<div> <p style="text-align: justify;">Đảo ngọc những ngày qua đã chứng kiến ngập sâu lịch sử 100 năm. Nhiều nơi ở <span>Phú Quốc</span> ngập sâu tới 1 m, bất chấp việc đảo được bao quanh bởi biển, vốn được mặc định là nơi thoát nước lũ dễ dàng.</p> <p style="text-align: justify;">Cơn ngập lịch sử của Phú Quốc đặt câu hỏi lớn về những bất cập trong phát triển và cái giá phải trả. Một số chuyên gia chỉ ra đảo ngọc phát triển quá nóng, dẫn tới hạ tầng không đồng bộ. Hơn nữa, năng lực quản lý một hòn đảo phát triển nhanh với hàng chục tỷ USD vốn đầu tư đang có phần quá sức với chính quyền địa phương.</p> <h3 style="text-align: justify;">Mật độ xây dựng quá dày đặc</h3> <p style="text-align: justify;">Là một người có gần 10 năm làm nghề môi giới bất động sản, anh Nguyễn Tùng Anh (32 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn nhớ kỷ niệm lần đầu tiên đến Phú Quốc. Năm 2015, anh Tùng Anh lần đầu bán hàng cho một dự án biệt thự nghỉ dưỡng tại khu vực bãi Dài, phía bắc Phú Quốc. Thời điểm ấy, sân bay Phú Quốc chưa được nâng cấp, dân cư chỉ tập trung ở một vài thị trấn khu vực giữa và phía nam đảo, còn lại thưa thớt.</p> <p style="text-align: justify;">Cũng vì bán hàng cho dự án ở Phú Quốc nên anh Tùng Anh có dịp đến với hòn đảo này nhiều hơn.</p> <p style="text-align: justify;">“Mỗi lần trở lại đảo lại là một thay đổi ngỡ ngàng. Hết dự án này đến dự án khác liên tiếp khởi công. Công trường xây dựng ùn ùn mọc lên ở những bãi đất trống, thậm chí là bỏ hoang. Công nhân nhà thầu đông nghịt”, anh Tùng Anh nhớ lại.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Phu Quoc ngap sau - cai gia cua bat dong san o at vay bien hinh anh 1 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/13/phuquoc_zing19(1).jpg" /><img alt="Phu Quoc ngap sau - cai gia cua bat dong san o at vay bien hinh anh 2 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/13/phuquocresort_zing_1_4_1.jpg" /><img alt="Phu Quoc ngap sau - cai gia cua bat dong san o at vay bien hinh anh 3 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/13/pq_zing_1_1.jpg" /><img alt="Phu Quoc ngap sau - cai gia cua bat dong san o at vay bien hinh anh 4 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/13/phuquocresort_zing_9_2.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption" style="text-align: justify;">Nhiều dự án bất động sản án ngữ tại bờ biển bãi Trường, Phú Quốc khiến nước lũ không thể thoát ra biển. Ảnh: <em>Thuận Thắng.</em></td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Theo tính toán của Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc, tính đến tháng 7/2019, toàn bộ hòn đảo đang có gần 300 dự án với tổng vốn đầu tư <abbr class="rate-vnd">370.000 tỷ đồng</abbr>. Trong đó phần lớn các dự án là bất động sản nghỉ dưỡng. Các bãi biển lớn và đẹp nhất của Phú Quốc như bãi Khem, bãi Dài, bãi Trường, bãi Gành Dầu… trước khi hoang sơ, rộng lớn thì nay đều được phân thành các lô hành chục, hàng trăm ha chia cho các nhà đầu tư.</p> <p style="text-align: justify;">Điểm chung của các dự án đều là bất động sản nghỉ dưỡng với resort, khách sạn, biệt thự biển, shophouse. Để phát triển các sản phẩm này, các chủ đầu tư thường chiếm chọn bờ biển thành các khu vực biệt lập. Theo thời gian, dọc các bãi biển nhanh chóng biến thành “rừng bê tông” như những bức tường chắn ngang đường bờ biển.</p> <p style="text-align: justify;">Dọc 20 km thuộc bãi Trường đang có gần 100 dự án bất động sản nằm san sát nhau. Tại bãi Dài và bãi Gành Dầu, đang có khoảng trên dưới 10 dự án đã và đang xây dựng. Mỗi dự án tại các bãi tắm này đều rộng cả trăm ha, dự án này nối tiếp dự án kia.