Phương thức đơn giản hóa giải sự biến đổi khí hậu toàn cầu

(khoahocdoisong.vn) - Vào năm 2030, nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp nếu xu hướng phát triển tiếp tục như hiện tại, nhưng cây cối có thể ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng khí hậu này.

Các nhà khoa học đưa ra phân tích mới cho thấy, nếu tăng thêm gần 1 tỷ ha rừng có thể loại bỏ 2/3 trong khoảng 300 gigatons carbon mà con người đã thải vào bầu khí quyển từ những năm 1800.

Laura Duncanson, nhà nghiên cứu sự tích tụ carbon làm việc tại Đại học Maryland ở College Park và NASA cho biết, rừng là một trong những đồng minh tự nhiên lớn nhất của chúng ta chống lại sự biến đổi khí hậu. 

Bản báo cáo mới nhất của nhóm các chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc khuyến nghị cần bổ sung 1 tỷ ha rừng để giúp hạn chế sự nóng lên toàn cầu đến 1,5 ° C vào năm 2050. Hai nhà sinh thái học Jean-Francois Bastin và Tom Crowther thuộc Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại Zurich và đồng tác giả bản báo cáo muốn tìm hiểu xem Trái Đất ngày nay có thể tăng cường thêm nhiều cây nữa không, những khu rừng mới này có thể ở đâu.

Các nhà khoa học đã phân tích gần 80.000 bức ảnh vệ tinh, ghi lại độ che phủ rừng trên Trái Đất hiện tại. Sau đó, nhóm nghiên cứu phân vùng hành tinh theo 10 đặc điểm đất và khí hậu. Điều này nhằm xác định các khu vực phù hợp ít nhiều với những loại rừng khác nhau. Sau khi trừ đi các khu rừng và khu vực hiện đang bị nông nghiệp hoặc thành phố chiếm giữ, các nhà khoa học tính toán, trên hành tinh có bao nhiêu diện tích có thể trồng rừng.

Theo bài viết, được đăng trên trang Science ngày 04/07/2019, trên Trái Đất có thể trồng thêm khoảng 0,9 tỷ ha rừng, đây là vùng phủ xanh có diện tích bằng diện tích lãnh thổ Mỹ mà không ảnh hưởng đến các vùng đất đô thị hoặc nông nghiệp hiện nay. Những rừng cây tăng cường có thể hấp thụ 205 gigaton (tỷ tấn) khí carbon trong những thập kỷ tới, gấp khoảng năm lần lượng lượng khí thải toàn cầu năm 2018.

Nhà nghiên cứu sinh thái học Greg Asner thuộc Đại học bang Arizona ở Tempe cho biết, công trình nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng mà các cánh rừng có thể làm cho chúng ta. “Những cánh rừng phải đóng vai trò quan trọng của mình nếu nhân loại hướng tới mục tiêu giảm thiểu những hậu quả của sự biến đổi khí hậu của Trái Đất chúng ta”.

Thêm rừng sẽ không chỉ hấp thụ carbon. Rừng sẽ cho nhân loại hàng loạt những lợi ích khác như tính đa dạng sinh học được cải thiện, chất lượng nước sạch được cải thiện và giảm xói mòn, sa mạc hóa. Ước tính khoản ngân sách phục hồi rừng trên quy mô toàn cầu có các số liệu khác nhau, nhưng nếu tính giá mỗi cây khoảng 0,30 đô la, ông Crowther cho rằng tổng ngân sách có thể là khoảng 300 tỷ đô la, thấp hơn rất nhiều so với số tiền mà các quốc gia chi phí cho vũ khí.

Chính xác lượng carbon mà các khu rừng hấp thụ có thể không rõ ràng, nhưng Duncanson cho biết, NASA có những công cụ mới trong vũ trụ, như hệ thống Điều tra động lực hệ sinh thái toàn cầu (GEDI) trên Trạm vũ trụ quốc tế, các nhà khoa học – phi hành gia sẽ sử dụng tia laser tạo ra các bản đồ 3D có độ phân giải cao thảm rừng từ tán đến mặt đất. Những dữ liệu này sẽ bổ sung độ chính xác cần thiết cho những ước tính hiện có về khối lượng carbon hấp thụ được trên Trái Đất.

Theo ước tính hiện nay của Liên Hợp Quốc, tổng diện tích các khu rừng trên thế giới hiện khoảng 5,5 tỷ ha, chỉ một nửa trong số này có tán lá. Crowther và các đồng nghiệp của ông cho rằng, hai chỉ số này có thể dễ dàng tăng thêm khoảng 1/3 mà không gây bất cứ thiệt hại nào cuộc sống của con người và nền kinh tế của Trái Đất, đơn giản chỉ là khôi phục những diện tích rừng đã bị tàn phá.

Hiện nay có 6 quốc gia - Nga, Mỹ, Canada, Úc, Brazil và Trung Quốc có thể khôi phục nhanh chóng khoảng vài chục triệu ha rừng mà không có bất kỳ sự tổn thất hay vấn đề nào đối với người dân và nền kinh tế công nghiệp.

Nếu độ che phủ của rừng được phục hồi trong những năm tới, đến cuối thế kỷ 21, các nhà khoa học tin rằng, tỷ lệ carbon trong khí quyển sẽ giảm khoảng một phần tư. Điều này sẽ khiến khí hậu Trái Đất quay trở về như đầu thế kỷ 20.

Có khoảng bao nhiêu cây xanh trên toàn thế giới? Video nature video

Theo Science
Có gì mới trong macOS Sequoia?

Có gì mới trong macOS Sequoia?

Apple đã chính thức giới thiệu macOS 15 Sequoia, phiên bản mới nhất của hệ điều hành dành cho máy Mac. macOS Sequoia là một bản cập nhật miễn phí, có thể được tải xuống trên các dòng máy.
Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Mới đây, tại sự kiện IFA 2024, Bluetooth Special Interest Group đã tạo ra dấu ấn riêng khi giới thiệu kết nối Bluetooth 6.0- một tiêu chuẩn mới giúp thay đổi thiết bị giao tiếp.
iOS 18.1 Beta 3 có gì mới?

iOS 18.1 Beta 3 có gì mới?

Bên cạnh iOS 18 beta 8, Apple cũng phát hành phiên bản beta thứ ba của iOS 18.1 dành cho các nhà phát triển, mang đến một số tính năng mới thuộc hệ thống Apple Intelligence.
back to top