<div><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/09/16/o-nhiem-khong-khi-300x201.jpg" /> <p><strong>Ô nhiễm không khí đang ở mức báo động</strong></p> </div> <p>Theo báo cáo được đưa ra ngày 30/1 của Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), dựa trên số liệu trạm đo tại Láng Hạ (Hà Nội) của Đại sứ quán (ĐSQ) Mỹ, năm 2017, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại thủ đô có 103 ngày ở ngưỡng trung bình, 14 ngày vượt quy chuẩn quốc gia, 257 ngày vượt quá tiêu chuẩn WHO.</p> <p>Trong khi đó, TP.HCM chỉ có 87 ngày chỉ số chất lượng không khí trung bình, 14 ngày vượt quá quy chuẩn quốc gia, 222 ngày vượt quá tiêu chuẩn WHO.</p> <p>GreenID cho biết tổ chức này đã lắp đặt máy đo chất lượng không khí trong nhà tại 4 địa điểm ở Hà Nội gồm: phố Trần Thái Tông, Hà Đông, Khương Đình và Cầu Diễn.</p> <p>Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc điều hành GreenID, phân tích thực trạng chất lượng không khí của Hà Nội nhìn chung đang nghiêm trọng hơn TP.HCM. Song, nếu so sánh giữa năm 2016 và 2017 thì chất lượng không khí tại Hà Nội dần cải thiện, còn TP.HCM đáng báo động hơn.</p> <div><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/09/16/khong-khi-ha-noi-300x133.jpg" /> <p>Hiện trạng chất lượng không khí ở Hà Nội vào năm 2016 và 2017. Nguồn: GreenID.</p> </div> <p>Ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường. Ảnh: Trà My. Ô nhiễm như Bắc Kinh?<br /> GreenID cho rằng tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội dần nghiêm trọng ngang với Bắc Kinh (Trung Quốc). Trong khi đó, ông Hoàng Dương Tùng (nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường) lại cho rằng ô nhiễm của Bắc Kinh kinh khủng hơn nhiều.</p> <p>“Chất lượng không khí phụ thuộc vào từng thời điểm. Tôi nghĩ kết quả đó có thể chỉ là lời cảnh báo thôi”, ông Tùng nhận xét.</p> <p>Ông Hoàng Dương Tùng cho biết ô nhiễm không khí xuất phát từ nhiều nguồn phát thải như nhà máy nhiệt điện, sản xuất xi măng, khai thác khoáng sản, phương tiện giao thông; bụi từ công trình xây dựng và ảnh hưởng các đợt không khí lạnh.</p> <p>Về phía GreenID, nghiên cứu viên Nguyễn Thị Anh Thư thừa nhận chỉ số của một trạm đo của ĐSQ Mỹ ở Láng Hạ “không thể chắc chắn” phản ánh tình trạng ô nhiễm của cả thành phố Hà Nôi song mang tính cảnh báo vì không khí có tính phát tán.</p> <p>“So sánh này đơn thuần là giữa trạm đo tại Láng Hạ (Hà Nội) với các thành phố trên thế giới”, bà Thư nói.</p> <p>Để đánh giá toàn diện và chính xác, bà Thư cho rằng cần thêm nhiều nghiên cứu, số liệu của các tổ chức khác.</p> <div><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2018/09/16/khong-khi-hcm-300x136.jpg" /> <p><em>Chất lượng không khí tại TP.HCM. Nguồn: GreenID. </em></p> </div> <p>Cũng tại hội thảo, một số chuyên gia cho rằng thiết bị mà GreenID sử dụng có thể không phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, quy chuẩn của Việt Nam. Những máy này chỉ phù hợp để đo nhanh trong nhà, đưa ra xu hướng chứ chưa đảm chính xác hoàn toàn.</p> <p>“Không thể dùng những chỉ số đó trong hoạt động nghiên cứu khoa học, mà nên dùng để tham khảo, cảnh báo người dân nâng cao nhận thức”, ông Hoàng Dương Tùng nói.</p> <blockquote> <p><strong>Hà Nội sẽ dần “xóa sổ” bếp than tổ ong</strong></p> <p><strong>Bà Lê Thanh Thủy, Trưởng phòng Quản lý Dự án và Truyền thông, Chi cục Bảo vệ Môi trường, khẳng định thành phố Hà Nội đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để cải thiện chất lượng không khí. Năm 2017, khoảng 430.000 cây xanh đã được trồng trên khắp thành phố.</strong></p> <p><strong>Tuy nhiên, điều đáng ngại là kết quả khảo sát gần đây cho thấy toàn thành phố Hà Nội có tới 55.000 bếp than tổ ong. Mỗi ngày, trung bình Hà Nội tiêu thụ khoảng 528 tấn than, phát thải 1.870 tấn CO2.</strong></p> <p><strong>Bên cạnh đó, điều khiến nhóm nghiên cứu ngạc nhiên là số lượng bếp than tổ ong tập trung chủ yếu ở các quận nội thành với tỷ lệ 63%.</strong></p> <p><strong>“Năm 2018, chúng tôi sẽ thực hiện các chiến dịch xử lý đốt rơm rạ, xóa bỏ 80% số bếp than tổ ong trên địa bàn Hà Nội”, bà Thủy khẳng định.</strong></p> </blockquote> <p><strong>An Nhiên</strong> (tổng hợp)</p> <!--.saic-wrapper -->
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Ô nhiễm ở Hà Nội có thực sự nghiêm trọng như Bắc Kinh?
