“Tiêu chuẩn của một cán bộ lãnh đạo, một đảng viên trước hết là phải trung thực, bản lĩnh. Không trung thực, không bản lĩnh với việc anh làm thì không phải là cán bộ tốt, dù đương chức hay đã về hưu. Tôi chưa bao giờ đổ thừa cho người khác, cho cấp trên hay cấp dưới. Cán bộ cấp dưới thực thi nhiệm vụ phải nhận trách nhiệm với tôi, tôi phải nhận trách nhiệm của chính mình, trước cấp trên và trước dân. Tôi đã nói và làm điều này ngay cả khi tôi còn đương chức, chứ không phải bây giờ. Một khi anh mắc bệnh đổ thừa, bệnh đổ trách nhiệm như vậy có nghĩa là anh chỉ lo cho cá nhân anh, chứ không hề lo cho cái chung, lo cho dân, cho Đảng.” – Ông Nguyễn Sự – cựu bí thư Thành ủy Hội An (Quảng Nam). tuoitre.vn ngày 27/12
Không hiểu cái “bệnh đổ thừa” nó có phổ biến trong cán bộ không nhỉ?
“Lạ thật, trường hợp không phát hiện tham nhũng mới cần truy trách nhiệm người đứng đầu chứ, vì họ không phát hiện được tham nhũng. Còn khi phát hiện nhiều tham nhũng lại truy trách nhiệm người đứng đầu vì để xảy ra tham nhũng là không hợp lý” – Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Nguyễn Đình Quyền. tuoitre.vn ngày 18/12
Vấn đề là tự phát hiện hay bị phát hiện mới quan trọng ạ!
Nguyên Thủy