</p> <p style="text-align: justify;">Việc các dự án nằm dày đặc ven bờ biển cản đường thoát lũ là một trong những nguyên nhân khiến trận lụt lịch sử ở Phú Quốc càng thêm tồi tệ. Đó là nhận định của Bí thư Huyện ủy Phú Quốc Mai Văn Huỳnh. Ông Huỳnh từng làm Phó chủ tịch tỉnh <span>Kiên Giang</span> và mới về Phú Quốc nhận nhiệm vụ được khoảng một tháng.</p> <p style="text-align: justify;">“Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt nghiêm trọng là do lượng mưa quá lớn, liên tục trong nhiều ngày, cơ sở hạ tầng quá tải, mật độ xây dựng dày đặc...”, ông Huỳnh nhận định.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Phu Quoc ngap sau - cai gia cua bat dong san o at vay bien hinh anh 5 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/13/234_1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption" style="text-align: justify;">Đồ họa: <em>Nhân Lê.</em></td> </tr> </tbody> </table> <h3 style="text-align: justify;">Bất động sản bủa vây bờ biển</h3> <p style="text-align: justify;">Các chuyên gia chỉ ra rằng việc cấp phép xây dựng các dự án bất động sản dày đặc dẫn tới quá tải hạ tầng là trách nhiệm lớn của chính quyền địa phương.</p> <p style="text-align: justify;">Tiến sĩ Ngô Viết Nam Sơn cho rằng nguyên nhân ngập xuất phát từ công tác quy hoạch chưa bền vững, thiếu không gian dành cho nước. </p> <p style="text-align: justify;">Phú Quốc "phát triển đô thị quá tham lam, bê tông hóa bề mặt để tăng diện tích thương mại. Chừng đó chưa đủ, họ còn lấp kênh rạch, sông hồ để kinh doanh mà bỏ qua không gian dành cho nước”, kiến trúc sư Nam Sơn nói.</p> <p style="text-align: justify;"><strongr></strongr></p> <p style="text-align: justify;">Đồng tình, TS Nguyễn Hồng Tiến, nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), đồng thời là Phó chủ tịch Hội Cấp nước Việt Nam, cho rằng việc quản lý quy hoạch ở Phú Quốc đang bộc lộ nhiều vấn đề.</p> <p style="text-align: justify;">"Chưa nên đổ lỗi cho quy hoạch của Phú Quốc có bất cập hay không, mà nên xem xét việc quản lý quy hoạch đã nghiêm hay chưa", ông nói.</p> <p style="text-align: justify;">Ông Tiến phân tích bất kỳ bản quy hoạch nào cũng tính đến hạ tầng kỹ thuật, bao gồm việc cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, cây xây, cảnh quan… Từng có nhiều chuyến đi thực tế đến Phú Quốc, ông cho rằng việc quản lý quy hoạch, đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật vẫn chưa làm tốt. Theo đó việc chấp hành quy hoạch về xây dựng hệ thống thoát nước, lấn chiếm xây dựng, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, vượt quy hoạch không quản lý được…</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Phu Quoc ngap sau - cai gia cua bat dong san o at vay bien hinh anh 6 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/13/ceogroupphuquoc_zing11.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption" style="text-align: justify;">Dự án bất động sản đang chắn đường thoát lũ tại khu vực phía tây Phú Quốc. Ảnh: <em>Thuận Thắng.</em></td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">“Xây dựng rất nhiều resort bám dọc ven biển xung quanh đảo, Phú Quốc đã kiểm soát được hệ thống thoát nước các khu vực đó với hệ thống chung của đảo có kết nối chưa? Hay chính những khu resort đó cản trở thoát lũ ra biển? Đó cũng là một nguyên nhân gây ra ngập úng cục bộ, chậm thoát lũ ra biển”, ông nói.</p> <p style="text-align: justify;">Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), chỉ ra một nguyên nhân khác là chính quyền cho phép xây dựng ồ ạt các dự án bất động sản nhưng không đảm bảo đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật. Nghĩa là một số khu vực chưa có đường, chưa có hệ thống cấp nước, thoát nước… nhưng vẫn cho phép xây dựng. Ngoài ra, còn có chuyện cấp phép vượt quá sức chịu dựng của hạ tầng khu vực.