Rượu bia ảnh hưởng mọi cơ quan trong cơ thể

Nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Censuswide (Anh) cho thấy, cứ 10 người trung niên thì có 3 người uống rượu nhiều hơn khi đã ngoài 40 tuổi.

Theo GS Paul Wallace, Đại học London, rượu bia ảnh hưởng đến mọi cơ quan, từ ruột đến tim, mạch máu đến da... bởi nó là một phần tử nhỏ đi khắp nơi trong cơ thể. 

TS Tony Rao, chuyên gia tư vấn thần kinh lão khoa giải thích, lạm dụng rượu bia ở độ tuổi sau 40 nguy hiểm hơn nhiều vì cùng với sự lão hóa, các cơ quan chuyển hóa rượu như gan và dạ dày co lại khiến rượu lưu lại trong cơ thể lâu hơn.

Đây là nguyên nhân người trên 40 tuổi thường gặp tình trạng nôn nao, khó chịu kéo dài hai ngày sau khi uống rượu.

Bên cạnh đó, tổng lượng chất lỏng trong cơ thể ít hơn ở tuổi trung niên, tức là chúng ta bị mất nước nhiều hơn khiến rượu trong máu sẽ cô đặc, không bị phân hủy nhanh như những người 20 tuổi.

Theo GS Wallace, rượu đi qua hàng rào máu não, hoạt động như một chất gây trầm cảm. Người sử dụng rượu thường cảm thấy hưng phấn, kích thích vì nó có tác dụng kiểm soát hành vi như phán đoán, tự giám sát, suy luận và lập kế hoạch.

Theo thời gian, nó khiến người sử dụng gặp nhiều vấn đề về tâm lý hơn, như lo lắng, trầm cảm.

Rượu cũng ảnh hưởng xấu đến da. Cồn dễ gây mẩn đỏ ở những người có da nhạy cảm. Nhiều người uống rượu bị bệnh rosacea - một chứng mẩn ngứa mạn tính do các mạch máu mở rộng và lưu thông máu nhiều hơn. Tình trạng này có thể giảm dần theo thời gian, song nó dễ dẫn đến giãn tĩnh mạch.

Rượu cũng có thể khiến người dùng căng thẳng, lo lắng, từ đó sản sinh các hormone androgen kích thích mụn trứng cá. Cồn khiến da bị bong tróc, tạo bọng mắt. Lượng đường dư thừa trong bia rượu làm tổn hại DNA và collagen trong da, có thể dẫn đến lão hóa nhanh hơn.

Người thường xuyên uống rượu có nguy cơ tử vong do các bệnh về tim mạch cao hơn đáng kể. Rượu làm tăng huyết áp cả ngắn và dài hại, khiến tỷ lệ đau tim và đột quỵ cao hơn.

TS Debbie Shawcross, chuyên gia tư vấn về gan tại Bệnh viện King's College, cho biết, nhóm có nguy cơ cao không chỉ là những người lạm dụng rượu bia mạn tính, mà còn là những người ở độ tuổi trung niên, uống quá nhiều rượu vào ban đêm.

 Nicola Smith, chuyên viên thông tin y tế của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh, cho biết, uống rượu ở mức độ nào cũng có thể gây ung thư. Rượu có thể gây ra ung thư vòm họng, khoang miệng, thực quản, đại tràng, ung thư vú. Uống càng nhiều rượu, nguy cơ mắc bệnh càng cao do ethanol trong rượu bị phân hủy thành acetaldehyde, gây tổn thương DNA và tác động trực tiếp đến các tế bào ung thư".

Người vừa hút thuốc vừa uống rượu có nguy cơ cao mắc ung thư khoang miệng và cổ họng, vì rượu khiến tế bào phản ứng nhanh hơn với chất độc trong khói thuốc.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top