<div> <p>Không cần bỏ vốn, đào miễn phí trên điện thoại, tiền điện tử Pi đang trở thành tâm điểm gây xôn xao dư luận trong suốt thời gian.</p> <p>Trước cách thức hoạt động mập mờ, không công bố lõi công nghệ cùng những lời hứa hẹn “chưa rõ khi nào xảy ra", nhiều chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực blockchain đã phải lên tiếng cảnh báo sự thiếu minh bạch của dự án này.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Nhieu chuyen gia canh bao Pi Network bi tan cong ca nhan anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/25/znews-photo-zadn-vn_cover.jpg" title="Nhiều chuyên gia cảnh báo Pi Network bị tấn công cá nhân ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption">Nhiều người chơi Pi vẫn chưa hiểu rõ các kỹ thuật về tiền điện tử. Ảnh: <em>MK.</em></td> </tr> </tbody> </table> <p>Tuy nhiên, thay vì đưa ra các lập luận phản biện có dẫn chứng, các Pioneer (thuật ngữ chỉ người chơi Pi) liên tục truyền tay nhau đăng tải các bài viết giải thích đi đường vòng. Thậm chí, những cá nhân lên tiếng, đi ngược lại quan điểm của các Pioneer đều vấp phải nhiều lời chỉ trích, xúc phạm cũng như miệt thị cá nhân.</p> <h3>Nhiều người chưa hiểu rõ bản chất tiền điện tử</h3> <p>Theo Tiến sĩ Đặng Minh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ Blockchain, đồng thời là Trưởng Lab Blockchain thuộc Học viện Bưu chính Viễn thông, minh bạch là một trong những nguyên tắc bất di bất dịch trong nền tảng blockchain.</p> <p>Trong khi đó, mặc dù ra đời từ năm 2019, dự án Pi Network cho đến nay vẫn chưa công khai mã nguồn mở, thậm chí chưa đưa vào hoạt động trên mạng chính thức (mainnet).</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="Nhieu chuyen gia canh bao Pi Network bi tan cong ca nhan anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/25/znews-photo-zadn-vn_thecoinpost.jpg" title="Nhiều chuyên gia cảnh báo Pi Network bị tấn công cá nhân ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Pi Network đã được nhiều diễn đàn phân tích blockchain gắn nhãn lừa đảo. Ảnh: <em>The Coins Post.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>“Mainnet được Pi Network thông báo cuối năm mới có nhưng nếu dự án đã xuất hiện ứng dụng di động và back-end server (máy chủ thực hiện quá trình xử lý thực tế) thì tại sao không mở mã nguồn để cộng đồng xem xét? Tại sao phải đóng”, ông Tuấn đặt câu hỏi.</p> <p>Bên cạnh đó, T.S Đặng Minh Tuấn cho biết Pi Network không hề cung cấp khóa riêng tư (Private key) cho thành viên tham gia như những loại hình tiền điện tử thông thường. Đây là một trong những lỗ hổng lớn của Pi, không có khóa riêng từ thì sẽ không có vid điện tử. Nếu không có ví điện tử thì không thể gọi là tiền điện tử.</p> <p>Hầu hết Pioneer cho rằng do chưa mainnet, mã nguồn của Pi dễ dàng bị đánh cắp nếu công khai. Tuy nhiên, với bất kỳ đồng tiền điện tử nào, ngay cả những mã lớn như BTC, ETH, việc minh bạch trong khâu cung cấp mã nguồn cũng như thể hiện tính phi tập trung là điều kiện cơ bản cho bất kỳ dự án nào.</p> <p>“Không cung cấp mã nguồn, chúng ta sẽ không thể biết ai là người kiểm soát dự án. Liệu chủ dự án có thể tự thưởng cho bản thân hàng tỷ đơn vị Pi hay không”, ông Tuấn nhận định.</p> <p>Đáp lại những chất vấn về giá trị lõi của nền tảng của ông Tuấn, những người tham gia Pi cho rằng đây là dự án tương lai nên việc yêu cầu phải có những yếu tố trên là vô lý, kèm theo đó là những lời chửi bới.</p> <p>"Họ thậm chí không hiểu gì về kỹ thuật, họ chỉ có niềm tin sắt đá vào Pi nên tìm mọi cách kể cả cách xấu xí như chửi bới, công kích cá nhân để bảo vệ niềm tin đó", ông Tuấn nói với <em>Zing</em>.