Ồ ạt làm khẩu trang, phải tìm cách xuất sang châu Phi để tránh ế hàng

Có doanh nghiệp ở TP.HCM cho biết đã xuất hiện tình trạng ồ ạt làm khẩu trang để xuất sang Mỹ, châu Âu nhưng lại không đáp ứng tiêu chuẩn nên rơi vào cảnh dư thừa, phải bán tháo.

<div> <p>Do dịch Covid-19 b&ugrave;ng ph&aacute;t n&ecirc;n nhiều nước rơi v&agrave;o cảnh cảnh khan hiếm v&agrave; &ldquo;ch&aacute;y h&agrave;ng&rdquo; khẩu trang. Với thế mạnh về dệt may, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đ&atilde; nhanh ch&oacute;ng chuyển đổi d&acirc;y chuyền sản xuất khẩu trang, cung ứng cho thế giới.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, việc sản xuất khẩu trang được tiến h&agrave;nh ồ ạt ở một số nơi, trong khi chưa đ&aacute;p ứng ti&ecirc;u chuẩn của c&aacute;c nước, dẫn đến kh&ocirc;ng b&aacute;n được.</p> <h3><strong>Ồ ạt sản xuất</strong></h3> <p>Anh Ho&agrave;ng Tiến, Gi&aacute;m đốc C&ocirc;ng ty TNHH May - Xuất nhập khẩu Trường Tiến (quận B&igrave;nh Thạnh, TP.HCM), cho biết doanh nghiệp m&igrave;nh đang bận rộn với những đơn h&agrave;ng khẩu trang vải xuất khẩu đi nước ngo&agrave;i. C&aacute;c đối t&aacute;c đến từ nhiều nơi như Mỹ, ch&acirc;u &Acirc;u, Israel, Trung Đ&ocirc;ng&hellip; Thậm ch&iacute;, doanh nghiệp n&agrave;y c&ograve;n hỗ trợ một số doanh nghiệp kh&aacute;c xuất h&agrave;ng đi ch&acirc;u Phi.</p> <p>Vị n&agrave;y cho biết do dịch Covid-19 b&ugrave;ng ph&aacute;t to&agrave;n cầu dẫn đến nhu cầu nhập khẩu trang tăng vọt từ c&aacute;c nước. Một số doanh nghiệp ch&acirc;u &Acirc;u v&agrave; Mỹ đẩy mạnh t&igrave;m kiếm nguồn h&agrave;ng khẩu trang từ Việt Nam. Trong đ&oacute; c&oacute; một số &iacute;t đối t&aacute;c chấp nhận nhập khẩu d&ugrave; h&agrave;ng chưa đ&aacute;p ứng ti&ecirc;u chuẩn của nước sở tại.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="O at lam khau trang, phai tim cach xuat sang chau Phi de tranh e hang hinh anh 1 1_San_xuat_khau_trang_zing4.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/04/15/znews-photo-zadn-vn_1_san_xuat_khau_trang_zing4.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Một nh&agrave; m&aacute;y sản xuất khẩu trang ở miền Bắc. Ảnh: <em>Việt H&ugrave;ng.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Ch&iacute;nh điều n&agrave;y dẫn đến t&acirc;m l&yacute; sản xuất ồ ạt khẩu trang ở nhiều doanh nghiệp ph&iacute;a Nam, từ đ&oacute; nguồn cung tăng vọt. Những doanh nghiệp n&agrave;y nghĩ rằng c&oacute; thể dễ d&agrave;ng ti&ecirc;u thụ sản phẩm khi dịch b&ugrave;ng ph&aacute;t, nguồn cung khan hiếm, d&ugrave; kh&ocirc;ng đ&aacute;p ứng c&aacute;c ti&ecirc;u chuẩn.