Người bị thủy đậu có được ăn sữa chua không?

(khoahocdoisong.vn) - Bị thủy đậu có được ăn sữa chua không là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm và đi tìm lời giải đáp.

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là một bệnh ngoài da do nhiễm virus Varicella Zoster. Bệnh này thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, có tốc độ lây lan nhanh, nếu không cẩn thận trong khi ăn uống hoặc vệ sinh không sạch sẽ thì bệnh phát tán càng mạnh và gia tăng mức độ nguy hiểm.

Con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh thủy đậu là qua hô hấp, dịch tiết nước bọt,… khi nói chuyện với người mắc. Thời gian ủ bệnh từ 1 - 3 tuần trước khi có triệu chứng xuất hiện. Virus có thể tồn tại và trú ngụ ở nhiều vị trí khác nhau như: Trên giường, chăn, chiếu, màn và đồ chơi,… Chính vì thế, cần giữ gìn không gian sống được sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm thấp.

Bị thủy đậu có ăn sữa chua được không?

Như chúng ta đã biết, sữa chua là loại thực phẩm rất tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn, lo lắng và đặt câu hỏi: Người bị thủy đậu có ăn sữa chua được không? Sữa chua thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức sữa tươi cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus và Streptococus thermophilus).

Quá trình chủ yếu xảy ra trong lên men sữa chua là đường lactoza chuyển thành đường glucoza, sau đó các đường đơn này chuyển thành axit piruvic, rồi chuyển thành axit lactic.

Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lysin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A. Ngoài giá trị dinh dưỡng, sữa chua còn giúp chữa bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh đường ruột và những virus gây bệnh ngoài da như: Thủy đậu, sởi,…

Sữa chua giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể; tốt cho hệ tiêu hóa; làm nhanh lành các vết loét, tổn thương, đặc biệt là những vết loét trong miệng; giúp giảm cân; tăng sự hưng phấn, thoải mái khi làm việc, khiến tinh thần vui vẻ hơn... Chính vì vậy, người bị thủy đậu ăn sữa chua sẽ rất có lợi, tuy nhiên không nên quá lạm dụng vì có thể gây phản tác dụng.

Cải thiện bệnh thủy đậu nhờ nano bạc

Hiện nay, có một phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các tổn thương ngoài da do virus, côn trùng cắn, vết thương hở,… an toàn, hiệu quả đang được nhiều người tin dùng, đó chính là sử dụng sản phẩm gel bôi chứa nano bạc.

Như chúng ta đã biết, từ xa xưa, bạc có rất nhiều lợi ích và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, đặc biệt là khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn. Ngày nay, tác dụng của bạc càng được nhân lên gấp bội khi bào chế dưới dạng kích thước siêu nhỏ (nano). Nano bạc giúp cản trở quá trình sao chép, ngăn cản sự phát triển của virus, vi khuẩn; tiêu diệt chúng một cách an toàn và hiệu quả. Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, nano bạc còn giúp đẩy nhanh quá trình liền sẹo nên rất thích hợp sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus như: Thủy đậu, tay chân miệng, zona thần kinh, sởi,…. Cùng nghe chia sẻ của chị Hồng TẠI ĐÂY.

Hy vọng thông qua nội dung bài viết này, bạn đã biết khi bị thủy đậu có nên ăn sữa chua hay không. Bên cạnh đó, để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thủy đậu tốt nhất, bạn đừng quên sử dụng gel bôi ngoài da chứa thành phần chính là nano bạc mỗi ngày nhé!

Gel làm sạch da Subạc – Sát khuẩn, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

Gel Subạc có thành phần chính là nano bạc có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật, vô hiệu hóa sự phát triển của chúng và thúc đẩy làm lành vết thương, phối hợp với dịch chiết xoan Ấn Độ (neem hay cây sầu đâu), chitosan. Gel Subạc giúp tiêu diệt tất cả các loại virus gây bệnh trên da và niêm mạc miệng một cách hiệu quả, an toàn mà không gây kích ứng da. Sản phẩm rất thích hợp dùng cho trẻ em và người mắc các bệnh ngoài da do nhiễm virus như: Herpes, thủy đậu, zona, tay chân miệng, sởi; bệnh viêm loét miệng, nhiễm trùng da do vi khuẩn hoặc các trường hợp bị bỏng nhẹ, vết côn trùng cắn, muỗi đốt…

Để đạt được hiệu quả tốt, bạn nên thoa gel làm sạch da Subạc ngày 3-4 lần vào vùng da bị tổn thương sau khi lau sạch bằng khăn mềm cùng nước ấm.

Truy cập trang web: http://benhvirus.com để biết thêm thông tin.

Theo Điều trị bệnh vảy nến da đầu
back to top