Nấm lạ bất ngờ trồi lên giữa sa mạc, sự thật khiến ai cũng giật mình

Sandfood, còn được gọi là Pholisma sonorae, là một loài cây kỳ lạ và hiếm có, đặc hữu trong sa mạc Sonoran ở phía tây Yuma, Arizona, Mỹ. 
Loai cay ky sinh doc la hiem co, nhu nam moc giua sa mac
Thoạt nhìn, bạn có thể dễ dàng bỏ qua hoặc thậm chí nhầm lẫn nó với một vật thể kỳ lạ, như một phiến đá nhỏ hay một tảng đất khô cằn, nhưng thực chất đây là loài thực vật kỳ diệu có tên Pholisma sonorae – hay còn được biết đến với cái tên gần gũi hơn: Sandfood.
Loai cay ky sinh doc la hiem co, nhu nam moc giua sa mac-Hinh-2
Đây là một loài cây ký sinh đang trên bờ vực tuyệt chủng và có một câu chuyện sinh tồn đầy kỳ lạ và phi thường giữa vùng đất sa mạc khô hạn, trên những cồn cát bỏng rát của Tây Nam Hoa Kỳ, nơi ít sinh vật có thể sinh tồn
Loai cay ky sinh doc la hiem co, nhu nam moc giua sa mac-Hinh-3
Pholisma sonorae là một trong những loài thực vật hiếm hoi không có chất diệp lục, điều khiến nó khác biệt với hầu hết các loài thực vật khác. Thay vì màu xanh lá cây đặc trưng của cây cối, loài cây này lại mang sắc xám hoặc nâu nhạt, đôi khi bị nhầm lẫn với các loại nấm đất cằn.
Loai cay ky sinh doc la hiem co, nhu nam moc giua sa mac-Hinh-4
Hình dáng bên ngoài của nó càng kỳ lạ hơn nữa: đôi khi chỉ là một khối tròn nhỏ hoặc hình trứng nhô lên từ cát, nhưng nếu đủ cát bị gió thổi đi, nó có thể hiện ra với dáng vẻ giống một chiếc nấm nổi bật giữa cồn cát.
Loai cay ky sinh doc la hiem co, nhu nam moc giua sa mac-Hinh-5
Phần lớn của Pholisma sonorae nằm ẩn sâu trong cát, với thân cây dày và dài có thể kéo dài tới hai mét xuống lòng đất. Phần nhô lên trên bề mặt chỉ là phần đỉnh nhỏ của thân cây, nhìn như một bề mặt hình cầu, nhưng bên dưới đó là một hệ thống rễ và thân lớn mạnh, phát triển sâu trong cát để tìm kiếm dưỡng chất và duy trì sự sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Loai cay ky sinh doc la hiem co, nhu nam moc giua sa mac-Hinh-6
Là thực vật nhưng nó không quang hợp mà chỉ ký sinh vào loài khác như kiều mạch hoang dã (wild buckwheat) và cây ragweed. Pholisma sonorae bám vào rễ vào cây chủ này để hút dinh dưỡng, nhưng điều đáng ngạc nhiên là nó không làm tổn thương hay làm suy yếu đáng kể cây chủ của mình.
Loai cay ky sinh doc la hiem co, nhu nam moc giua sa mac-Hinh-7
Khả năng hấp thu nước của Pholisma sonorae cũng là một đặc điểm độc đáo. Thay vì lấy nước trực tiếp từ đất qua rễ, nó sử dụng những chiếc lá biến đổi thành vảy trên thân cây, giúp hút nước và đồng thời bảo vệ cây khỏi nhiệt độ khắc nghiệt và ánh sáng Mặt Trời gay gắt của sa mạc.
Loai cay ky sinh doc la hiem co, nhu nam moc giua sa mac-Hinh-8
Mặc dù khắc nghiệt, sa mạc cũng có những khoảnh khắc hiếm hoi của sự sống động và nở hoa. Vào mùa nở hoa, thường từ tháng tư đến tháng sáu, Pholisma sonorae sẽ tạo ra những bông hoa nhỏ màu tím nhạt.
Loai cay ky sinh doc la hiem co, nhu nam moc giua sa mac-Hinh-9

Loài cây Pholisma sonorae không chỉ là một sinh vật kỳ diệu của tự nhiên, mà nó còn mang một ý nghĩa văn hóa sâu sắc đối với các bộ lạc người Mỹ bản địa như Cocopah và Hia C-eḍ O'odham. Trong quá khứ, các cộng đồng này thường sử dụng phần thân của cây Pholisma sonorae như một nguồn thực phẩm, có thể ăn sống hoặc nướng.


Loai cay ky sinh doc la hiem co, nhu nam moc giua sa mac-Hinh-10
Pholisma sonorae hiện đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Môi trường sống tự nhiên của loài cây này – những bãi cát lỏng lẻo và di động quanh vùng Yuma, Arizona, và trải dài sang California và Mexico – đang ngày càng bị thu hẹp do sự mở rộng của hoạt động nông nghiệp và việc sử dụng xe địa hình.
Loai cay ky sinh doc la hiem co, nhu nam moc giua sa mac-Hinh-11
Nỗ lực bảo tồn Pholisma sonorae đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Một trong những khó khăn chính là việc trồng loài cây này trong môi trường phòng thí nghiệm. Dù đã có nhiều nỗ lực để thử nghiệm và tái tạo, nhưng kết quả cho đến nay vẫn chưa đạt được thành công.

Mời quý độc giả xem thêm video: Xúc động bức tượng "Em bé khổng lồ" nằm cô đơn giữa sa mạc

Theo Đời sống
back to top