Phải có tầm nhìn dài hạn hơn chứ không phải nóng đâu phủi đó, đối phó từng năm

Phải có quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL để có tầm nhìn dài hạn hơn chứ không phải nóng đâu phủi đó, đối phó từng năm”.

<div> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2020/09/24/10/baochinhphu-vn_thu-20tuong-20va-20cac-20dai-20bieu-20tham-20du-20hoi-20nghi.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="desc">Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c, Ph&oacute; Thủ tướng Trịnh Đ&igrave;nh Dũng v&agrave; c&aacute;c đại biểu tại cuộc l&agrave;m việc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu</td> </tr> </tbody> </table> <p>Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c nhấn mạnh điều n&agrave;y khi kết luận cuộc l&agrave;m việc với c&aacute;c địa phương Đồng bằng s&ocirc;ng Cửu Long (ĐBSCL) về chủ động ứng ph&oacute; với nguy cơ hạn, x&acirc;m nhập mặn m&ugrave;a kh&ocirc; năm 2020-2021 v&agrave;o chiều 23/9 tại &ldquo;thủ phủ tr&aacute;i c&acirc;y&rdquo; Tiền Giang.</p> <p>Cho biết về c&aacute;c biện ph&aacute;p chống hạn mặn, c&aacute;c địa phương đề cập vấn đề t&iacute;ch trữ nước ngọt. Theo l&atilde;nh đạo tỉnh C&agrave; Mau, tỉnh đ&atilde; kiến nghị v&agrave; được Trung ương cho ph&eacute;p x&acirc;y dựng một hồ trữ nước ngọt ở v&ugrave;ng ven rừng U Minh phục vụ sản xuất v&agrave; sinh hoạt của người d&acirc;n, bởi khi c&oacute; hồ th&igrave; cuộc sống người d&acirc;n sẽ đỡ hơn.</p> <p>Tỉnh C&agrave; Mau n&ecirc;u vấn đề hiện nay l&agrave; việc bố tr&iacute; kinh ph&iacute; v&agrave; cho biết tỉnh đang tập trung gia cố c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh thủy lợi để m&ugrave;a kh&ocirc; tới kh&ocirc;ng bị sự cố, khiến dẫn tới việc thất tho&aacute;t nước ngọt.</p> <p>L&atilde;nh đạo tỉnh Ki&ecirc;n Giang cho biết tr&ecirc;n tuyến biển Ki&ecirc;n Giang dự kiến c&oacute; 136 cống, đến nay, đ&atilde; ho&agrave;n th&agrave;nh 109 cống, cuối năm nay sẽ ho&agrave;n th&agrave;nh th&ecirc;m 10 cống nữa. 17 cống c&ograve;n lại đang chuẩn bị khởi c&ocirc;ng v&agrave; sẽ ho&agrave;n th&agrave;nh v&agrave;o năm 2021-2022. Nếu hệ thống cống ho&agrave;n th&agrave;nh tr&ecirc;n to&agrave;n tuyến th&igrave; kh&ocirc;ng chỉ Ki&ecirc;n Giang m&agrave; sẽ gi&uacute;p cho cả C&agrave; Mau ngăn mặn. Tỉnh mong muốn Trung ương tiếp tục hỗ trợ bố tr&iacute; kinh ph&iacute; để ho&agrave;n th&agrave;nh dự &aacute;n.</p> <p>Tại cuộc l&agrave;m việc, Bộ NN&amp;PTNT kiến nghị Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ ưu ti&ecirc;n nguồn lực trong kế hoạch trung hạn 2021-2025 đầu tư cho c&ocirc;ng tr&igrave;nh thủy lợi để chủ động sản xuất, th&iacute;ch ứng với điều kiện hạn h&aacute;n, x&acirc;m nhập mặn.