Ngân hàng TMCP Phương Đông: Lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu leo cao?

Qúy II, ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) lợi nhuận bị giảm sâu so với cùng kỳ năm 2021, chất lượng tài sản ở mức thấp và nợ xấu trên đà leo cao.

Hàng chục nghìn tỷ đồng không thể sinh lời

Sáu tháng đầu năm 2022, tổng tài sản của OCB tăng khoảng 2,4% lên thành 188.880 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản mục "tài sản có khác" lại tăng khá mạnh thêm gần 2.336 tỷ đồng, tương ứng tăng 22,9% từ 10.180 tỷ đồng lên gần 12.516 tỷ đồng và hiện khoản mục tài sản có khác này đã chiếm 6,62% tổng tài sản có của OCB.

Tức là hàng chục nghìn tỷ đồng của OCB đang bị chôn cứng mà không thể sinh lời, dẫn đến chất lượng tài sản của OCB bị suy yếu đáng kể, do khó khơi thông dòng vốn?!

Theo giới chuyên gia tài chính - ngân hàng, khoản mục tài sản có khác này không nên chiếm quá 5% tổng tài sản của ngân hàng. Nếu phần tài sản có khác này càng cao thì khả năng sinh lời thực tế càng thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng phải đối mặt với thách thức chất lượng tài sản bị suy yếu, do không thể khơi thông dòng vốn.

So với đầu năm, chứng khoán kinh doanh của OCB giảm mất 3.610,3 tỷ đồng (tương ứng giảm 378,16%) từ 4.565 tỷ đồng về 954,7 tỷ đồng; các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác giảm từ 125,8 tỷ đồng về 3,2 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng nhẹ thêm 7,29%, từ 100.934 tỷ đồng lên thành 108.300 tỷ đồng.

Mặc dù chứng khoán đầu tư của OCB giảm từ 40.968 tỷ đồng về 35.727 tỷ đồng, nhưng dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư của OCB lại tăng từ 12,036 tỷ đồng lên 66,963 tỷ đồng.

OCB có vốn điều lệ là hơn 13.000 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu là trên 23.147 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả của nhà băng này cũng đạt 165.733 tỷ đồng đã tăng thêm hơn 3.000 tỷ đồng so với đầu năm. Phát hành giấy tờ có giá của OCB tăng từ 22.628 tỷ đồng lên 23.545 tỷ đồng, chủ yếu đến từ phát hành trái phiếu tăng từ 18.878 tỷ đồng lên 20.745 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính cũng cho thấy, so với cùng kỳ năm 2021, thu nhập lãi thuần của OCB tăng từ 2.800 tỷ đồng lên thành 3.371 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng từ 346,14 tỷ đồng lên thành359,16 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động khác tăng từ 227,569 tỷ đồng lên 249,706 tỷ đồng.

FLC hợp tác toàn diện với Ngân hàng OCB - Cái bắt tay giữa hai đại gia họ Trịnh (tháng 2 năm 2019).

FLC hợp tác toàn diện với Ngân hàng OCB - Cái bắt tay giữa hai đại gia họ Trịnh (tháng 2 năm 2019).

Lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu leo cao?

So với cùng kỳ năm 2021, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối lại bị giảm sâu tới trên 90%, từ 43,023 tỷ đồng về 21,038 tỷ đồng. Hoạt động mua bán kinh doanh chứng khoán kỳ giữa niên độ của OCB bị lỗ 20,815 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 đạt 68,892 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư của OCB cho kỳ giữa niên độ cũng bị lỗ mất 167,079 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2021 đạt 758,347 tỷ đồng).

Số liệu được công bố cũng cho thấy quý II/2022, thu nhập từ góp vốn mua cổ phần của OCB bị giảm sâu từ 5,242 tỷ đồng về 853,08 triệu đồng, dẫn đến tổng thu nhập của OCB bị giảm mạnh từ 4.249 tỷ đồng về 3.813 tỷ đồng cho kỳ giữa niên độ.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của OCB bị sụt giảm nghiêm trọng từ 3.058,771 tỷ đồng về 2.301,779 tỷ đồng. tổng lợi nhuận trước thuế giảm sâu 53,17%, từ 2.665,561 tỷ đồng về 1.740,231 tỷ đồng. Và lợi nhuận sau thuế giảm từ 2.124,363 tỷ đồng về 1.391,762 tỷ đồng, tương ứng sụt giảm mất 52,63% so với cùng kỳ năm 2021.

Mặc dù nhiều khoản thu nhập của OCB cho kỳ giữa niên độ bị giảm sâu, nhưng chi phí hoạt động của OCB lại tăng mạnh từ 1.190,579 tỷ đồng lên 1.512,201 tỷ đồng. Liệu đây có phải là minh chứng cho hoạt động quản trị thiếu hiệu quả của OCB thời gian qua ?

