Những người hùng giữa tâm dịch Covid-19: Không dám uống nước, đóng bỉm, ngất xỉu… nhưng “bao giờ hết dịch mới về”

(khoahocdoisong.vn) - Nắng nóng, người ướt đẫm vì bộ đồ bảo hộ, không dám uống nước, phải đóng bỉm, chân đau nhức, có khi ngất xỉu… Vất vả là thế, nhưng những nhân viên y tế chi viện cho Bắc Giang vẫn khẳng định: “Bao giờ hết dịch mới về”.

Toàn thân tắm mồ hôi, mệt lả ngất đi

Chị Nguyễn Thị Hương (điều dưỡng viên, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển, Uông Bí, Quảng Ninh) là 1 trong số 200 chiến sĩ áo trắng lao vào chảo lửa chống dịch Covid-19 ở Bắc Giang.

Chị Nguyễn Thị Hương: "Bao giờ hết dịch mới về".

Chị Nguyễn Thị Hương: "Bao giờ hết dịch mới về".

Ngày đầu tiên có mặt tại Bắc Giang, chị cùng các đồng nghiệp thực hiện lấy 12.000 mẫu xét nghiệm, làm việc xuyên đêm tới 2h sáng. Những ngày tiếp theo, số lượng mẫu xét nghiệm càng tăng lên.

Làm việc xuyên đêm.

Làm việc xuyên đêm.

Những ngày đầu, người dân sẽ có mặt tại địa điểm tập trung ở hội trường các thôn, xã để lấy mẫu xét nghiệm, đảm bảo khoảng cách an toàn giữa 2 người. Nhưng khi số ca mắc tăng lên, chị và các nhân viên y tế phải đến từng nhà để lấy mẫu xét nghiệm để tránh cho người dân tụ tập quá đông, ngoài ra, còn những trường hợp người già, người ốm.

Mới đầu các chị đi bộ, đi vài cây số, sau mệt, đau chân quá thì gọi xe chở đi.

Đi bộ đau chân quá, nắng nóng quá, nên cả nhóm gọi xe chở đi. Cố gắng tìm F cho nhanh.

Đi bộ đau chân quá, nắng nóng quá, nên cả nhóm gọi xe chở đi. Cố gắng tìm F cho nhanh.

Những ngày gần đây, để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, bộ đồ bảo hộ đã nâng lên cấp độ 6, dày, bức bí hơn trước (bộ đồ trước đã rất bức bí rồi). Mùa hè, nhất là những ngày oi nóng, mồ hôi ra nhiều, ướt sũng từ đầu đến chân, như tắm trong mồ hôi.

Mồ hôi ra như tắm, mà không dám uống nước.

Mồ hôi ra như tắm, mà không dám uống nước.

Nắng nóng, khát nước, nhưng lại không dám uống nước, bởi khẩu trang, găng tay, trang phục kín mít và vì không dám đi vệ sinh. Cố gắng mỗi người một ngày chỉ đi vệ sinh một lần.

Phút nghỉ ngơi nhọc mệt.

Phút nghỉ ngơi nhọc mệt.

“Mồ hôi ra ướt như tắm, ướt từ đầu tới chân, ướt như chuột lột luôn. Nóng không chịu được. Hôm trước bọn chị 8 - 9 người không uống nước, không cả đi vệ sinh. Chân thì đau do đi, đứng nhiều. Những người nào hay đi vệ sinh vặt, không chịu được, đành phải đóng bỉm. Nhưng đóng bỉm thì càng nóng, bức bí. Mặt ai cũng đỏ phừng phừng, lờ đờ. Có người sức khỏe yếu thì mệt lả, ngất đi”, chị Hương chia sẻ.

Toàn thân trùm kín mít, nên để nhận ra nhau cũng rất đặc biệt, không cần nhìn bảng tên, chỉ nhìn những ký hiệu đặc biệt sau lưng đã đủ để biết đây là ai.

Nhận ra nhau qua ký hiệu sau lưng.

Nhận ra nhau qua ký hiệu sau lưng.

Một khó khăn nữa mà họ gặp phải, là sự không hợp tác từ chính người dân. Để tăng công suất xét nghiệm, phương pháp gộp mẫu 5 được thực hiện nhưng nhiều người không hiểu, nghĩ nhân viên y tế gây khó dễ. Đôi lúc, phải giải thích rất lâu hoặc nhờ trưởng thôn, cán bộ xã can thiệp, trong khi mỗi phút trôi qua đều quý giá.

Mệt, vất vả là vậy, nhưng tự nhủ phải tìm ra F phút nào may mắn phút đó, chị Hương và các đồng nghiệp của mình không cho phép được nghỉ ngơi, làm việc bất kể ngày đêm, có khi 2h sáng mới về.

