Nắm bắt cơ hội, xuất khẩu thủy sản Việt Nam lấy lại đà tăng

(khoahocdoisong.vn) - Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt 2,5 tỷ USD , tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020.

Từ năm 2020 đến tháng 2/2021, hàng xuất khẩu của Việt Nam phải trải qua nhiều thách thức do gián đoạn chuỗi giá trị toàn cầu của dịch Covid-19. Tuy nhiên, sự phục hồi đã diễn ra trong giai đoạn tháng 3 - 4/2021, khi xuất khẩu thủy sản tăng lần lượt 17 - 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

VASEP dự kiến trong quý 2/2021, xuất khẩu tôm và cá tra sẽ tăng lần lượt 10% và 7% so với cùng kỳ. Đến cuối năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể được hưởng lợi khi giành thị phần từ đối thủ cạnh tranh có sản lượng sản xuất bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 như Ấn Độ, nước xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới.

Hiện, Ấn Độ đang gặp khó khăn với sản xuất và xuất khẩu do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Ấn Độ sản xuất khoảng 650.000 - 700.000 tấn tôm trong năm 2020, giảm 30% so với cùng kỳ.

Làn sóng Covid-19 gần đây ở Ấn Độ đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn, trái ngược với nhiều dự báo về việc sản lượng sản xuất tôm ở Ấn Độ sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2021. Do đó, điều này tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh, cụ thể là Ecuador, Indonesia và Việt Nam, cải thiện thị phần trong các nước nhập khẩu, đặc biệt là ở Mỹ.

Dịch Covid-19 cũng đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, trong đó nhu cầu đối với tôm chế biến đã tăng lên đáng kể. Đây luôn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trước Ecuador tại thị trường Mỹ và đối với tất cả các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới (EU và Nhật Bản ưa chuộng tôm chế biến).

Trong quý 1/2021, Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng cao nhất về giá trị trong Nhóm 5 nước xuất khẩu hàng đầu.

Theo VASEP, xuất khẩu cá tra Việt Nam trong quý 1/2020 tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 26% trong nửa đầu tháng 4/2021. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ (thị trường hàng đầu) tăng trở lại lần lượt ở mức 16% và 120% so với cùng kỳ. Dữ liệu cho thấy ngành thủy sản phục hồi vững chắc.

Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng vấp phải nhiều khó khăn do chi phí vận tải, cảng biển tăng mạnh.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp thủy sản phải nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, gia công và tái xuất thành phẩm. Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải chịu 2 lần phí cho container hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu, ảnh hưởng đến giá vốn, giảm sức cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác.

VASEP dự kiến giá bán bình quân của tất cả các thị trường sẽ phục hồi vào cuối năm nay.

Theo Đời sống
Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Không để tình trạng vàng hóa nền kinh tế

Theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, NHNN cần thực hiện nghiêm túc các giải pháp bình ổn thị trường vàng. Cần khẩn trương rà soát, xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 24/2012/NĐ-CP.
back to top