</p> <p>Tuy nhi&ecirc;n, ngay sau đ&oacute; nguồn cung bị &ldquo;tắc&rdquo; khi phần lớn chưa đ&aacute;p ứng bộ ti&ecirc;u chuẩn khẩu trang như CE (của ch&acirc;u &Acirc;u) v&agrave; FDA (của Mỹ). H&agrave;ng kh&ocirc;ng xuất được n&ecirc;n rơi v&agrave;o cảnh ế ẩm, tồn kho. Nguồn ti&ecirc;u thụ trong nước cũng dần b&atilde;o h&ograve;a khi nhu cầu giảm xuống dần do người d&acirc;n ở nh&agrave; c&aacute;ch ly x&atilde; hội.</p> <p>V&igrave; vậy, doanh nghiệp của anh Tiến ngo&agrave;i việc tự sản xuất, xuất khẩu tới c&aacute;c đối t&aacute;c tr&ecirc;n thế giới, phải hỗ trợ c&aacute;c doanh nghiệp kh&aacute;c giải quyết số khẩu trang tồn kho. Một trong c&aacute;c giải ph&aacute;p l&agrave; xuất khẩu đi c&aacute;c thị trường dễ t&iacute;nh như ch&acirc;u Phi, Trung Đ&ocirc;ng, Ấn Độ&hellip; để tr&aacute;nh ế h&agrave;ng.</p> <p>Do đ&oacute;, &ocirc;ng Tiến nhấn mạnh c&aacute;c doanh nghiệp cần quan t&acirc;m hơn đến việc đ&aacute;p ứng chất lượng khẩu trang xuất khẩu, thay v&igrave; chỉ quan t&acirc;m việc sản xuất với gi&aacute; rẻ nhất.</p> <p>&ldquo;Hiện chưa c&oacute; doanh nghiệp n&agrave;o của Việt Nam đủ ti&ecirc;u chuẩn xuất đồ bảo hộ y tế đi ch&acirc;u &Acirc;u. C&ograve;n khẩu trang, nếu sản phẩm tốt đến mấy m&agrave; kh&ocirc;ng được cấp chứng chỉ cũng kh&ocirc;ng thể xuất&rdquo;, &ocirc;ng Tiến chia sẻ.</p> <p>Trong khi đ&oacute;, khẩu trang Việt Nam cũng đang phải chịu sự cạnh tranh rất lớn từ c&aacute;c nh&agrave; sản xuất Trung Quốc. Nước n&agrave;y nắm giữ c&ocirc;ng nghệ, nguy&ecirc;n liệu, lại c&oacute; lợi thế gi&aacute; rẻ&hellip; n&ecirc;n dễ d&agrave;ng cạnh tranh với c&aacute;c sản phẩm tương tự của Việt Nam.</p> <p>Nhiều doanh nghiệp Việt đang chuyển đối d&acirc;y chuyền sang sản xuất khẩu trang vẫn phải phụ thuộc m&aacute;y m&oacute;c v&agrave; nguy&ecirc;n liệu từ Trung Quốc. Tuy nhi&ecirc;n, &ocirc;ng Tiến cho rằng c&aacute;c doanh nghiệp c&oacute; thể t&igrave;m kiếm c&aacute;c bạn h&agrave;ng kh&aacute;c tr&ecirc;n to&agrave;n thế giới, với sản phẩm chất lượng, đ&aacute;p ứng c&aacute;c ti&ecirc;u chuẩn.</p> <h3><strong>&lsquo;Đ&oacute;i th&igrave; ch&acirc;n phải b&ograve;&rsquo;</strong></h3> <p>Cũng l&agrave; doanh nghiệp tham gia cuộc đua sản xuất khẩu trang nhưng C&ocirc;ng ty TNG với nh&agrave; m&aacute;y ở Th&aacute;i Nguy&ecirc;n đ&atilde; c&oacute; những sản phẩm xuất đi Mỹ v&agrave; ch&acirc;u &Acirc;u. Dự kiến c&aacute;c l&ocirc; h&agrave;ng sẽ ng&agrave;y c&agrave;ng tăng th&ecirc;m trong thời gian tới.</p> <p>&Ocirc;ng Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch TNG, cho biết để c&oacute; kết quả n&agrave;y, doanh nghiệp n&agrave;y đ&atilde; đi trước một bước trong việc chuyển đổi d&acirc;y chuyền sang sản xuất khẩu trang. Trước đ&acirc;y, doanh nghiệp vốn chuy&ecirc;n gia c&ocirc;ng h&agrave;ng may mặc cho c&aacute;c đối t&aacute;c nước ngo&agrave;i.