<div> <div class="col"> <div class="text-long"> <p style="text-align: justify;">PGS.TS Vũ Đình Thiểm, Giám đốc Trung tâm thử nghiệm lâm sàng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, trong sáng nay (23/3), có 15 tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC. Sau khi tiêm xong, các tình nguyện viên sẽ ở lại trung tâm để theo dõi sức khỏe trong 24h. Dự kiến, buổi tiêm tiếp theo sẽ diễn ra ngày 25/3, với 15 tình nguyện viên. </p> <p style="text-align: justify;">PGS Thiểm cho biết, Trung tâm đã bố trí khoảng 30 cán bộ y tế tham gia việc tiêm thử nghiệm và theo dõi sức khỏe của các tình nguyện viên. </p> <figure class="gallery-embed embedded-entity image process-filter-image align-center" role="group"> <div style="text-align: justify;"><picture><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/23/media-vov-vn_fw3a0585.jpg" /></picture></div> <figcaption> <p><em>Tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC.</em></p> </figcaption> </figure> <p style="text-align: justify;">Trước đó, sáng 15/3, nhóm 6 tình nguyện viên đầu tiên đã được tiêm mũi đầu tiên của vaccine COVIVAC. Sau khi tiêm mũi đầu tiên, các tình nguyện viên được lưu lại tại khu vực thử nghiệm lâm sàng trong vòng 24h để các bác sĩ tiếp tục theo dõi, phát hiện, xử trí kịp thời và ghi nhận lại các biến cố bất lợi nếu xảy ra.</p> <p style="text-align: justify;">Được biết, trong sáng 22/3, nhóm 6 người đầu tiên đã được khám sức khoẻ lần 1 sau tiêm. Họ đã được làm xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đánh giá chức năng thận, chức năng gan... cùng các đánh giá khác. PGS Thiểm cho biết, nhìn chung sức khoẻ của họ đều ổn định sau tiêm 1 tuần, họ vẫn đi làm bình thường. Sau 3 tuần, nhóm người này sẽ trở lại Đại học Y Hà Nội để tiêm tiếp mũi 2. </p> <p style="text-align: justify;">Theo thiết kế nghiên cứu, 120 tình nguyện viên thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 được chia thành 5 nhóm để tiêm với các mức liều khác nhau: 3 nhóm vaccine không có tá chất với các mức liều: 1mcg, 3mcg, 10mcg; 1 nhóm vaccine mức liều 1mcg có bổ sung tá chất; 1 nhóm gồm 20 người tiêm giả dược (nước muối vô trùng dùng để tiêm) để so sánh với những nhóm tiêm vaccine trên. </p> <p style="text-align: justify;">Dự kiến hoàn thành báo cáo giữa kỳ giai đoạn 1 vào tháng 7/2021. Sau khi có báo cáo kết quả giữa kỳ và cuối kỳ của giai đoạn 1, nếu vaccine cho thấy đạt các tiêu chuẩn về an toàn và tạo được miễn dịch có khả năng phòng bệnh, trên cơ sở được Bộ Y tế phê duyệt, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục triển khai giai đoạn 2 với cỡ mẫu lớn hơn tại Trung tâm Y tế huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình./.</p> </div> </div> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Sáng 23/3, 15 tình nguyện viên tiếp theo tiêm vaccine COVIVAC
Sáng nay (23/3), có 15 tình nguyện viên tiếp theo tham gia tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC. Đây là vaccine phòng COVID-19 thứ 2 do Việt Nam sản xuất đang thử nghiệm lâm sàng.
6 giờ cân não cứu bé trai 9 tuổi có khối u tuyến tùng nguy hiểm
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã phẫu thuật thành công, loại bỏ khối u tuyến tùng nguy hiểm, giúp tránh nguy cơ liệt vĩnh viễn và bảo toàn tính mạng cho bệnh nhi 9 tuổi.
Đau gót chân uống thuốc không khỏi, đi khám phát hiện viêm xương tủy
Viêm xương tủy xương là tổn thương nhiễm khuẩn của xương. Bệnh do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào xương.
Mổ thành công gãy phức tạp đầu xương chày – gãy Pilon
Gãy Pilon là loại là loại gãy khó, thương tổn xương khớp phức tạp ảnh hưởng lớn tới chức năng của cẳng chân và khớp chày sên, một khớp chịu lực quan trọng của cơ thể.
Con bướm chết trong tai người phụ nữ gây viêm, sung huyết
Khi bị côn trùng chui vào trong tai, nếu nó còn sống thường vùng vẫy, ngọ nguậy, thậm chí cắn khiến tai chảy máu, phù nề, thủng màng nhĩ, nhiễm trùng lâu ngày dẫn đến viêm tai giữa.
Chủ quan với rốn lồi, người đàn ông nhập viện cấp cứu
Người bệnh thoát vị rốn thường có biểu hiện ban đầu là rốn lồi, phồng vùng rốn lên, sau một thời gian thì chỗ thoát vị bị phồng nhiều hơn do ruột, mạc nối bên trong ổ bụng chui ra ngoài dẫn đến hiện tượng nghẹt khiến đau bụng.
Gắp giun dài 14 cm trong mắt người phụ nữ
Người phụ nữ 68 tuổi nhập viện trong tình trạng khó chịu ở mắt trái với các triệu chứng như cộm, nóng rát, ngứa ngáy kéo dài,... Qua thăm khác, bác sĩ phát hiện giun dài 14 cm đang ngoe nguẩy trong mắt người bệnh.
Sốc phản vệ sau khi ăn tôm, bác sĩ mách cách phòng tránh
Dị ứng là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân như thực phẩm, thuốc, hay côn trùng đốt. Các triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, khó thở,... thậm chí gây sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng.
Cảnh báo biến chứng nguy hiểm viêm phổi, suy hô hấp do cúm mùa
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C.
Phẫu thuật "kép" mổ lấy thai, xử trí viêm ruột thừa cho thai phụ 37 tuần
Viêm ruột thừa cấp là một cấp cứu ngoại khoa hay gặp nhất, tỷ lệ mắc trên bệnh nhân có thai là 0,05 – 0,13%, chẩn đoán viêm ruột thừa trên bệnh nhân có thai thường khó khăn do vị trí của ruột thừa thay đổi theo tuổi thai.
Cứu bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc bởi ảnh hưởng vết mổ 3 năm trước
Tắc ruột khá phổ biến, có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào. Tắc ruột do vết mổ cũ là một trong những bệnh lý cần được cấp cứu khẩn trước 12 giờ để giảm thiểu rủi ro và biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh.
Đau nhức răng, ăn uống khó... đi khám mắc nang chân răng R22
Nang chân răng là một dạng bệnh lý của nhiễm trùng chân răng. Bệnh lý này thường phát triển âm thầm và không có triệu chứng nên thường rất khó để phát hiện.