"Ngấm" lệnh cấm, rượu bia ế chưa từng có

(khoahocdoisong.vn) - Sau khi Luật Phòng chống tác hại của rượu bia có hiệu lực, lượng tiêu thụ rượu bia các nhà hàng, quán ăn giảm mạnh. Theo dự báo của SSI Research, do ảnh hưởng của luật này, tăng trưởng sản lượng bia trong năm 2020 sẽ không đạt được mức 2 con số.
Đo nồng độ cồn.

Đo nồng độ cồn.

Dự báo doanh số giảm mạnh

Nghị định số 100/2019 triển khai từ ngày 1/1/2020 đang gây nhiều chú ý bởi hàng loạt các trường hợp vi phạm bị phạt nặng. Tâm lý lo ngại bị phạt đã khiến khách hàng... giảm nhậu, cả loạt các nhà hàng, quán bia vắng khách dù hiện đang là thời điểm tất niên cuối năm. Ghi nhận của phóng viên tại Hà Nội và TPHCM cho thấy, nhiều các quán bia, nhà hàng trong cảnh “đìu hiu”, khách giảm tới 70 - 80%. Hệ thống quán bia Thu Hằng, Hải Xồm nổi tiếng của Hà Nội lượng khách giảm tới 1/3, kéo theo lượng bia rượu tiêu thụ giảm mạnh.

Đặc biệt, với mức phạt cao nhất từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối với người điều khiển ô tô; mức phạt từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng đối với người điều khiển xe mô tô phạt từ 400.000 - 600.000đ với người điều khiển xe đạp, xe thô sơ, người tiêu dùng sẽ hạn chế các loại bia.

Một quán nhậu khu vực Cầu Giấy cho biết lượng khách tuần qua giảm khoảng 70-80%, hiện tượng chưa từng có so với trước đây.

Một quán nhậu khu vực Cầu Giấy cho biết lượng khách tuần qua giảm khoảng 70-80%, hiện tượng chưa từng có so với trước đây.

Anh Trần Thanh Sơn, quản lý nhà hàng Hải sản ở 91 Võ Thị Sáu cho biết, doanh thu những ngày qua giảm 1/2 so với thời điểm trước khi Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực. Thời điểm cuối năm là cao điểm ăn uống, tụ họp của nhiều người, các nhà hàng luôn trong tình trạng đông khách, doanh thu tăng gấp đôi bình thường, nhưng năm nay giảm mạnh.

Theo anh Sơn, câu đầu tiên mọi người hỏi nhau khi gặp là đi phương tiện gì. Nếu đi xe ôm, taxi thì có thể uống bia. Nếu tự đi xe máy, ô tô thì gọi nước lọc, coca, trà đá, nước ngọt. Trước kia, khách thường gọi cả két bia ra uống dần thì nay chỉ vài chai chạm cốc. Bởi lẽ, tùy cơ địa mỗi người, nồng độ cồn vẫn có thể trong hơi thở cả ngày hôm sau.

Theo Euromonitor, sản lượng bia ở Việt Nam sẽ đạt 4,9 tỷ lít trong năm 2021, tương đương với CAGR là 5,5%. Sản lượng bia tiêu chuẩn và cao cấp sẽ tăng với CAGR lần lượt là 5,5% và 7%, trong đó các sản phẩm cao cấp nhập khẩu ước tính đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất là 10,3%, ở mức hai con số.

Tuy nhiên, SSI cho biết, các biện pháp giảm tiêu thụ rượu bia của Chính phủ cùng các chương trình giáo dục về tác động tiêu cực của đồ uống có cồn sẽ tác động đến sản lượng tiêu thụ của toàn ngành bia. Các thương hiệu nhỏ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn các thương hiệu lớn.

Báo cáo của SSI cho biết, thực tế ngành bia giảm 12,6% trong năm 2019, thấp hơn so với tăng trưởng của VN-Index, chủ yếu là do SAB (Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Sài Gòn) giảm 14,3% sản lượng. Do ảnh hưởng của Luật Phòng chống tác hại rượu bia, tăng trưởng sản lượng bia trong năm 2020 có thể sẽ không đạt được mức 2 con số. SSI dự báo tốc độ tăng trưởng sẽ ổn định ở mức 6-7% trong năm 2020.