</p> <p>Bên cạnh đó, một trong những lập luận thường xuyên được cộng đồng chơi Pi sử dụng chính là nguồn gốc của đồng tiền điện tử bí ẩn này. Nhiều người chơi Pi cho rằng do cha đẻ của Pi Network đến từ Stanford, một trường đại học nổi tiếng của Mỹ, dự án này có rủi ro lừa đảo gần như bằng không.</p> <p>“Phần lớn lập luận tôi nhận được liên quan đến việc đào Pi không mất tiền hay dữ liệu, chỉ mất vài giây truy cập/ngày. Một số người còn mặc định rằng vị tiến sĩ (người tạo ra Pi Network) đến từ Stanford nên đương nhiên giỏi hơn tiến sĩ Việt Nam”, ông Tuấn chia sẻ với <em>Zing.</em></p> <h3>Lấy miệt thị làm lời phản bác</h3> <p>Không lâu sau khi TS Đặng Minh Tuấn chia sẻ quan điểm của mình trên mạng xã hội, hàng loạt bài viết với ngôn từ gay gắt liên tục xuất hiện bên trong cộng đồng đào Pi, vốn đang hoạt động sôi nổi trên các hội nhóm Facebook.</p> <p>Theo ghi nhận của <em>Zing</em>, những bài viết này có nội dung trấn an tâm lý người chơi Pi, đồng thời kêu gọi bài trừ các quan điểm trái chiều. Cộng đồng Pi Network cũng bày tỏ sự phản đối gay gắt với những người “ngược dòng”. Nhiều người trong số đó đưa ra những lời bình luận tục tĩu, xúc phạm chuyên gia và các phương tiện truyền thông đại chúng tại Việt Nam.</p> <table class="picture gallery"> <tbody> <tr> <td><img alt="Nhieu chuyen gia canh bao Pi Network bi tan cong ca nhan anh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/25/znews-photo-zadn-vn_xuc_pham_5_2.jpg" title="Nhiều chuyên gia cảnh báo Pi Network bị tấn công cá nhân ảnh 3" /><img alt="Nhieu chuyen gia canh bao Pi Network bi tan cong ca nhan anh 4" src="https://khds.1cdn.vn/2021/02/25/znews-photo-zadn-vn_anh_1_1.jpg" title="Nhiều chuyên gia cảnh báo Pi Network bị tấn công cá nhân ảnh 4" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Nhiều tài khoản Facebook trong nhóm Pi Network đăng tải các thông tin có nội dung tiêu cực.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Một số cá nhân hoạt động trong cộng đồng đăng tải các bài viết với nội dung kích động, cổ vũ thành viên tham gia “tấn công cá nhân” các chuyên gia trên trang cá nhân lẫn phần tin nhắn. Thậm chí, ảnh Facebook cá nhân của những người lên tiếng cảnh báo Pi Network cũng thường xuyên được các thành viên tham gia cộng đồng này sử dụng với lời lẽ miệt thị.</p> <p>Không riêng tại Việt Nam, Cem Dilmegani, chuyên gia, kỹ sư công nghệ lĩnh vực AI, Machine Learning, Deep Learning và Automation, cho biết website của ông cũng trở thành nạn nhân bị tấn công sau khi đăng bài viết về Pi Network trên <em>AIMultiple.</em></p> <p>"Chúng tôi là một công ty B2B, không có thù địch với ai trước đây. Nhưng sau khi đăng bài nói về Pi Network, ai đó đã làm giả tên miền của chúng tôi và đăng các nội dung gây hiểu nhầm. Đây là việc làm thể hiện năng lực và đạo đức kém cỏi", Cem Dilmegani viết trên diễn đàn AI Multiple.</p> <p>Một trang web giả mạo với tên miền giống AIMultiple đã được lập và gây nhầm lẫn cho người xem.</p> <p>T.Đ, chuyên viên IT sinh sống tại Hà Nội, là một trong những người đầu tiên chia sẻ những dấu hiệu bất thường của dự án này như không công khai mã nguồn, mô hình tiếp thị đa cấp trên các nhóm trao đổi về công nghệ.</p> <p>Bài đăng của T.Đ từng được chú ý và tạo ra các cuộc tranh luận trong cộng đồng Pi Network.</p> <p>Tuy nhiên, T.Đ cho biết tài khoản cá nhân của anh ngay sau đó bị khóa do kẻ xấu dùng thủ thuật. Để đảm bảo an toàn cho bản thân, T.Đ đã phải sử dụng tài khoản Facebook phụ để hoạt động và giữ kín danh tính.</p> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Người tham gia Pi Network tấn công cá nhân hàng loạt chuyên gia
Nhiều chuyên gia công nghê đặt câu hỏi về sự bất thường trong vận hành của Pi Network đã bị công kích cá nhân.