</p> <p>&ldquo;Quan trọng l&agrave; chuyển đổi sớm. Khi đ&oacute;, ch&uacute;ng t&ocirc;i đ&atilde; c&oacute; thời gian xin cấp ph&eacute;p, cấp c&aacute;c giấy chứng nhận, ti&ecirc;u chuẩn. Giờ th&igrave; những vấn đề đ&oacute; đ&atilde; v&agrave; đang ho&agrave;n tất, c&oacute; thể xuất h&agrave;ng&rdquo;, &ocirc;ng Thời n&oacute;i.</p> <p>Theo vị n&agrave;y, việc chuyển đổi sang sản xuất khẩu trang c&oacute; những kh&oacute; khăn nhất định. TNG được coi l&agrave; l&agrave;m từ A đến Z trong mọi c&ocirc;ng đoạn thay v&igrave; chỉ nhận gia c&ocirc;ng như trước kia. Theo đ&oacute;, vừa phải nghi&ecirc;n cứu mẫu m&atilde;, t&igrave;m kiếm c&ocirc;ng nghệ sản xuất, thị trường, xin cấp ph&eacute;p lưu h&agrave;nh.</p> <p>&ldquo;Kh&oacute; hơn rất nhiều. Nhưng đ&oacute;i th&igrave; ch&acirc;n phải b&ograve;. Anh n&agrave;o kh&ocirc;ng b&ograve; th&igrave; chết, phải nghĩ c&aacute;ch l&agrave;m th&ocirc;i&rdquo;, &ocirc;ng Thời chia sẻ.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="O at lam khau trang, phai tim cach xuat sang chau Phi de tranh e hang hinh anh 2 corona_viet_hung.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2020/04/15/znews-photo-zadn-vn_corona_viet_hung.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Ng&agrave;nh dệt may Việt Nam c&oacute; nhiều lợi thế để sản xuất khẩu trang để xuất khẩu. Ảnh: <em>Việt H&ugrave;ng.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Một doanh nghiệp kh&aacute;c cũng mới k&yacute; được hợp đồng xuất khẩu l&ocirc; h&agrave;ng trị gi&aacute; <abbr class="rate-usd">50 triệu USD</abbr> c&aacute;c mặt h&agrave;ng khẩu trang cho c&aacute;c đối t&aacute;c nước ngo&agrave;i l&agrave; Tổng c&ocirc;ng ty May 10. L&atilde;nh đạo doanh nghiệp n&agrave;y cũng cho biết việc quan trọng l&agrave; phải đ&aacute;p ứng được c&aacute;c ti&ecirc;u chuẩn khắt khe của thị trường xuất tới.</p> <p>Bộ C&ocirc;ng Thương cho rằng việc sản xuất đại tr&agrave; khẩu trang, quần &aacute;o bảo hộ y tế m&agrave; kh&ocirc;ng theo ti&ecirc;u chuẩn kỹ thuật n&agrave;o th&igrave; rất c&oacute; thể sẽ kh&ocirc;ng xuất khẩu được v&agrave;o EU v&agrave; g&acirc;y dư thừa, thiệt hại về kinh tế nếu kh&ocirc;ng ti&ecirc;u thụ được ở c&aacute;c thị trường kh&aacute;c.</p> <p>&quot;Doanh nghiệp Việt cần t&igrave;m hiểu kỹ ti&ecirc;u chuẩn về khẩu trang, quần &aacute;o bảo hộ y tế của EU&quot;, Bộ n&agrave;y cảnh b&aacute;o.</p> <p>Bộ C&ocirc;ng Thương cũng cho rằng c&aacute;c doanh nghiệp dệt may c&oacute; thể tranh thủ khai th&aacute;c thị trường tại thời điểm n&agrave;y, nhưng để coi đ&acirc;y l&agrave; một sản phẩm l&acirc;u d&agrave;i, đầu tư quy m&ocirc; lớn th&igrave; cần thận trọng. Đ&atilde; c&oacute; một v&agrave;i doanh nghiệp th&ocirc;ng b&aacute;o nhận được đơn h&agrave;ng d&agrave;i hạn về khẩu trang, nhưng con số n&agrave;y c&ograve;n rất &iacute;t.</p> </div>

Theo zingnews.vn
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top