Căn cứ theo Quyết định 1092/QĐ-TTg phê duyệt chương trình sức khỏe Việt Nam, SSI cho rằng suất thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào bia rượu có thể tăng cao hơn mức 65% mức hiện tại. Tuy nhiên, hiện chưa có ý kiến nào từ cơ quan chức năng liên quan tới vấn đề tăng thêm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia rượu.

Các chuyên gia cũng cho rằng, kinh doanh rượu bia được đánh giá là một trong những ngành có xu hướng phát triển không bền vững, sẽ giảm trong 10 năm tới, khi ý thức về chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ của người dân ngày càng cao.

Nhiều mẹo ứng phó

Để tránh bị vi phạm và xử phạt hiện nay những người uống rượu bia dùng biện pháp phổ biến nhất là sử dụng taxi khi di chuyển. Theo đại diện một số hãng taxi truyền thống và ứng dụng gọi xe công nghệ, nhu cầu gọi xe tăng mạnh kể từ ngày 1/1/2020. Tần suất gọi xe có vị trí là các nhà hàng, quán nhậu, quán bar, karaoke tăng đột biến. Các nhà hàng lớn có mật độ gọi xe đạt 40-50 chuyến xe/buổi.

Anh Trần Thanh Sơn cho biết, trước tình trạng vắng khách, nhiều nhà hàng, quán bia đã mở thêm các dịch vụ đưa đón chăm sóc khách. Từ trước, hầu hết các nhà hàng, quán bia lớn đều đã có liên kết với các hãng taxi ăn thưởng khi gọi xe cho khách. Vì vậy, việc triển khai thêm dịch vụ đưa khách về khi sử dụng bia rượu không có gì phức tạp.

Với một số khách hàng sử dụng bia tiếp khách, các nhà hàng khuyến cáo có thể chuyển sang dùng bia không cồn. Tuy nhiên, bia không cồn có giá cao hơn bia bình thường và hương vị không ngon như bia truyền thống. Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có nhiều loại bia không cồn nhập khẩu từ Hà Lan, Đức, Nhật Bản… bán trong các siêu thị. Việt Nam cũng đã sản xuất một loại bia không cồn là Sagota. Theo quy định quốc tế, thức uống có nồng độ cồn dưới 0,5% được gọi là không cồn. Do vậy, nếu uống nhiều bia không cồn cũng vẫn có một lượng cồn thấp trong cơ thể.

Lo lắng trước mức phạt quá cao, hiện nay nhiều người đã tìm mua máy đo nồng độ cồn để chủ động tự kiểm tra cho mình trước khi tham gia giao thông. Thông thường sau khi uống từ 6 - 12h nồng độ cồn vẫn có thể đo được trong máu. Sau 12 - 24h nồng độ cồn vẫn đo được trong khí thở. Sau 36h vẫn đo được trong nước tiểu. Tùy thể trạng mà sự đào thải nồng độ cồn ở mỗi người khác nhau. Do đó, để chắc chắn không vi phạm khi tham gia giao thông, nhiều người dân đã tìm mua máy đo nồng độ cồn. Máy được mua khá dễ dàng trên mạng và một số siêu thị điện máy với giá dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.

Đặc biệt, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng và kẹo được quảng cáo giúp đào thải nhanh nồng độ cồn, giải rượu bia thần tốc, hỗ trợ giảm nhanh cơn say... Tuy nhiên, theo ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, hiện chưa một sản phẩm dược phẩm nào được cấp phép lưu hành tại Việt Nam có công dụng đào thải được nồng độ cồn trong cơ thể. Thế giới cũng chưa có loại thuốc nào chứng minh được công dụng này. Do vậy, để tránh phiền phức, thiệt hại về sức khỏe và kinh tế, người dân nên nghiêm chỉnh chấp hành Luật Phòng chống tác hại rượu bia.

Sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam (nguồn: Euromonitor, SSI Research)

Sản lượng tiêu thụ bia tại Việt Nam (nguồn: Euromonitor, SSI Research)

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top