Để đỡ mệt mỏi, chị Hương phải mua thêm thuốc hỗ trợ cho tỉnh táo. Mỗi khi quá mệt, đầu đau như búa bổ, chị lại lấy 2 viên paracetamol uống để cắt cơn đau. Dứt cơn đau lại tiếp tục công việc.

Mỗi ngày làm việc thường kéo dài 20 tiếng.

Mỗi ngày làm việc thường kéo dài 20 tiếng.

Bữa trưa của chị Hương và những đồng nghiệp thường bắt đầu khi đã 1 - 2 giờ chiều, thay phiên nhau ăn vội vàng để rồi nhanh chóng quay lại công việc. Mỗi ngày làm việc thường kéo dài trên 20 tiếng với hàng nghìn mẫu xét nghiệm.

Cường độ làm việc cao, vất vả khiến da mặt ai cũng sạm đi, hằn những dấu tích của khẩu trang, người gầy rộc đi. Nhưng tất cả đều luôn tự nhủ, đây không phải là thời điểm được phép ngủ đủ giấc. Khi nào hết dịch, họ sẽ xin nghỉ phép để ngủ bù, ngủ cho đẫy mắt thì thôi.

"Những người không biết đói và chẳng cần ngủ".

"Những người không biết đói và chẳng cần ngủ".

 “Tôi gọi những nhân viên y tế đang ở đây là những người không biết đói và chẳng cần ngủ. Lúc mới đi đến Bắc Giang, tôi nghĩ chỉ 4 - 5 ngày thôi, nhưng càng ngày dịch càng bùng to khắp nơi, chưa biết ngày về. Tôi tự nhủ, cố gắng vậy, bao giờ hết dịch mới về”, chị Hương chia sẻ.

“Mẹ lại đi à? Mẹ không ở nhà à”?

Trước Tết Nguyên đán, 22h30 chị Hương nhận lệnh hỗ trợ chống dịch ở thị xã Đông Triều, chị lên đường ngay lập tức, còn chẳng kịp mang theo bộ quần áo nào, chống dịch 15 ngày, đến tận 28 Tết mới về.

Sau đó, là những ngày trực chống dịch triền miên tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy  Điển.

Nỗi nhớ con đành nén xuống để làm nhiệm vụ.

Nỗi nhớ con đành nén xuống để làm nhiệm vụ.

Lần này, khi biết mẹ chuẩn bị đi chống dịch, con gái lớn của chị Hương đã ôm lấy chị, hỏi: “Mẹ lại đi à? Mẹ không ở nhà à?”.

Con gái chị Hương năm nay học lớp 9, chuẩn bị ít ngày nữa bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Còn cậu con trai nhỏ học lớp 1. Chồng chị mới ngã xe máy, phải nằm viện mới được về nhà điều trị tiếp.

Chiều hôm trước ngày lên đường, chị đã vội ra chợ gần nhà mua đủ loại thực phẩm: gạo, trứng, cá khô, rau củ… để tích trữ vào tủ lạnh.

Nhưng điều lo lắng nhất của chị Hương, đó là con gái sắp bước vào kỳ thi quan trọng, chỉ biết động viên con cố gắng, cho dù từ nhỏ, con chị cũng đã phải tự lập rồi.

Lúc trước, chị định dồn lịch trực để xin nghỉ đưa con đi thi. Nhưng giờ mình đi chống dịch thế này, không biết có về kịp để đưa con đi không. Chỉ sợ con tủi thân, ảnh hưởng tới kết quả thi.

Cậu con trai nhỏ thì luôn miệng hỏi: “Mẹ có nhớ con không? Bao giờ mẹ về? Con đi cách ly cùng mẹ được không? Mùng 1/6 này mẹ có về tặng quà con không?...”. Thi thoảng con lại hỏi, giọng mẹ khan khan, mẹ ốm à? Mẹ nhớ giữ sức khỏe nhé. Mỗi câu hỏi ngây thơ của con khiến chị nhói lòng.

Mẹ đẻ chị thì luôn gọi điện dặn dò: Con gái rượu của mẹ cố gắng nhé! Mẹ lo lắm. Dịch nguy hiểm lắm, mặc đồ bảo hộ kỹ vào.

Kết thúc mỗi ngày dài chống dịch, nhìn đồng hồ đã 2 - 3 giờ sáng, chị Hương lại nhớ về gia đình nhỏ của mình. Biết là giờ đó hai con và chồng ngủ rồi nhưng vì nhớ quá nên cứ nhắn tin. Nếu có tin nhắn lại, lập tức chị gọi điện hình ảnh để được nhìn thấy mặt con.

Chị Hương mong mau hết dịch để được cùng đồng nghiệp trở về nhà. Ảnh sử dụng trong bài viết do nhân vật cung cấp và Chiến dịch Cảm ơn những hy sinh.