</p> <p>Bộ NN&amp;PTNT đề nghị c&aacute;c địa phương ĐBSCL theo d&otilde;i chặt chẽ t&igrave;nh h&igrave;nh x&acirc;m nhập mặn, &aacute;p dụng c&aacute;c biện ph&aacute;p kỹ thuật về thủy lợi (nạo v&eacute;t, t&iacute;ch trữ nước, đắp đập tạm, bơm) v&agrave; canh t&aacute;c l&uacute;a để hạn chế t&aacute;c hại do nhiễm mặn; hướng dẫn n&ocirc;ng d&acirc;n chỉ gieo cấy l&uacute;a ở những nơi bảo đảm được nguồn nước tưới.</p> <p>Theo Bộ TN&amp;MT, c&aacute;c địa phương cần triển khai phương &aacute;n tăng khả năng trữ lũ, giữ nước ngọt quy m&ocirc; ph&ugrave; hợp với ĐBSCL nhằm tăng cường trữ nước, điều tiết nguồn nước. Cần tuy&ecirc;n truyền rộng r&atilde;i, hướng dẫn người d&acirc;n thực hiện c&aacute;c biện ph&aacute;p sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, nhất l&agrave; trong tưới ti&ecirc;u, chống l&atilde;ng ph&iacute; nguồn nước.</p> <p>B&aacute;o c&aacute;o của Bộ NN&amp;PTNT v&agrave; nhận định của Bộ TN&amp;MT cho thấy m&ugrave;a kh&ocirc; năm 2020-2021, ĐBSCL c&oacute; nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn h&aacute;n, x&acirc;m nhập mặn v&agrave; c&oacute; thể sẽ c&ograve;n tiếp tục xảy ra hạn h&aacute;n, x&acirc;m nhập mặn trong những m&ugrave;a kh&ocirc; tới do gần 90% nguồn nước về ĐBSCL phụ thuộc b&ecirc;n ngo&agrave;i l&atilde;nh thổ v&agrave; chịu t&aacute;c động điều tiết của thủy điện ở thượng nguồn.</p> <p>Ph&oacute; Thủ tướng Trịnh Đ&igrave;nh Dũng cho rằng cần c&oacute; c&aacute;c giải ph&aacute;p để th&iacute;ch nghi v&agrave; chủ động ứng ph&oacute; với hạn h&aacute;n, x&acirc;m nhập mặn c&oacute; thể xảy ra thường xuy&ecirc;n hằng năm. Tập trung theo d&otilde;i, t&iacute;nh to&aacute;n, dự b&aacute;o kịp thời về quy m&ocirc;, mức độ hạn h&aacute;n, x&acirc;m nhập mặn, đủ tin cậy để phục vụ c&ocirc;ng t&aacute;c chỉ đạo, ứng ph&oacute;. Tiếp tục đầu tư c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh kết cấu hạ tầng, nhất l&agrave; c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh cấp b&aacute;ch ứng ph&oacute; với hạn, mặn; c&ocirc;ng tr&igrave;nh hạ tầng thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất n&ocirc;ng nghiệp, c&ocirc;ng tr&igrave;nh kiểm so&aacute;t mặn.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2020/09/24/86/baochinhphu-vn_nqh04167.