GreenID cho rằng ô nhiễm không khí ở Hà Nội như Bắc Kinh (Trung Quốc) song chuyên gia bày tỏ sự nghi ngờ về phương pháp cũng như kết quả quan trắc.
Hải Dương: Cụm Công nghiệp Phú Thứ xả thải… ô nhiễm bủa vây khu dân cư
Tại CCN Phú Thứ có một số công ty đang hoạt động, tình trạng khí thải, nước thải ô nhiễm ảnh hưởng đời sống và sức khoẻ của các hộ dân được nghi vấn xuất phát từ cụm công nghiệp này có phù hợp?
Hơn 2.600 học sinh phải nghỉ học vì lũ ngập trường tại Đồng Nai
Hơn 2.600 học sinh Trường trung học cơ sở Phước Tân 1, phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai phải nghỉ học do nước lũ ngập tràn vào trường.
“Lò” giết mổ gia súc không phép, ô nhiễm: Chủ cơ sở nói gì?
Chủ “lò” giết mổ gia súc không phép cho biết, trước đây ông kinh doanh "lò" mổ ở xã Tân Phú và mới chuyển sang bên đất Đại Thành. Địa điểm giết mổ mới này chỉ dựng tạm để con trai làm.
Tổng Công ty giấy Việt Nam bị phạt gần 2 tỷ do vi phạm môi trường
Doanh nghiệp này xả nước thải có chứa các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 3 lần; thải khí thải có chứa các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần.
Mỏ cát sỏi Đồng Tâm bị phạt 420 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường
Công ty TNHH Khoáng sản và Đá tự nhiên Việt Nam bị phạt do xả nước thải sản xuất có chứa các chất vượt quy chuẩn kỹ thuật gần 6 lần.
“Lò” giết mổ gia súc không phép, ô nhiễm ở Hà Nội
Hoạt động không phép, không đảm bảo vệ sinh thú y, nguy cơ lây lan dịch bệnh, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, có dấu hiệu ô nhiễm môi trường nhưng cơ sở giết mổ gia súc này vẫn ngang nhiên tồn tại khiến người dân bức xúc.
Diện tích đề xuất thăm dò vàng gốc của Cty Vàng Phước Sơn chồng lấn 7.89ha
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi Cục Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đối với diện tích tại khu vực thăm dò vàng gốc ở huyện Phước Sơn của Công ty Vàng Phước Sơn .
Vi phạm xử lý chất thải, Công ty TNHH GREENWOOD bị phạt 140 triệu đồng
Công ty TNHH GREENWOOD vừa bị UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt 140 triệu đồng vì hành vi phạm không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quy định.
Siêu thị GO Quảng Ngãi xả thải gây ô nhiễm môi trường
Xả nước thải có nhiều thông số vượt quy chuẩn cho phép; không thực hiện giám sát môi trường nước thải theo đúng quy định... Trung tâm thương mại và siêu thị Hùng Cường Big C (siêu thị GO Quảng Ngãi) bị xử phạt 215 triệu đồng.
Đà Nẵng: Đổ chất thải không đúng nơi quy định một người bị khởi tố
Để tiết kiệm chi phí, B.M.T không đưa xà bần, giá hạ từ các công trình về điểm tập kết tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn mà chở về đổ trái phép tại bãi đất cuối đường Nguyễn Bá Phát.
Cần nhân rộng mô hình bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Tại không ít chỗ ven kênh mương khu vực trồng hoa tại làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), các loại túi, chai lọ đựng thuốc bảo vệ cây trồng dồn tụ, ứ đọng cả đống.