Lưu ý khi sử dụng máy lọc không khí trên ô tô

Trước tình hình không khí tại Việt Nam đang ô nhiễm, không chỉ có không gian sống gia đình hay môi trường làm việc mới cần làm sạch không khí mà ngay cả trên ô tô cũng thực sự cần thiết.

Để giảm bớt tình trạng này, nhiều tài xế lựa chọn giải pháp dùng máy lọc không khí, sử dụng các loại chất tạo mùi, thay lọc điều hòa, thay lọc gió... tuy nhiên khi sử dụng các sản phẩm này cần phải hết sức lưu ý:

Không sử dụng các loại chất tạo mùi, tinh dầu

Rất nhiều người có thói quen sử dụng những túi tinh dầu thơm hoặc những loại chất tạo mùi nhằm lấn át mùi của xe và tạo hương thơm thoang thoảng trong xe. Tuy nhiên, trên thực tế những loại chất này có chứa thành phần benzen, là tác nhân gây ung thư trong môi trường kín, đặc biệt là khoang xe.

Trong khi đó trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tinh dầu treo ô tô với giá thành rẻ và chất lượng kém. Người sử dụng không am hiểu mà mua những loại tinh dầu “dởm” không chỉ gây hại đến sức khỏe lâu dài mà còn làm hỏng nội thất xe, đặc biệt là những bộ phận bằng nhựa và da.

lưu ý khi sử dụng máy lọc không khí trên xe

Không sử dụng các loại chất tạo mùi, tinh dầu.

Sử dụng máy lọc không khí

Có rất nhiều loại khói bụi như bụi mịn PM10, PM2.5 (bụi siêu mịn có thể thâm nhập sâu vào phổi và máu) có thể thâm nhập vào trong khoang xe mà màng lọc không khí không cản trở được. Đặc biệt, do hứng chịu những nguồn bụi bẩn hàng ngày nên màng lọc không khí rất dễ bị bẩn nhanh và nếu không làm sạch kịp thời thì đây lại là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc có hại. Do đó, để không khí trong xe luôn sạch sẽ và đảm bảo sức khỏe, chủ xe nên trang bị máy lọc không khí có tác dụng lọc tất cả những loại bụi gây hại trên. Máy lọc không khí không chỉ giúp cản trở những khói bụi bẩn mà còn giúp diệt khuẩn, khử mùi.

Nhưng trong quá trình sử dụng chủ xe cần phải lưu ý: Khi sử dụng máy, không nên để máy tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tránh máy bị nóng dẫn đến hỏng máy. Để cố định máy, tránh di chuyển máy trong khi sử dụng khiến máy bị rơi, xô đẩy.

lưu ý khi sử dụng máy lọc không khí trên xe

Để không khí trong xe luôn sạch sẽ và đảm bảo sức khỏe, chủ xe nên trang bị máy lọc không khí.

Đối với các máy sử dụng công nghệ ozone chỉ nên cho máy hoạt động trong vòng 10 - 15 phút, sau khi máy khử hết mùi rồi nên tắt máy bởi chế độ này hoạt động lâu gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Khi sử dụng không để trẻ nhỏ ngồi gần chỗ máy hoạt động, nhất là máy ozone, tránh hệ hô hấp và da của trẻ bị ảnh hưởng, gây bệnh cho trẻ.

Máy lọc không khí xe ô tô thường hoạt động tốt nhất cho xe dưới 12 chỗ ngồi nên lựa chọn máy có công suất sao cho phù hợp với kích thước xe.

Thay lọc gió điều hòa định kỳ

Lọc gió điều hòa là bộ phận có chức năng lọc các bụi bẩn, khói bụi từ bên ngoài xe để đảm bảo không khí trong xe sạch sẽ và điều hòa. Khi lọc gió điều hòa quá bẩn sẽ khiến lượng hút gió giảm, hệ thống điều hòa không khí làm mát chậm dù và giảm chức năng lọc bụi bẩn, tạp chất. Thêm vào đó, bụi quá nhiều còn khiến dàn lạnh sẽ không thể tiếp xúc với không khí tối đa dẫn đến tăng công suất hoạt động, tiêu tốn nhiên liệu hơn.

lưu ý khi sử dụng máy lọc không khí trên xe

Lọc gió điều hòa là bộ phận có chức năng lọc các bụi bẩn, khói bụi từ bên ngoài.

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, lọc gió điều hòa cần được thay định kỳ sau mỗi 20.000km di chuyển. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ô tô tại Việt Nam, trong điều kiện tiếp xúc với nhiều loại bụi bẩn, chủ xe cần lưu ý kiểm tra, vệ sinh lọc gió điều hòa sau khoảng 3.000-5.000km hoặc sau mỗi lần thay dầu.

Thay lọc gió điều hòa đúng thời điểm là việc làm đơn giản nhất giúp bầu không khí trong xe luôn sạch sẽ. Môi trường bụi bẩn, chuột làm tổ, lọc gió dính nước... là những nguyên nhân khiến lọc gió điều hòa phải được thay thế.

Theo cartimes.vn
Wuling Bingo về Việt Nam có gì cạnh tranh Vinfast VF5?

Wuling Bingo về Việt Nam có gì cạnh tranh Vinfast VF5?

Wuling Bingo của TMT Motors có vẻ đang mang đến sự tích cực về mặt truyền thông với hàng loạt trang bị và công nghệ. Liệu "canh bạc" này có bị đối thủ VinFast VF5 "đánh bại" trong phân khúc SUV hạng A tại Việt Nam?
back to top