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="desc">Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c ph&aacute;t biểu kết luận cuộc l&agrave;m việc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu</td> </tr> </tbody> </table> <p>Ph&aacute;t biểu kết luận cuộc l&agrave;m việc, Thủ tướng Nguyễn Xu&acirc;n Ph&uacute;c n&ecirc;u r&otilde; ch&uacute;ng ta đ&atilde; dần h&igrave;nh th&agrave;nh &yacute; thức, kể cả chủ trương, biện ph&aacute;p cũng như những giải ph&aacute;p khoa học c&ocirc;ng nghệ để triển khai, hạn chế thấp nhất hạn mặn. Những kinh nghiệm của c&aacute;c địa phương n&ecirc;u ra h&ocirc;m nay cũng rất tốt cho c&aacute;c địa phương kh&aacute;c. &ldquo;Ch&uacute;ng ta cần nhận thức hạn h&aacute;n, x&acirc;m nhập mặn l&agrave; vấn đề kh&ocirc;ng thể tr&aacute;nh, chỉ c&oacute; thể hạn chế từ nay phải l&agrave; c&acirc;u chuyện b&igrave;nh thường trong đời sống của ĐBSCL&rdquo;. N&oacute;i l&agrave; nguy cơ nhưng đồng thời cũng xuất hiện những thời cơ nếu biết ứng ph&oacute;, th&iacute;ch nghi, Thủ tướng nhấn mạnh.</p> <p>Nhấn mạnh quan điểm &ldquo;thuận thi&ecirc;n&rdquo; trong Nghị quyết 120, Thủ tướng cho rằng ch&uacute;ng ta cần sống, sinh hoạt, th&iacute;ch nghi với điều kiện v&agrave; m&ocirc;i trường mới. Nhiều nguy&ecirc;n tắc đầu tư, sản xuất kinh doanh được đề ra trong Nghị quyết 120 dựa tr&ecirc;n tinh thần ấy. Ch&iacute;nh phủ đ&atilde; giao Bộ KH&amp;ĐT x&acirc;y dựng quy hoạch tổng thể ph&aacute;t triển v&ugrave;ng ĐBSCL, Thủ tướng đề nghị Bộ KH&amp;ĐT khẩn trương ho&agrave;n thiện v&agrave; tr&igrave;nh Thủ tướng Ch&iacute;nh phủ trong qu&yacute; IV/2020. Trong đ&oacute;, lưu &yacute; c&aacute;c vấn đề mới của thời đại nhưng đồng thời nghi&ecirc;m t&uacute;c kế thừa nhiều nghi&ecirc;n cứu rất s&acirc;u sắc về ĐBSCL trước đ&acirc;y, từ thời cố Thủ tướng V&otilde; Văn Kiệt.</p> <p>Thủ tướng một lần nữa qu&aacute;n triệt tinh thần kh&ocirc;ng để hộ d&acirc;n n&agrave;o thiếu nước sinh hoạt; bảo đảm sản xuất trong t&igrave;nh h&igrave;nh mới, giữ được cả sản lượng n&ocirc;ng nghiệp, cả lương thực xuất khẩu, cả tr&aacute;i c&acirc;y v&agrave; thủy sản tại ĐBSCL, khu vực sản lượng n&ocirc;ng nghiệp chiếm tr&ecirc;n 50%, lương thực xuất khẩu tr&ecirc;n 90%, c&acirc;y ăn tr&aacute;i v&agrave; thủy sản 70% cả nước.</p> <p>&ldquo;Trước t&igrave;nh h&igrave;nh x&acirc;m nhập mặn như thế, ch&uacute;ng ta cần l&agrave;m tất cả, bằng mọi biện ph&aacute;p để giữ đời sống nh&acirc;n d&acirc;n, duy tr&igrave;, tiến tới n&acirc;ng cao vai tr&ograve;, vị thế của ĐBSCL&rdquo;, Thủ tướng n&oacute;i.</p> <p>Về c&aacute;c biện ph&aacute;p trước mắt, Thủ tướng n&ecirc;u r&otilde;, tiếp tục l&agrave;m tốt c&ocirc;ng t&aacute;c truyền th&ocirc;ng đến từng hộ gia đ&igrave;nh về nguy cơ hạn h&aacute;n, x&acirc;m nhập mặn trong m&ugrave;a kh&ocirc; để người d&acirc;n chủ động c&aacute;c biện ph&aacute;p ứng ph&oacute; ph&ugrave; hợp.