Giải mã sức mạnh từ dàn 'chiến tăng' T-90 của Việt Nam
Hé lộ 12 ý tưởng công nghệ đi trước thời đại của Elon Musk
Điều hoà tích hợp AI Samsung, Panasonic, Comfee: Nhãn nào tiết kiệm điện nhất?
Tuyên dương 10 tài năng trẻ và 20 nữ sinh viên xuất sắc
Nóng hổi tin đồn về tính năng màn hình mới của iPhone 17
Vì sao màn hình xanh chết chóc phủ bóng Windows 11 24H2?
Bản cập nhật Windows 11 24H2 đang khiến người dùng lo lắng khi cài đặt, nâng cấp. Hệ điều hành mới nhất của Microsoft khiến hàng loạt máy rơi vào tình trạng "Màn hình xanh chết chóc".
Apple ra mắt Macbook Pro, ẩn số thú vị nhất 2024 chính thức lộ diện
Apple cập nhật máy tính xách tay MacBook Pro với chip mới, nhiều bộ nhớ hơn cho AI.
iMac 24inch của Apple vừa ra mắt có gì đặc biệt?
Đúng như thông báo trước đó, Apple hôm nay đã khởi động "tuần lễ công bố thú vị" bằng việc giới thiệu iMac mới chạy bằng chip M4.
Người thợ xây nhà xoay 360 độ từ thuyền thúng, có thể nhân rộng?
Ngôi nhà được xây từ thuyền thùng xoay được 360 độ là một thiết kế độc lạ của người thợ Nguyễn Văn Lượng. Ngôi nhà còn ứng dụng điện thoại di động để điều khiển từ xa ngôi nhà xoay khi chủ đi vắng...
Vì sao Táo khuyết kích hoạt “nút tự hủy” với Apple Car?
Giấc mộng 10 năm mang tên Apple Car tiêu tốn nhiều tiền của cùng giấy mực của cộng đồng công nghệ đã chính thức bị Apple hủy bỏ.
Chức năng dò camera quay lén có trên điện thoại Xiaomi
Hệ điều hành dựa trên nền tảng Android - HyperOS 2.0 của Xiaomi trên các dòng điện thoại của hãng sẽ có thêm tính năng phát hiện camera giấu kín giúp bảo vệ quyền riêng tư.
iOS 18.1 Public Beta 2 có gì mới?
Sau hơn 1 tuần phát hành bản beta public đầu tiên của iOS.1 18 cho người dùng toàn thế giới thì mới đây, công ty cũng đã tung ra bản beta public thứ hai.
Có gì mới trong macOS Sequoia?
Apple đã chính thức giới thiệu macOS 15 Sequoia, phiên bản mới nhất của hệ điều hành dành cho máy Mac. macOS Sequoia là một bản cập nhật miễn phí, có thể được tải xuống trên các dòng máy.
iOS 18 chính thức được phát hành, có nên cập nhật?
Apple đã chính thức phát hành phiên bản hệ điều hành iOS 18 vào lúc 0 giờ ngày 17/9 (giờ Việt Nam) sau hơn ba tháng thử nghiệm beta.
“Gái hai con” Lan Phương “hack tuổi” với phong cách trẻ trung
Diễn viên Lan Phương chia sẻ, cô cảm thấy mình đóng phim tốt hơn nhiều từ khi có thêm trải nghiệm về kinh doanh.