</p> <p style="text-align: justify;">“Chủ đầu tư có trách nhiệm, nhưng trách nhiệm lớn nhất thuộc về chính quyền”, ông Châu nói.</p> <p style="text-align: justify;">Chính Bí thư Phú Quốc Mai Văn Huỳnh cũng thừa nhận về tình trạng quá tải hạ tầng đang diễn ra ở Phú Quốc. Ông này lấy ví dụ trước đây, thị trấn Dương Đông chỉ có trên 10.000 dân sinh sống. Do đó, việc quy hoạch hệ thống thoát nước đảm bảo cho mật độ xây dựng với quy mô dân số như vậy. Tuy nhiên, những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa nhanh khiến dân số thị trấn Dương Đông đã tăng lên đến trên 50.000 người. Từ đó, hạ tầng kỹ thuật và cả hạ tầng xã hội gặp quá tải.</p> <h3 style="text-align: justify;">Chính quyền quá sức?</h3> <p style="text-align: justify;">TS Nguyễn Hồng Tiến cho rằng hiện tại với tốc độ đô thị hóa nhanh, phát triển “nóng” bởi nhiều dự án lớn, nhưng mô hình quản lý hành chính của Phú Quốc mới chỉ là cấp huyện.</p> <p style="text-align: justify;">Điều này có thể dẫn tới chính quyền không có đủ cơ quan chuyên môn giám sát việc quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng trên địa bàn. Việc quản lý yếu kém dẫn đến các dự án có thể gây ra những hệ quả như trận lụt lịch sử vừa qua.</p> <p style="text-align: justify;">“Phải coi quản lý Phú Quốc như quản lý một đô thị. Phải đầy đủ các cơ quan chuyên môn, chuyên ngành. Quản lý như một đơn vị hành chính cấp huyện sẽ thiếu nhiều cơ quan chuyên môn”, ông Tiến nói.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td style="text-align: justify;"><img alt="Phu Quoc ngap sau - cai gia cua bat dong san o at vay bien hinh anh 7 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/13/ceogroupphuquoc_zing4_1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption" style="text-align: justify;">Cả trăm dự án ven biển bãi Trường, khiến khu vực này giống như "rừng bê tông" ở phía tây Phú Quốc. Ảnh: <em>Thuận Thắng.</em></td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Vị này nhấn mạnh tốc độ xây dựng đô thị nhanh, phải có cấp hành chính tương ứng để quản lý. Cấp quản lý đó phải tương ứng trình độ phát triển, tương ứng thực tiễn đang gặp phải.</p> <p style="text-align: justify;">Theo một cán bộ huyện Phú Quốc xin giấu tên, việc cấp phép các dự án bất động sản tại đảo này thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh Kiên Giang. Các cơ quan tham mưu đề xuất là Sở Xây dựng và Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc. Do đó, UBND cấp huyện có rất ít thẩm quyền quyết định việc có hay không tiếp nhận dự án.</p> <div> <p style="text-align: justify;"><strong>“Không được bê tông hóa Phú Quốc”</strong></p> <p style="text-align: justify;">Phát biểu tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Kiên Giang sáng 29/7, Thủ tướng <span>Nguyễn Xuân Phúc</span> nhấn mạnh phát triển Phú Quốc cần lưu ý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai, bảo đảm chất lượng môi trường và quan tâm đến lợi ích của người dân nhất là sinh kế.</p> <p style="text-align: justify;">Ông cho rằng thu hút những nhà đầu tư lớn, đúng nghĩa là giàu kinh nghiệm, có thực lực về tài chính, có lợi ích lâu dài ở Phú Quốc. Thủ tướng yêu cầu không đầu tư ở Phú Quốc một cách chộp giật, không nên tập trung quá lớn cho du lịch và bất động sản, phát triển tốc độ nhanh vừa qua.</p> <p style="text-align: justify;">“Để du lịch phát triển bền vững, cần giữ môi trường tự nhiên và xã hội an bình nơi đây. Phải thực hiện tốt quy hoạch, không được bê tông hóa Phú Quốc”, Thủ tướng nói.</p> </div> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Phú Quốc ngập sâu - cái giá của bất động sản ồ ạt vây biển
Xây nhiều resort bám biển, Phú Quốc đã kiểm soát được hệ thống thoát nước của các khu vực đó kết nối chưa, hay chính các resort cản trở thoát lũ ra biển", chuyên gia nêu câu hỏi.