</p> <p>Ph&aacute;t huy tinh thần &ldquo;bốn tại chỗ&rdquo;, bắt đầu &ldquo;từ người d&acirc;n, từ cơ sở l&agrave; ch&iacute;nh&rdquo;. Mỗi hộ gia đ&igrave;nh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chủ vườn cần chủ động trữ nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, &ldquo;tự lo cho m&igrave;nh trước&rdquo;. Nh&agrave; nước tập trung chăm lo, hỗ trợ cho c&aacute;c hộ ngh&egrave;o, cận ngh&egrave;o, gia đ&igrave;nh kh&oacute; khăn.</p> <p>Thường xuy&ecirc;n theo d&otilde;i chặt chẽ diễn biến nguồn nước, dự b&aacute;o đủ tin cậy, th&ocirc;ng tin kịp thời về nguồn nước để triển khai c&aacute;c biện ph&aacute;p ứng ph&oacute; ph&ugrave; hợp. Kh&ocirc;ng chỉ dự b&aacute;o v&agrave;o 5h30-6h s&aacute;ng m&agrave; phải dự b&aacute;o 1 ng&agrave;y 2 lần để người d&acirc;n biết được t&igrave;nh trạng quan trắc thế n&agrave;o. &ldquo;T&ocirc;i c&oacute; đến Bến Tre hỏi một hộ gia đ&igrave;nh tại sao để c&acirc;y chết th&igrave; b&aacute;c đ&oacute; bảo kh&ocirc;ng biết nước nhiễm mặn n&ecirc;n cứ m&uacute;c tưới c&acirc;y&rdquo;, Thủ tướng nhấn mạnh vai tr&ograve; dự b&aacute;o.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2020/09/24/47/baochinhphu-vn_nqh03991.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="desc">Nhấn mạnh quan điểm &ldquo;thuận thi&ecirc;n&rdquo; trong Nghị quyết 120, Thủ tướng cho rằng ch&uacute;ng ta cần sống, sinh hoạt, th&iacute;ch nghi với điều kiện v&agrave; m&ocirc;i trường mới. Ảnh: VGP/Quang Hiếu</td> </tr> </tbody> </table> <p>Bộ NN&amp;PTNT theo d&otilde;i chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước, gi&aacute;m s&aacute;t, tổ chức dự b&aacute;o chuy&ecirc;n ng&agrave;nh về x&acirc;m nhập mặn để phục vụ cho c&ocirc;ng t&aacute;c chỉ đạo sản xuất n&ocirc;ng nghiệp.</p> <p>Y&ecirc;u cầu tập trung chỉ đạo sản xuất n&ocirc;ng nghiệp, nhất l&agrave; về thời vụ v&agrave; chuyển đổi cơ cấu sản xuất ph&ugrave; hợp với điều kiện nguồn nước, Thủ tướng giao Bộ NN&amp;PTNT chủ động chỉ đạo, hướng dẫn c&aacute;c địa phương về thời vụ sản xuất (đẩy sớm thời vụ), chuyển đổi cơ cấu sản xuất n&ocirc;ng nghiệp ph&ugrave; hợp (giảm diện t&iacute;ch l&uacute;a như thế n&agrave;o) để hạn chế tối đa ảnh hưởng của hạn h&aacute;n, x&acirc;m nhập mặn.</p> <p>Vụ Đ&ocirc;ng Xu&acirc;n năm ngo&aacute;i ch&uacute;ng ta đ&atilde; giảm 100.000 ha diện t&iacute;ch trồng l&uacute;a để chuyển sang trồng c&aacute;c loại c&acirc;y trồng kh&aacute;c, cho thu nhập cao. &ldquo;Năm nay ch&uacute;ng ta giảm bao nhi&ecirc;u, ở v&ugrave;ng n&agrave;o, c&aacute;c đồng ch&iacute; Sở N&ocirc;ng nghiệp phải tham mưu, Bộ NN&amp;PTNT phải th&ocirc;ng b&aacute;o cho từng địa phương&rdquo;, Thủ tướng n&oacute;i. Tr&ecirc;n tinh thần ấy, phải tuy&ecirc;n truyền, vận động, hướng dẫn b&agrave; con n&ocirc;ng d&acirc;n chỉ gieo xạ l&uacute;a ở những nơi bảo đảm nguồn nước tưới để tr&aacute;nh thiệt hại (trong vụ Đ&ocirc;ng Xu&acirc;n 2019-2020 c&ograve;n nhiều diện t&iacute;ch bị thiệt hại do b&agrave; con kh&ocirc;ng thực hiện theo khuyến c&aacute;o, hướng dẫn của cơ quan chuy&ecirc;n m&ocirc;n).