<div> <p style="text-align: justify;"><span>Chắc chắn, thế giới không có gì đáng quan tâm hơn trong những ngày gần đây ngoài câu chuyện về những cánh rừng tại Amazon đang oằn mình trong lửa. Theo ước tính, có khoảng 75.000 vụ cháy đã diễn ra tại Brazil chỉ trong năm 2019. Tuy nhiên, phải đến gần đây, khi tình trạng được đẩy lên mức đáng báo động, các thành phố như Sao Paulo ngập ngụa trong khói bụi và mây phủ, thậm chí có thể được nhìn thấy qua những bức ảnh chụp vệ tinh, người ta mới biết tới những hậu quả nghiêm trọng của cháy rừng, và cao hơn là mất đi Amazon.</span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="Nếu rừng Amazon biến mất, thế giới mất đi 20% lượng nước ngọt, 20% lượng oxy, con người chịu ảnh hưởng trực tiếp - Ảnh 1." data-original="http://cafefcdn.com/2019/8/26/photo-1-1566761414515112210653.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/26/photo-1-1566761414515112210653.jpg" title="Nếu rừng Amazon biến mất, thế giới mất đi 20% lượng nước ngọt, 20% lượng oxy, con người chịu ảnh hưởng trực tiếp - Ảnh 1." /></span></div> </div> <p style="text-align: justify;"><span>Không ai muốn một ngày, những đứa trẻ sinh ra chỉ còn biết tới rừng nguyên sinh qua những bộ phim tài liệu, sách ảnh. Không bà mẹ nào muốn một ngày, những đứa trẻ phải đeo khẩu trang 24/7, không được ra ngoài trời vì không khí ô nhiễm, nhiệt độ trái đất tăng cao. Và chắc chắn, không bà mẹ nào muốn lũ trẻ phải chen nhau trong những đô thị chật hẹp vì những cuộc khủng hoảng di dân sau biến đổi khí hậu.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Nếu nhìn về một hành trình dài phía trước, sự biến mất của rừng Amazon cũng như nhiều cánh rừng khác sẽ dần đẩy con người tới nguy cơ "biến mất". Tuy nhiên, những hậu quả khác sẽ xuất hiện nếu một ngày rừng Amazon không còn.</span></p> <h3 style="text-align: justify;"><span>20% lượng nước ngọt trên thế giới sẽ biến mất</span></h3> <p style="text-align: justify;"><span>Sông Amazon cùng các chi lưu của nó chứa khoảng 20% lượng nước ngọt từ các dòng chảy trên bề mặt Trái đất. Sự biến mất của rừng Amazon sẽ dẫn đến vấn đề khủng hoảng nước ngọt trầm trọng ở Nam Mỹ, tạo nên các cuộc di dân do biến đổi khí hậu.</span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="Nếu rừng Amazon biến mất, thế giới mất đi 20% lượng nước ngọt, 20% lượng oxy, con người chịu ảnh hưởng trực tiếp - Ảnh 2." data-original="http://cafefcdn.com/2019/8/26/photo-1-1566761418996404096878.png" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/26/photo-1-1566761418996404096878.png" title="Nếu rừng Amazon biến mất, thế giới mất đi 20% lượng nước ngọt, 20% lượng oxy, con người chịu ảnh hưởng trực tiếp - Ảnh 2." /></span></div> </div> <h3 style="text-align: justify;"><span>9 quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng</span></h3> <p style="text-align: justify;"><span>Tình trạng giảm thiểu lượng mưa, hạn hán kéo dài… sẽ không chỉ diễn ra tại riêng Brazil khi có tới 9 quốc gia được che phủ bởi rừng Amazon, bao gồm Brazil, Peru, Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Suriname và French Guiana. Brazil là quốc gia có diện tích rừng lớn nhất (khoảng 60%), Peru có khoảng 13% và Colombia 10%.</span></p> <h3 style="text-align: justify;"><span>20% lượng oxy trên toàn thế giới sẽ không được sản sinh ra từ Amazon</span></h3> <p style="text-align: justify;"><span>Rừng Amazon cung cấp khoảng 20% lượng oxy cho toàn thế giới. Hãy thử tưởng tượng một ngày, 20% lượng oxy trên thế giới đột ngột biến mất, loài người sẽ làm cách nào để xoay xở bù đắp cho thiếu hụt ấy? Có lẽ không ai thực sự tìm ra được lời giải cho con số khổng lồ này.