ảnh – Báo chí (Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội) tổ chức ngày 28/9/2024. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 70 bức ảnh của 18 nghệ sĩ, nhà báo được công chúng biết đến như: Trịnh Hải, Hoàng Kim Đáng, Trần Hồng, Hoàng Như Thính, Khắc Hường, Phạm Công Thắng, Trần Hải, Đăng Khoa…

Triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi” diễn ra tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Chi hội Nhiếp ảnh – Báo chí (Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội) tổ chức ngày 28/9/2024. Triển lãm giới thiệu tới công chúng 70 bức ảnh của 18 nghệ sĩ, nhà báo được công chúng biết đến như: Trịnh Hải, Hoàng Kim Đáng, Trần Hồng, Hoàng Như Thính, Khắc Hường, Phạm Công Thắng, Trần Hải, Đăng Khoa…

Theo Đời sống
back to top