Tuy nhiên, ra mồ hôi tay chân cũng là triệu chứng của nhiều bệnh như sốt nhiễm trùng, bệnh tiểu đường, bệnh hạ đường huyết, tuyến giáp… cho nên khi ra nhiều mồ hôi chân tay cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời xem có phải rối loạn thần kinh giao cảm không.
Thần kinh thực vật có 2 bộ phận giao cảm và phó giao cảm. Hai loại thần kinh này luôn cân bằng với nhau, nếu không cân bằng sẽ gây hiện tượng đổ mồ hôi tay chân, người ta gọi đó là bệnh rối loạn thần kinh thực vật. Ngoài vấn đề thuốc men theo chỉ định, vấn đề dinh dưỡng rất quan trọng. Dưới đây là một số món ăn giúp điều trị căn bệnh này.
Thịt lợn hầm đỗ đen: Thịt lợn 100g (lấy nạc thăn), đỗ đen 300g, tiểu mạch 50g. Thịt lợn thái miếng vừa ăn ướp gia vị, hành khô 15 phút. Tiểu mạch gói trong miếng vải mỏng, tất cả cho vào hầm chín nhừ, nêm gia vị vừa đủ ăn trong ngày. Tuần ăn 3 bữa. Món ăn này có tác dụng bổ âm ích khí, trị ra mồ hôi, nâng cao sức đề kháng, khỏe toàn thân, bổ thận và bù lại năng lượng đã mất.
Quế chi thang: Quế chi 9g, gừng tươi 3 lát, đại táo 5 quả, hoàng kỳ 15g, sắc mỗi ngày 1 thang uống ngày 2 lần vào lúc đói, nên uống nóng tốt hơn. Bài thuốc này có tác dụng bổ âm hư, hết ra mồ hôi, ấm chân tay, bổ khí hoạt huyết.
Dạ dày dê, hoàng kỳ, đỗ đen: Dạ dày dê 1 chiếc, hoàng kỳ 30g, đỗ đen 50g. Dạ dày dê rửa sạch bóp muối, chanh, gừng cho hết mùi, thái miếng mỏng vừa ăn, ướp gia vị, hạt tiêu, gừng thái chỉ. Cho các vị này vào nồi ninh lên cho nhừ, khi chín ăn cả cái lẫn nước, ăn tuần 3 lần. Tác dụng của món canh này giúp cho cầm ra mồ hôi, ích khí, bổ huyết, bổ can thận, kích thích tiêu hóa.
Ngũ vị tử, nữ trinh tử: Ngũ vị tử 12g, nữ trinh tử 12g cho hai vị thuốc này vào sắc, khi sôi cho nhỏ lửa 1 tiếng uống nóng trong ngày. Nếu bệnh nhiệt thấp thêm địa cốt bì 10g, tác dụng bổ phế thận, chữa ra mồ hôi chân tay do phế thận hư rất có hiệu quả.
BS Kim Ngân (Viện Châm cứu T.Ư)