</span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="Nếu rừng Amazon biến mất, thế giới mất đi 20% lượng nước ngọt, 20% lượng oxy, con người chịu ảnh hưởng trực tiếp - Ảnh 3." data-original="http://cafefcdn.com/2019/8/26/photo-2-15667614189981485825511.png" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/26/photo-2-15667614189981485825511.png" title="Nếu rừng Amazon biến mất, thế giới mất đi 20% lượng nước ngọt, 20% lượng oxy, con người chịu ảnh hưởng trực tiếp - Ảnh 3." /></span></div> </div> <h3 style="text-align: justify;"><span>10% tổng số loài động, thực vật trên toàn thế giới sẽ biến mất</span></h3> <p style="text-align: justify;"><span>Amazon là nhà của khoảng 10% các loài động thực vật đã được tìm thấy trên thế giới (có nhiều nghiên cứu không chính thức nói rằng con số này có thể lên tới 30%) với hơn 16.000 loài cây, 2.5 triệu loài côn trùng, 2.200 loài cá, 1.300 loài chim (chiếm khoảng 20% các loài chim trên thế giới), 427 loài thú có vú, 430 loài lưỡng cư và 380 loài bò sát. Đây sẽ là sự mất mát lớn của sự đa dạng sinh học trên toàn thế giới khi nhiều loài động vật là đặc hữu của hệ sinh thái rừng nhiệt đới Amazon không còn.</span></p> <h3 style="text-align: justify;"><span>1/4 các loại dược phẩm phương Tây có nguồn gốc nguyên liệu từ Amazon</span></h3> <p style="text-align: justify;"><span>Điều đó đồng nghĩa với việc khi rừng Amazon biến mất hoàn toàn, nguồn dược liệu trên thế giới sẽ trở nên khan hiếm. Hiện tại, khoảng hơn 120 loại thuốc có thành phần chiết xuất thực vật và khoảng 70% các loài thực vật được xác định có thành phần chống ung thư đều thuộc về rừng nhiệt đới. Người ta cho rằng, công thức cho một loại thuốc điều trị ung thư đang nằm đâu đó trong cánh rừng Amazon.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><b>1/2 diện tích rừng mưa trên thế giới sẽ biến mất</b></span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Amazon chiếm một nửa diện tích rừng mưa còn sót lại trên thế giới và là cánh rừng mưa nhiệt đới lớn nhất. Chỉ có khoảng 6% bề mặt Trái đất được che phủ bởi các cánh rừng nhiệt đới và 3% chính là con số ước lượng về tỷ lệ rừng Amazon.</span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="Nếu rừng Amazon biến mất, thế giới mất đi 20% lượng nước ngọt, 20% lượng oxy, con người chịu ảnh hưởng trực tiếp - Ảnh 4." data-original="http://cafefcdn.com/2019/8/26/photo-3-15667614189992081835150.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/26/photo-3-15667614189992081835150.jpg" title="Nếu rừng Amazon biến mất, thế giới mất đi 20% lượng nước ngọt, 20% lượng oxy, con người chịu ảnh hưởng trực tiếp - Ảnh 4." /></span></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: justify;"><span>Ảnh: WWF</span></p> </div> </div> <h3 style="text-align: justify;"><span>50% bộ lạc với văn hóa và chữ viết riêng sẽ biến mất</span></h3> <p style="text-align: justify;"><span>Người ta ước tính, có khoảng 50 bộ lạc với văn hóa và chữ viết riêng đang sống dưới những cánh rừng Amazon, có những bộ lạc còn chưa bao giờ tiếp xúc với cuộc sống văn minh. Mất đi những cánh rừng Amazon, chúng ta cũng để tuột mất những kho tàng văn hóa, ngôn ngữ độc đáo mà con người có thể còn chưa biết tới hết. Đó sẽ là một mất mát lớn của ngành nhân chủng và xã hội học.</span></p> <h3 style="text-align: justify;"><span>Hạn hán và ngập lụt sẽ diễn ra ngày càng nghiêm trọng</span></h3> <p style="text-align: justify;"><span>Mất rừng, cây sẽ không giữ được nước, dòng chảy của các con sông sẽ thay đổi, tình trạng hạn hán sẽ xảy ra nhiều hơn - nghe có vẻ nghịch lý nhưng đó là sự thật. Amazon đã phải trải qua nhiều đợt hạn hán trong năm 2005 hay 2010. Tình trạng hạn hán càng làm gia tăng nguy cơ cháy rừng, hậu quả như chúng ta có thể thấy hiện tại. Tuy nhiên, các cơn mưa lớn cũng đến bất ngờ hơn và không tuân theo sự vận động của tự nhiên, dẫn đến tình trạng ngập lụt có thể xảy ra nghiêm trọng. Khi không có những tầng lá, nước mưa sẽ rơi xuống đất nhanh hơn dẫn đến tình trạng xói mòn, sạt lở nghiêm trọng.