Nếp đơn sơ nhà thờ họ của Tổng Bí thư tại làng Lại Đà
Hoàng Minh (tổng hợp)
Nhà thờ tổ của dòng họ Nguyễn Phú chính là nhà thờ tổ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bài trí đơn sơ và mộc mạc theo đúng lối kiến trúc cổ xưa của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
chia sẻ
Làng Lại Đà nằm ở trung tâm xã Đông Hội, phía Nam huyện Đông Anh (Hà Nội) là vùng đất lịch sử nổi tiếng, cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km. Đây chính là nơi sinh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lý luận xuất sắc, một trong những học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Tiền phong
Nguyễn Phú là dòng họ lớn nhất của làng Lại Đà, cũng là dòng họ đã sinh ra người con kiệt xuất của quê hương: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Kinhtedothi
Nhà thờ dòng họ Nguyễn Phú được xây dựng đơn sơ trên diện tích hơn 220m2, nằm khép mình trong con ngõ nhỏ thuộc xóm 3. Ảnh: Người lao động
Theo văn bia ghi lại, nhà thờ khởi đầu xây dựng năm Ất Sửu, đời vua Tự Đức thứ 18 (1865) kiến trúc theo kiểu chữ "Nhị". Ảnh: Người đưa tin
Nhà thờ gồm 3 gian nhà gỗ lợp ngói đơn sơ, giản dị theo đúng lối kiến trúc cổ xưa của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh: Người lao động
Nét mộc mạc đã nhuốm màu thời gian. Ảnh: Người lao động
Nếu không được giới thiệu, mọi người khó lòng nhận ra đây chính là nhà thờ của dòng họ người đứng đầu Đảng, Nhà nước. Ảnh: Người đưa tin
Tấm bia giới thiệu dòng họ Nguyễn Phú được đặt ở ngoài sân. Ảnh: Người lao động
Ngôi từ đường giản dị. Ảnh: Người lao động
Trong không gian nhà thờ lưu lại nhiều hình ảnh quý về hoạt động của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà. Ảnh: Người lao động
Trong nhiều dịp về thăm quê nhà, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến nhà thờ họ để dâng hương, tri ân tổ tiên. Ảnh tư liệu
Trưởng tộc Nguyễn Phú Việt (cháu gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là chú) dâng hương, kính cáo với tổ tiên về sự trở về của một người con xuất sắc của dòng họ. Ảnh: Người đưa tin
Trong niềm xúc động ấy, có cả sự tự hào, kính phục về một con người kiệt xuất, hết lòng phụng sự cho Tổ quốc, vì lợi ích của nhân dân. Ảnh: Người lao động
Tại các phiên chợ Tết xưa ở Việt Nam, người dân ở các nơi mang bán những sản phẩm nông sản, trái cây, hoa, rau củ quả... Các khu chợ nhộn nhịp người bán, người mua tạo nên không khí vui tươi, rộn ràng.
Ngôi nhà vườn rộng 20.000m2 của NSND Minh Hằng không chỉ là nơi ở mà còn là một thế giới riêng tư, nơi nữ nghệ sĩ tìm thấy sự bình yên và tận hưởng những thú vui giản dị.
Dù giá không hề rẻ, thậm chí lên đến hàng trăm triệu đồng/cây, đào đông nhập khẩu vẫn là lựa chọn của không ít người tiêu dùng Việt trong dịp Tết Nguyên đán.
Trong câu chuyện của những vị cao niên, cách đây khoảng 600 năm, ở thôn Nga Mi Hạ xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai có bà Đàm Sứ, thấy Tràng Cát là vùng đất tốt tươi nên đã đưa con cháu xuống khai hoang lập địa rồi trồng lá dong.
Sau hơn 20 năm chăm chỉ hoạt động nghệ thuật và kinh doanh bất động sản, diễn viên Kiều Linh tích góp đủ tiền xây dựng biệt thự “trong mơ” ở thành phố hoa.
Đào đông xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ nhiều năm nhưng chủ yếu là cành tươi hoặc khô. Năm nay, những cây "đào đông đỏ" được trồng trong chậu mới được nhập về nên rất hút khách.