Chị Hương mong mau hết dịch để được cùng đồng nghiệp trở về nhà.

Ảnh sử dụng trong bài viết do nhân vật cung cấp và Chiến dịch Cảm ơn những hy sinh.

Luôn trả lời với con rằng mẹ đi chưa hẹn ngày về, nhưng lúc nào chị cũng mong Bắc Giang mau chóng dập được dịch để cuộc sống người dân trở lại bình thường, chị và các đồng nghiệp được trở về nhà.

“Và việc đầu tiên khi mình được trở về nhà là nấu một bữa cơm thật ngon cho cả gia đình”, chị Hương nói.

“Chúng tôi tự hào khi được chọn chia lửa cho tiền tuyến nóng Bắc Giang”

Theo TS.BSCKII Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, tình hình Bắc Giang hiện đang diễn tiến phức tạp, khó lường. Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM đã cử một đội phản ứng nhanh bao gồm đầy đủ chuyên khoa. Các nhân viên y tế, y bác sĩ trong đoàn nhiều kinh nghiệm trong thiết lập hệ thống chăm sóc đặc biệt, chạy ECMO - hệ thống tim phổi nhân tạo, điều trị những bệnh nhân Covid-19 rất nặng; đặc biệt, kinh nghiệm xây dựng bệnh viện dã chiến trong thời gian ngắn nhất.

BSCKI Nguyễn Ngọc Sang, Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM chia sẻ: “Chúng tôi luôn cảm thấy vinh dự và tự hào khi được lãnh đạo bệnh viện chọn là 1 trong những người đi đến tỉnh Bắc Giang để hỗ trợ. Trong suốt công cuộc phòng chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cũng như hỗ trợ các tỉnh bạn, các thành viên trong đội phản ứng nhanh luôn trong tâm thế sẵn sàng. Mọi người đều có sẵn va li, khi nhận được lệnh, họ xuất phát. Một năm nay khi dịch bệnh Covid-19, người thân luôn thấu hiểu và ủng hộ khi tất cả chúng tôi lúc nào cũng phải sẵn sàng lao vào cuộc chiến đấu phòng chống dịch và điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19”.

13 thành viên Đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM đã tức tốc lên đường tới tuyến đầu nóng bỏng để “chia lửa” cùng các đồng nghiệp ở Bắc Giang.

13 thành viên Đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM đã tức tốc lên đường tới tuyến đầu nóng bỏng để “chia lửa” cùng các đồng nghiệp ở Bắc Giang.

ThS. Điều dưỡng Đồng Nguyễn Phương Uyển, Điều dưỡng trưởng Đơn vị Tuyến Vú, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM đã đi công tác, chi viện nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên chị chi viện cho tỉnh bạn trong phòng chống dịch Covid-19. Những lần đi trước, chị còn biết chính xác ngày về, còn lần nay, chị cũng chưa biết ngày về. Trong thời điểm này, toàn TP Bắc Giang đang trong tình trạng cách ly, bệnh nhân ngày càng nhiều. 

“Tôi hồi hộp và lo lắng vì không biết những đóng góp của mình cho việc chống dịch này sẽ như thế nào. Tôi hy vọng với những hỗ trợ của đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, chúng ta sẽ chống dịch thành công”, Điều dưỡng Phương Uyển chia sẻ. 

Cũng như lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, các thành viên trong đội phản ứng nhanh khi đến hỗ trợ cho các tỉnh bạn, quyết tâm cao nhất là sẽ khống chế được dịch bệnh. Họ quyết tâm “khi nào khống chế được dịch bệnh, điều trị cho bệnh nhân nặng một cách hiệu quả nhất” mới quay về!

An Quý

Theo Đời sống
Lại chuyện lợi dụng quyền lực… phải trả giá nặng nhất?!

Lại chuyện lợi dụng quyền lực… phải trả giá nặng nhất?!

Những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng quyền lực trong hai vụ án liên quan Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn gần đây cho thấy, đồng tiền, lòng tham đã làm lu mờ phẩm chất, sự liêm chính dẫn đến sa ngã trước những “viên đạn bọc đường”.
Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống

Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống

Ngày 24/4, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức chương trình hiến máu với chủ đề “Hiến giọt máu đào -Trao đời sự sống”.
Thu hồi Bath Gel - MM Professional của Công ty Mỹ Nguyên

Thu hồi Bath Gel - MM Professional của Công ty Mỹ Nguyên

Sản phẩm Bath Gel - MM Professional (chai 35ml, số lô 19/10/2023; ngày sản xuất 19/10/2023) của Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Mỹ Nguyên (Công ty Mỹ Nguyên) bị Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc.
back to top