</p> <p>R&agrave; so&aacute;t, x&acirc;y dựng kế hoạch ph&ograve;ng, chống hạn h&aacute;n, thiếu nước, x&acirc;m nhập mặn từ nay đến hết m&ugrave;a kh&ocirc;. Kh&ocirc;ng để người d&acirc;n n&agrave;o thiếu nước sinh hoạt, kh&ocirc;ng để người d&acirc;n phải d&ugrave;ng nước kh&ocirc;ng bảo đảm vệ sinh. Hướng dẫn c&aacute;c địa phương trữ nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất, với quy m&ocirc; từng hộ gia đ&igrave;nh, th&ocirc;n, ấp, x&atilde;, phường, tỉnh&hellip; &ldquo;Đừng để t&igrave;nh trạng người d&acirc;n thức cả đ&ecirc;m để lấy một x&ocirc; nước, can nước&rdquo;, Thủ tướng lưu &yacute; v&agrave; nhấn mạnh c&aacute;c lực lượng, gồm C&ocirc;ng an, Qu&acirc;n đội n&ecirc;u cao tinh thần tr&aacute;ch nhiệm trước nh&acirc;n d&acirc;n, sẵn s&agrave;ng hỗ trợ người d&acirc;n khi cần thiết, giải quyết c&aacute;c vấn đề cấp b&aacute;ch về nước uống cũng như c&aacute;c vấn đề kh&aacute;c.</p> <p>Nh&acirc;n dịp n&agrave;y, Thủ tướng biểu dương Bộ NN&amp;PTNT c&ugrave;ng với c&aacute;c địa phương ho&agrave;n th&agrave;nh một số c&ocirc;ng tr&igrave;nh lớn với diện t&iacute;ch kiểm so&aacute;t mặn trực tiếp đến gần 700.000 ha v&agrave; 3,6 triệu d&acirc;n được hưởng lợi. Do đ&oacute;, Thủ tướng tiếp tục y&ecirc;u cầu Bộ NN&amp;PTNT v&agrave; c&aacute;c địa phương đẩy nhanh tiến độ c&aacute;c c&ocirc;ng tr&igrave;nh kiểm so&aacute;t mặn, trữ nước, cấp nước sinh hoạt.</p> <p>Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn c&aacute;c địa phương tăng cường kiểm tra, gi&aacute;m s&aacute;t chất lượng nước sinh hoạt; hướng dẫn người d&acirc;n thực hiện c&aacute;c biện ph&aacute;p xử l&yacute; nguồn nước nhằm bảo đảm cho người d&acirc;n được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh để ph&ograve;ng, tr&aacute;nh ph&aacute;t sinh dịch bệnh do ảnh hưởng của hạn h&aacute;n, x&acirc;m nhập mặn k&eacute;o d&agrave;i.</p> <p>B&ecirc;n cạnh cuộc chiến chống hạn h&aacute;n th&igrave; kh&ocirc;ng được qu&ecirc;n c&acirc;u chuyện cũ l&agrave; chống lũ. Theo nhận định của Bộ TN&amp;MT, năm nay lũ tr&ecirc;n lưu vực s&ocirc;ng Mekong sẽ kh&ocirc;ng muộn hơn so với mọi năm v&agrave; ĐBSCL c&oacute; thể kh&ocirc;ng c&oacute; lũ lớn. Tuy nhi&ecirc;n, Bộ NN&amp;PTNT, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về ph&ograve;ng, chống thi&ecirc;n tai, c&aacute;c địa phương trong v&ugrave;ng kh&ocirc;ng được ph&eacute;p chủ quan m&agrave; cần theo d&otilde;i chặt chẽ, kịp thời chỉ đạo triển khai c&aacute;c biện ph&aacute;p ứng ph&oacute; khi c&oacute; lũ theo cấp b&aacute;o động. Khi c&oacute; lũ về, phải đảm bảo an to&agrave;n t&iacute;nh mạng v&agrave; hạn chế thiệt hại t&agrave;i sản cho người d&acirc;n.