Nhiều điều dưỡng đã được vinh danh trong công tác chăm sóc bệnh nhân Covid-19

(khoahocdoisong.vn) - Trong cuộc chiến chống Covid-19, hàng ngàn điều dưỡng (ĐD) của Việt Nam đã can đảm và chuyên nghiệp, là những chiến sĩ tuyến đầu, dấn thân vào nơi nguy hiểm xông lên đối phó với dịch bệnh. Nhiều ĐD đã nhiễm Covid-19 khi chăm sóc người bệnh. Sự hy sinh của họ đã được Đảng, Nhà nước và nhiều tổ chức vinh danh.

Những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch Covid-19

Phát biểu tại “Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần IX” ngày 16/12 tại Hà Nội, GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Trong những đợt sóng dịch bệnh Covid-19 vừa qua ở nước ta, điều dưỡng viên chính là những cán bộ hằng ngày tiếp xúc, chăm sóc người bệnh, là những chiến sĩ trên mặt trận tuyến đầu chống dịch và và rất nhiều ĐD viên đã được Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế và các cơ quan, tổ chức khác vinh danh.

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị khoa học ĐD toàn quốc lần thứ IX.

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị khoa học ĐD toàn quốc lần thứ IX.

Theo ThS Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội ĐD Việt Nam cho biết, ĐD không phải là nghề trợ giúp bác sĩ mà là nghề trợ giúp người bệnh. Công việc của ĐD có phạm vi rộng lớn hơn nhiều so với thực hiện chỉ định của bác sĩ.

Đại dịch Covid-19 giúp chúng ta nhìn nhận sâu sắc hơn về sự đóng góp của ĐD-HS (hồi sức), với vai trò là những chiến sĩ tuyến đầu. Họ đã vượt lên những nguy cơ của dịch bệnh, dấn thân vào nơi nguy hiểm, phối hợp với các thầy thuốc, thực hiện hàng loạt các hoạt động như sàng lọc người bệnh, tổ chức cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, theo dõi, chăm sóc và là chỗ dựa về tinh thần cho bệnh nhân Covid-19...

Nhiều ĐD, hộ sinh đã không có ngày nghỉ, phải xa gia đình, xa con nhỏ tham gia vào tuyến đầu trong trong phòng chống dịch bệnh. 

Họ đã liên tục ngày đêm ở bên để theo dõi, chăm sóc cho những người bệnh nặng, người bệnh nguy kịch trong các phòng bệnh cách ly đã nói lên sự vất vả, sự nguy hiểm nhưng cũng đầy trách nhiệm với nghề nghiệp, với người bệnh cùng các thầy thuốc giành giật lại sự sống cho từng người bệnh và không ít người đã bị nhiễm bệnh (trong gần 40 cán bộ y tế nhiễm Covid-19, trong đó có nhiều ĐD). 

Sự thành công trong phòng chống Covid-19 tại Việt Nam là thành tựu chung của toàn bộ hệ thống chính trị, của ngành y tế Việt Nam, trong đó không thể không nói tới sự đóng góp to lớn và thầm lặng của ĐD-HS.

ThS Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội ĐD Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.

ThS Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội ĐD Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.

Lực lượng quan trọng trong mục tiêu phát triển ngành y tế

Biểu dương những đóng góp của các ĐD viên, những người chiếm hơn 50% tổng số cán bộ ngành y tế, GS.TS Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, trong thời gian qua, mặc dù công tác phòng bệnh, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn nhiều khó khăn, đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão lụt đã đe dọa sức khỏe, đời sống cộng đồng, sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân vẫn tiếp tục đạt được những thành tích đáng tự hào.

Trong lĩnh vực khám chữa bệnh, hệ thống bệnh viện đang được củng cố phát triển, các dịch vụ kỹ thuật cao được tăng cường đầu tư phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân, bên cạnh đó là dịch vụ ĐD chăm sóc người bệnh toàn diện được triển khai có hiệu quả và đang được nhân rộng. Chính những ĐD viên đang là lực lượng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của ngành y tế về nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, cũng như trong việc đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

ThS Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hội ĐD Việt Nam cho biết, Hội ĐD Việt Nam có đến 120.000 hội viên và chiếm 2/3 nhân lực ngành y tế, trình độ ngươi điều dưỡng đòi hòi ngày càng cao, đặc biệt là xu thế hiện đại hiện nay, đội ngũ ĐD phải chuyển mình trong giai đoạn mới để chăm sóc người bệnh.

Chất lượng chăm sóc người bệnh đã có chuyển biến rõ rệt thông qua việc đổi mới các mô hình phân công chăm sóc, tổ chức chăm sóc người bệnh, chuẩn hóa các kỹ thuật ĐD. Dịch vụ do người điều dưỡng, hộ sinh cung cấp ngày càng góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân và nâng cao vị thế nghề nghiệp, hình ảnh của người ĐD. 

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top