So với đầu năm, dự phòng cho vay khách hàng tăng từ 1.116 tỷ đồng lên thành 1.317 tỷ đồng; chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng từ 393,209 tỷ đồng lên 561,548 tỷ đồng. Như vậy, OCB đã phải chi ra khoảng trên 1.879 tỷ đồng (tương ứng tăng 24,47%) để trích lập dự phòng cho rủi ro cho những hoạt động tín dụng. Dự báo những tháng cuối năm nợ xấu của OCB sẽ tiếp tục tăng cao và đè nặng lên lợi nhuận.

Về dòng tiền của OCB, báo cáo tài chính cho thấy, dòng tiền sử dụng vào hoạt động kinh doanh của nhà băng này đã khởi sắc đáng kể khi đạt trên 1.999 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần trong kỳ đạt 1.950 tỷ đồng. Nhưng dòng tiền cho hoạt động đầu tư lại âm 49,85 tỷ đồng và dòng tiền cho hoạt động tài chính bị âm nhẹ hơn 7 triệu đồng.

Phân tích cơ cấu cho vay khách hàng của OCB, cho thấy chủ yếu đến từ cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước là 109.201 tỷ đồng. Về dư nợ, cho thấy chủ yếu nằm ở nhóm nợ ngắn hạn (24.250 tỷ đồng, chiếm 22,12%) và nợ dài hạn 61.566 tỷ đồng (chiếm 56,16%).

Phân tích dư nợ cho vay theo ngành cho thấy, cho vay bán buôn, bán lẻ, sửa chữa mô tô, ô tô, xe máy và xe có động cơ chiếm 20,69 % đạt 22.689 tỷ đồng; dịch vụ lưu trú và ăn uống chiếm 16,91 %, đạt 18.539 tỷ đồng; hoạt động kinh doanh bất động sản 11.019 tỷ đồng chiếm 10,05%.

So với đầu năm, nợ xấu của OCB đã tăng mạnh từ 1.349,539 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2021) lên 2.144,166 tỷ đồng cho kỳ giữa niên độ, tức là đã tăng thêm 794,627 tỷ đồng, tương ứng tăng 58,88%.

Phân tích cơ cấu nợ xấu của OCB cho thấy, nguyên nhân nợ xấu tăng mạnh là do cả 3 nhóm nợ đều tăng mạnh gồm: nợ dưới tiêu chuẩn tăng từ 325,973 tỷ đồng lên 526,735 tỷ đồng (tương ứng tăng 61.59%); nợ nghi ngờ tăng từ 290,448 tỷ đồng lên 685,784 tỷ đồng (tăng 136,11%); nợ có khả năng mất vốn tăng từ 733,118 tỷ đồng lên 931,647 tỷ đồng (tăng 27,08%).

Một tin không vui khác cho các cổ đông và nhà đầu tư của OCB là cổ phiếu OCB thời gian qua bị "rung lắc" khá mạnh, khi đã bị giảm điểm mất khoảng 74,28% so với thị giá của thời điểm giá cao nhất là 30,500đồng/cổ phiếu. Hiện cổ phiếu OCB của Ngân hàng TMCP Phương Đông vẫn tiếp đà giảm và đang giao dịch ở 17.700đ/cổ phiếu.

Được biết, ngoài những ngân hàng cho FLC vay nghìn tỷ, Ngân hàng TMCP Phương Đông cũng cho tập đoàn do ông Trịnh Văn Quyết là chủ tịch vay đến cuối năm 2021 là 1.392 tỷ đồng. Tuy nhiên trong báo cáo tài chính quý II/2022, khoản mục này không thấy phản ánh. Phải chăng khoản vay đã được FLC trả xong hay đang nằm trong khoản mục tài sản có khác của OCB nên chất lượng tài sản của OCB bị suy yếu đáng kể?!

Hiện tại, Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng cần tập trung ưu tiên cho vay vào 5 lĩnh vực theo định hướng để phục hồi kinh tế. Thời điểm cuối năm, nền kinh tế sẽ chịu nhiều sức ép về đích. Bất ổn khu vực sẽ tác động tiêu cực không nhỏ tới tình hình kinh tế trong nước, đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với hoàn thành kế hoạch lãi và tăng vốn điều lệ của OCB./.

Theo Đời sống
Năng lượng tái tạo Trung Nam lỗ 513 tỷ đồng

Năng lượng tái tạo Trung Nam lỗ 513 tỷ đồng

Theo báo cáo tình hình tài chính định kỳ gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong năm 2023, Năng lượng tái tạo Trung Nam lỗ sau thuế gần 513 tỷ đồng. Vốn chủ giảm từ 10.700 tỷ đồng còn 9.400 tỷ đồng, tức giảm 13%.
back to top