Người dân KĐT Thanh Hà xách xô, chậu xếp hàng chờ lấy nước sạch
Thiên Tuấn
Đêm 23, rạng sáng 24/10, hàng nghìn lượt dân tại Khu đô thị Thanh Hà (Thanh Oai, Hà Nội) vẫn phải túc trực, xếp hàng chờ nước sạch. Trẻ em theo người lớn mang đủ các loại xô, chậu, vật chứa nước xuống sân khu đô thị chờ nước sạch.
chia sẻ
Ghi nhận của PV, đêm 23, rạng sáng 24/10, hàng nghìn lượt dân tại Khu đô thị Thanh Hà (Thanh Oai, Hà Nội) vẫn phải túc trực, xếp hàng chờ nước sạch từ xe téc nước. Việc "khan hiếm" nước giữa Thủ đô Hà Nội đã khiến hàng trăm người khốn khổ, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn.
Ngay từ rạng sáng 24/10, trẻ em theo người lớn mang theo đủ các loại xô, chậu, vật chứa nước xuống sân khu đô thị chờ nước sạch. Nhiều người đã tỏ ra mệt mỏi và kiệt sức trong giờ khắc chào ngày mới.
Chị Nguyễn Thị Thảo, cư dân Khu đô thị Thanh Hà ngán ngẩm: Sau khi có kết quả xét nghiệm nguồn nước tại khu đô thị bị nhiễm khuẩn, các cư dân đã ngừng sử dụng nước để ăn uống. Tuy nhiên, vì quá khan hiếm nên các hộ dân vẫn phải sử dụng nguồn nước nhiễm khuẩn cho việc tắm, rửa. Còn nước uống buộc phải đi mua từ bên ngoài.
Nước ở các xe bồn chuyên dụng đưa đến cũng chưa thể đáp ứng nhu cầu cho khoảng 30.000 cư dân đang sinh sống tại đây.
Khu đô thị Thanh Hà có 26 tòa nhà, với hơn 30.000 cư dân. Từ 14/10, các cư dân nhận được thông báo mất nước. Đến 15/10, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông đưa những xe nước đầu tiên hỗ trợ, người dân phải mang xô, chậu xuống sân hứng nước xách lên các căn hộ.
Chiều tối 16/10, tại trụ sở xã Cự Khê, UBND huyện Thanh Oai tổ chức cuộc họp để đối thoại và bàn giải pháp trước mắt cũng như lâu dài đối với vấn đề nước sạch tại Khu đô thị Thanh Hà. Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan bảo đảm cấp nước sạch ổn định cho Khu đô thị Thanh Hà.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, tình trạng thiếu nước vẫn tiếp tục diễn ra ở khu đô thị đông đúc này khiến cuộc sống của người dân đảo lộn.
Thương nhất vẫn là những đứa trẻ nhỏ đang phải vật vờ cùng bố mẹ để chờ nước sạch sinh hoạt.
>>> Mời độc giả xem thêm video Khủng hoảng nước sạch tại Ấn Độ (Nguồn: VTV24)
Số liệu từ Cục ATTP, Bộ Y tế cho thấy, có tới 70 - 80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn như E.coli - loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và khuẩn gây tả.
Ngày 22/11, lãnh đạo UBND xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh người tử vong xảy ra trên địa bàn.
Thông qua hội thảo, Chủ tịch Phan Xuân Dũng hy vọng các đại biểu sẽ đánh giá cụ thể vai trò của phổ biến kiến thức khoa học công nghệ đối với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh.
Ngày 21/11, theo thông tin từ Công an TP Hà Nội, trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố xảy ra 1.248 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 555 người chết, giảm 26 người chết so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày 21/11, một lãnh đạo Ban An toàn giao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, khiến 2 người mất tích .
Tổng Giám đốc GFDI Nguyễn Quang Hoàng đã chiếm đoạt của 7.541 khách hàng số tiền hơn 3.700 tỷ đồng. Dư luận quan tâm, các bị hại có lấy lại được tiền sau khi vụ án được phanh phui?
Bắt đầu từ ngày 25/12, người sử dụng mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng tải, không được để tên tài khoản trùng với tên các cơ quan báo, tạp chí...