Chủ dự án Peninsula Đà Nẵng: Doanh thu trăm tỷ...lỗ lũy kế “ăn mòn" vốn chủ
Loạt lùm xùm liên quan đến các dự án của Amata Việt Nam
Vụ The Summit Đà Nẵng: Yêu cầu làm rõ trách nhiệm cấp sai sổ đỏ
Yêu cầu xử lý các dự án bất động sản cấp phép không triển khai
Dự án chưa ‘thành hình’, Thành phố Amata Long Thành vẫn lãi tốt nhờ đâu?
KCN Hố Nai bị phạt vì chiếm đất
Ngày 6/2/2024, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với CTCP Khu công nghiệp Hố Nai.
“Ngáo” giá gây sốt đất… cần chế tài chứng minh tài chính?
Trong bối cảnh thị trường BĐS tại Hà Nội liên tục ghi nhận những phiên đấu giá đất nền với giá trúng vượt xa khởi điểm, câu hỏi đặt ra về các hệ lụy kinh tế, giải pháp mới để ổn định thị trường.
Hà Nội: Giá bán chung cư có xu hướng tiếp tục tăng
Theo CBRE, thị trường chung cư Hà Nội trong Quý 3/2024 tiếp tục ghi nhận nguồn cung mở bán mới lớn, đạt xấp xỉ 8.230 căn, gần bằng với nguồn cung mới của quý trước.
Thanh tra Chính phủ chỉ rõ 3 dự án dính sai phạm ở Hà Nội
Thanh tra Chính phủ mới đây công bố công khai Kết luận thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2019 của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hoá.
Thiết kế cửa sổ lạ, nhà Lâm Đồng đẹp “nghiêng ngả” trên báo ngoại
Ngôi nhà là sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc hiện đại và thiên nhiên. Mọi không gian trong nhà, từ phòng khách đến phòng bếp và phòng ngủ đều được thiết kế để tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên.
Sửng sốt biệt thự chỉ để nghỉ cuối tuần của đại gia Hải Dương
Dù chỉ để nghỉ cuối tuần nhưng căn biệt thự vẫn được thiết kế tối ưu với 5 phòng ngủ, từng món nội thất đều được lựa chọn chỉn chu và kỹ lưỡng chẳng kém một khu nghỉ dưỡng.
Cận cảnh biệt thự ngập rau trái của Bảo Thy
Mới đây, Bảo Thy chia sẻ "vườn cây mini" bắt đầu cho thu hoạch. Nữ ca sĩ trồng một số cây cảnh, cây ăn trái và rau củ.
Bất ngờ căn nhà ở quê của tiền vệ Hoàng Đức: Có như lời đồn?
Biệt thự của gia đình tiền vệ Hoàng Đức tại quê nhà Hải Dương được xây trên trục đường lớn, gồm 2 mặt tiền, mang phong cách hiện đại.
Nhà vườn 600m2 của MC Cát Tường tại Long An có gì?
Nhà vườn của MC Cát Tường rộng khoảng 600m2, nằm ở cù lao An Bình (thuộc tỉnh Vĩnh Long). Nơi đây, chỉ để trồng cây, còn bố mẹ nữ MC sống ở khu khác.
Choáng ngợp biệt thự 70 tỷ như khu nghỉ dưỡng của Trường Giang - Nhã Phương
Trường Giang và Nhã Phương chính thức tổ chức đám cưới vào tháng 9/2018. Vợ chồng Trường Giang sở hữu nhiều bất động sản, trong đó đáng chú ý nhất là biệt thự nhà vườn ở Đồng Nai.