Theo đó, phạm vi điều chỉnh gồm: Dự án đầu tư có sử dụng các khu đất, quỹ đất để đầu tư xây dựng công trình được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và công bố danh mục dự án.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương được Chủ tịch UBND tỉnh giao làm Bên mời thầu có thể lựa chọn tổ chức tư vấn để thực hiện một số nội dung công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình. Ủy quyền cho người đứng đầu của Bên mời thầu phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật các dự án đầu tư có sử dụng đất sau khi có Báo cáo kết quả thẩm định của Sở KHĐT; tổ chức đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng với nhà đầu tư được lựa chọn.
Cơ quan phát triển quỹ đất tại nơi có dự án chịu trách nhiệm lập phương án sơ bộ bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở đề nghị của Bên mời thầu. Đối với dự án nằm trên địa bàn của 2 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các địa phương có diện tích đất thuộc dự án chịu trách nhiệm lập phương án sơ bộ bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đề nghị của Bên mời thầu.
Sở KHĐT là cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung: Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất; kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư; hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Áp dụng sơ tuyển quốc tế cho các dự án đầu tư có sử dụng đất có tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) từ 120 tỷ đồng trở lên. Áp dụng sơ tuyển trong nước đối với dự án đầu tư có sử dụng đất có tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng) dưới 120 tỷ đồng. Các hình thức lựa chọn nhà đầu tư gồm: Chỉ định nhà đầu tư; đấu thầu rộng rãi trong nước; đấu thầu rộng rãi quốc tế.