</span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="Nếu rừng Amazon biến mất, thế giới mất đi 20% lượng nước ngọt, 20% lượng oxy, con người chịu ảnh hưởng trực tiếp - Ảnh 5." data-original="https://khds.1cdn.vn/2019/08/26/photo-4-15667614190002090634488.jpg" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/26/photo-4-15667614190002090634488.jpg" title="Nếu rừng Amazon biến mất, thế giới mất đi 20% lượng nước ngọt, 20% lượng oxy, con người chịu ảnh hưởng trực tiếp - Ảnh 5." /></span></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: justify;"><span>Đợt hạn hán nặng nề tại Amazon vào năm 2005.</span></p> </div> </div> <h3 style="text-align: justify;"><span>Hơn 80% thực phẩm trên thế giới có nguồn gốc từ Amazon</span></h3> <p style="text-align: justify;"><span>Tất nhiên, khi nó đã được đưa đến toàn thế giới, rừng Amazon mất đi không khiến 80% loại thực phẩm biến mất. Amazon như một nguồn cội để người ta nhớ tới lịch sử thực phẩm. Có hơn 3.000 loại trái cây từ các cánh rừng nhiệt đới có thể ăn được, bao gồm bơ, dừa, cam, chanh, dứa, xoài.</span></p> <h3 style="text-align: justify;"><span>2,2 tỷ tấn CO2 sẽ đi về đâu?</span></h3> <p style="text-align: justify;"><span>Đó là bởi vì, mỗi năm trung bình rừng Amazon hấp thụ 2,2 tỷ tấn CO2 - cao hơn rất nhiều so với lượng khí CO2 rừng Amazon thải ra (những cây chết thải ra khoảng 1,9 tỷ tấn CO2 mỗi năm). Nếu không có Amazon, lượng CO2 trong khu vực sẽ tăng cao, gây nên những biến đổi khí hậu nghiêm trọng và vô số hậu quả cho người dân tại Nam Mỹ và toàn thế giới.</span></p> <div> <div style="text-align: justify;"><span><img alt="Nếu rừng Amazon biến mất, thế giới mất đi 20% lượng nước ngọt, 20% lượng oxy, con người chịu ảnh hưởng trực tiếp - Ảnh 6." data-original="http://cafefcdn.com/2019/8/26/photo-5-15667614190011273784943.png" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/26/photo-5-15667614190011273784943.png" title="Nếu rừng Amazon biến mất, thế giới mất đi 20% lượng nước ngọt, 20% lượng oxy, con người chịu ảnh hưởng trực tiếp - Ảnh 6." /></span></div> </div> <p style="text-align: justify;"><span>Tất cả những con số, những mất mát trên sẽ tạo nên một kịch bản đáng sợ cho cuộc sống của chúng ta. Không ai có thể tưởng tượng được, việc một cánh rừng biến mất sẽ đẩy con người tới những điểm cùng cực như vậy. Trong những năm gần đây, Amazon đã mất đi khoảng 20% diện tích rừng và có lẽ, với tốc độ khai thác tận diệt như vậy, không còn quá lâu trước khi người ta không còn tìm thấy một cái cây nào tại Amazon.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Cuối cùng, ai hay điều gì sẽ bị tổn thương bởi sự biến mất của rừng Amazon nhất? Chắc chắn không phải Trái đất. Một ngày nào đó, vài trăm triệu năm sau, Trái đất sẽ lại phục hồi sau một màn đêm u tối. Chỉ có con người sẽ biến mất vì chính hậu quả của mình gây ra. Như một bộ phim nào đó tôi từng xem có ý rằng, Trái đất cũng như cơ thể người, tăng nhiệt lên cơn sốt để diệt trừ mầm bệnh.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span>Mầm bệnh đó, ắt hẳn là một thế hệ đang tận diệt Amazon đổi lại sự giận dữ của Trái đất.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span><i>Nguồn: conserve-energy-future.com; greenmatters.com</i></span></p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Nếu rừng Amazon biến mất, thế giới mất đi 20% lượng nước ngọt, 20% lượng oxy, con người chịu ảnh hưởng trực tiếp
Trái Đất ngày càng chịu nhiều những tổn thương nặng nề do thiên nhiên bị tàn phá. Và nếu Amazon mất đi, con người sẽ tự đẩy bánh xe hủy hoại thế giới lăn nhanh hơn.
Theo Trí thức trẻ
Khởi tố, bắt tạm giam Phó Giám đốc Doanh nghiệp đổ thải ra môi trường