</p> <p>Thủ tướng cũng y&ecirc;u cầu cần nghi&ecirc;n cứu, đ&aacute;nh gi&aacute; cụ thể, khoa học, l&agrave;m cơ sở đề ra v&agrave; triển khai đồng bộ c&aacute;c biện ph&aacute;p cả trước mắt v&agrave; l&acirc;u d&agrave;i.</p> <p>Bộ TN&amp;MT, Ủy ban s&ocirc;ng Mekong Việt Nam cần đẩy nhanh nghi&ecirc;n cứu đ&aacute;nh gi&aacute; t&aacute;c động của thủy điện, cũng như việc tăng cường sử dụng nước tại c&aacute;c nước thượng nguồn Mekong đến ĐBSCL để c&oacute; c&aacute;c giải ph&aacute;p ứng ph&oacute; ph&ugrave; hợp.</p> <p>Bộ X&acirc;y dựng chủ tr&igrave; c&ugrave;ng với Bộ NN&amp;PTNT v&agrave; c&aacute;c địa phương tập trung r&agrave; so&aacute;t phương &aacute;n cấp nước sinh hoạt cho người d&acirc;n v&ugrave;ng ĐBSCL, nhất l&agrave; tại khu vực ven biển v&agrave; v&ugrave;ng b&aacute;n đảo C&agrave; Mau để đưa v&agrave;o quy hoạch v&ugrave;ng, quy hoạch tỉnh, tr&ecirc;n cơ sở đ&oacute; x&acirc;y dựng kế hoạch đầu tư, huy động c&aacute;c nguồn lực để từng bước triển khai thực hiện.</p> <p>Bộ NN&amp;PTNT t&iacute;nh to&aacute;n c&acirc;n đối khả năng bảo đảm nguồn nước cho sản xuất n&ocirc;ng nghiệp, tr&ecirc;n cơ sở đ&oacute; tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn c&aacute;c địa phương đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu c&acirc;y trồng, nhất l&agrave; tại c&aacute;c khu vực kh&ocirc;ng chủ động được về nguồn nước.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2020/09/24/52/baochinhphu-vn_nqh04155-202.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="desc">Quang cảnh cuộc l&agrave;m việc. Ảnh: VGP/Quang Hiếu</td> </tr> </tbody> </table> <p>C&aacute;c địa phương tập trung r&agrave; so&aacute;t lại phương &aacute;n sản xuất n&ocirc;ng nghiệp, trong đ&oacute; cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất n&ocirc;ng nghiệp theo hướng dẫn của Bộ NN&amp;PTNT; chủ động kiểm so&aacute;t mặn, trữ nước ngọt.</p> <p>C&aacute;c bộ v&agrave; địa phương cần nghi&ecirc;n cứu để c&oacute; c&aacute;c ch&iacute;nh s&aacute;ch ph&ugrave; hợp hỗ trợ c&aacute;c hộ ngh&egrave;o, hộ gia đ&igrave;nh kh&oacute; khăn x&acirc;y bể trữ nước cho sinh hoạt.</p> <p>Về c&aacute;c kiến nghị, Thủ tướng nhất tr&iacute; việc ưu ti&ecirc;n nguồn lực trong kế hoạch trung hạn 2021-2025 để đầu tư c&ocirc;ng tr&igrave;nh thủy lợi nhằm chủ động sản xuất th&iacute;ch ứng với điều kiện hạn h&aacute;n, x&acirc;m nhập mặn.</p> <div>&nbsp;</div> </div>

Theo baochinhphu.vn
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top