Thanh Hoá: Điểm mặt 12 mỏ khoáng sản bị Bộ Công an kiểm tra

Vì sao Công ty TNHH MTV Thăng Long Hiệp Phước bị phạt 300 triệu?
Vi phạm nghiêm trọng về môi trường, chi nhánh Công ty Hòa Thành bị phạt

Vi phạm môi trường, Tiger Việt Nam bị phạt 320 triệu đồng

Chất thải trại lợn Cty Như Xuân thẩm thấu gây ô nhiễm suối Lèn Cò Noóng
Nước suối Lèn Cò Noóng, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa chuyển màu đen, có mùi hôi thối. Cơ quan chức năng xác định do chất thải từ trại lợn của Công ty TNHH Phát triển Chăn nuôi Như Xuân thẩm thấu vào nguồn nước.

Lâm Đồng: Chấm dứt dự án hồ bơi, khách sạn ở TP Bảo Lộc
UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định về việc thu hồi đất đã cho Công ty TNHH Thần Khúc thuê do vi phạm các quy định về Luật Đất đai.

Khai thác nguồn nước không phép, một doanh nghiệp ở Hà Tĩnh bị xử phạt
Khai thác, sử dụng nước mặt cho mục đích kinh doanh nhưng không có giấy phép theo quy định, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng (Hà Tĩnh) bị xử phạt 120 triệu đồng.
Thanh Hóa: Cá chết hàng loạt trên suối Cổ Đam do ô nhiễm
Hàng tấn cá chết nổi trắng, chất thành từng đám lớn trên suối Cổ Đam ở Bỉm Sơn (Thanh Hóa) là do ô nhiễm nguồn nước, không phải dịch bệnh.

Không nộp hồ sơ đóng cửa mỏ cát, Công ty Việt Hà bị xử phạt
Ngày 12/3, thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Việt Hà, do không nộp hồ sơ đóng cửa mỏ cát.

Vi phạm về môi trường, Công ty Cự Thành bị phạt 620 triệu đồng
Ngày 12/3, thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, đơn vị vừa ban hành quyết định xử phạt Công ty TNHH Cự Thành số tiền 620 triệu đồng do có 4 hành vi vi phạm về lĩnh vực môi trường.

Lào Cai chuẩn bị đấu giá 2 mỏ vật liệu xây dựng
UBND tỉnh Lào Cai chuẩn bị đưa 2 mỏ vật liệu xây dựng, gồm: mỏ đá Pá Piêu (diện tích 3,08ha) và mỏ đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói (diện tích 34,06ha) ra đấu giá.

Dowaco bị phạt hành chính gần nửa tỷ vì khai thác nước không có giấy phép
Dowaco đã khai thác, sử dụng nước mặt với lưu lượng khai thác 4.735m3/ngày đêm nhưng không có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định.

Công ty Xiong Lin hoạt động nhưng chưa được cấp Giấy phép môi trường
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường đối với Công ty TNHH Xiong Lin (Việt Nam), đóng trên địa bàn thành phố Long Khánh.

Bắc Ninh: Cận cảnh dự án kè kênh gần 200 tỷ vỡ nát
Nhiều đoạn bê tông, đường khu vực bờ kè sông Chì nằm trong dự án cải tạo, nâng cấp kênh tiêu Tào Khê (Bắc Ninh) đang bị bong, gãy, sạt lở nghiêm trọng rơi hẳn xuống sông.

Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm 5 tổ hợp xét tuyển đại học

Trao tặng bộ sách “Tiếng Việt dành cho người nước ngoài” cho Đại sứ quán Hoa Kỳ

Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên

Nghiên cứu ở bậc đại học càng sớm càng tốt: Vì sao và Như thế nào?
