<div>Đến cuối tháng 6, mưa lớn và ngập lụt đã ảnh hưởng đến hơn 15 triệu người sinh sống trên các địa bàn ở 13 tỉnh của <span>Trung Quốc</span>, theo Bộ Ứng phó Khẩn cấp. Ít nhất 106 người chết và mất tích. Khoảng 97.000 ngôi nhà chịu thiệt hại. Tổn thất kinh tế từ đợt thiên tai này đã lên đến 25 tỷ nhân dân tệ (khoảng <span>3,6 tỷ USD), theo <em>Bloomberg.</em></span> <p><span>Hình ảnh được chia sẻ trên truyền thông và mạng xã hội đã cho thấy hệ lụy nghiêm trọng từ hiện tượng thời tiết cực đoan: nhà cửa đổ sụp, nước cuốn trôi cả ôtô, cây trồng bị vùi lấp dưới bùn đất, còn những cánh đồng lúa đã biến thành biển nước. </span></p> <p><span>Ở Dương Sóc, tỉnh Quảng Tây, một cây cầu treo bị nhấn chìm hoàn toàn dưới nước. Đường bộ và đường sắt ở Trùng Khánh, gần dòng Kì Thủy, cũng chịu chung số phận.</span></p> <span> </span> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><span><img alt="Lu lut nghiem trong o 13 tinh Trung Quoc anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/07/03/znews-photo-zadn-vn_ngap_lut_2.jpg" title="Lũ lụt nghiêm trọng ở 13 tỉnh Trung Quốc ảnh 1" /> </span></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p><span>Người dân xem cảnh xả lũ tại đập Tam Môn Hạp, thuộc tỉnh Hà Nam, ngày 30/6. Ảnh: <em>Imaginechina.</em></span></p> </td> </tr> </tbody> </table> <span> </span> <h3><span>Cảnh báo gần như mỗi ngày</span></h3> <p><span>Công cuộc trị thủy, tìm cách kiểm soát lũ lụt hiệu quả cho vùng đồng bằng thấp trũng, đã kéo dài hàng nghìn năm tại Trung Quốc. Tuy nhiên, thời tiết ngày càng khó lường khiến việc kiểm soát lũ thêm thách thức, đe dọa cuộc sống thường ngày và sinh mạng của hàng triệu người đang sinh sống và làm việc dọc theo các dòng sông. </span></p> <p><span>Giới hoạt động môi trường cảnh báo cảnh đau lòng sẽ còn tiếp diễn, cho đến khi nào Trung Quốc xây dựng được cơ sở hạ tầng có độ bền cao hơn và giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu.</span></p> <p><span>"Những trận lũ kinh hoàng mà chúng ta đang chứng kiến diễn ra cùng lúc với tình trạng các sự kiện thời tiết cực đoan gia tăng vì biến đổi khí hậu", Liu Junyan, nhà hoạt động cho tổ chức Greenpeace (Hòa bình Xanh) tại khu vực Đông Á, cho biết.</span></p> <p><span>"Nhu cầu cấp bách hiện nay là củng cố hệ thống cảnh báo sớm cho các sự kiện thời tiết cực đoan, đánh giá rủi ro khí hậu trong tương lai tại các thành phố, và cải thiện hệ thống kiểm soát lũ".</span></p> <p><span>Theo báo cáo năm 2019 của Cơ quan Khí tượng Trung Quốc, tần suất của cả những đợt mưa lớn và đợt nóng nghiêm trọng dưới tác động của biến đổi khí hậu đã tăng đều trong 6 thập kỷ qua.</span></p> <p><span>Đợt lũ lụt năm nay đang gây ra tác động lớn về nông nghiệp lẫn năng lượng của Trung Quốc. Ít nhất 80.000 ha đất trồng lúa, hoa màu và trái cây tại tỉnh Hồ Bắc chịu thiệt hại. Đầu mùa hè là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của cây lúa. Các chuyên gia cảnh báo sản lượng năm nay sẽ giảm đáng kể vì mưa lũ. Trong khi đó, mưa lớn làm tăng năng suất phát điện của thủy điện và giảm nhu cầu tiêu thụ than đá cho nhiệt điện.</span></p> <p><span>Kể từ đầu tháng 6, đã có 5 đợt mưa lớn được ghi nhận ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc. Trung tâm Khí tượng Quốc gia phải phát cảnh báo giông bão gần như mỗi ngày. Theo cơ quan này, sẽ còn hai đợt mưa lớn diễn ra trong những ngày tới. Tính đến cuối tháng 6, ít nhất 25 dòng sông lớn ở Trung Quốc đã vượt ngưỡng báo động lũ lụt.</span></p> <p><span>Mặc dù một số vùng bị ảnh hưởng nhìn chung đều chịu thiệt hại từ mưa lũ gần như mỗi năm, tổng lượng mưa cộng dồn của năm nay đã cao hơn mức bình thường gấp 2-3 lần, theo Chen Tao, trưởng bộ phận dự báo thời tiết tại Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc.</span></p> <span> </span> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><span><img alt="Lu lut nghiem trong o 13 tinh Trung Quoc anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2020/07/03/znews-photo-zadn-vn_ngap_lut_1.jpg" title="Lũ lụt nghiêm trọng ở 13 tỉnh Trung Quốc ảnh 2" /> </span></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p><span>Mưa lớn gây ngập lụt tại châu tự trị Tương Tây của Trung Quốc. Ảnh: <em>AP.</em></span></p> </td> </tr> </tbody> </table> <span> </span> <h3><span>Mất đi lá chắn tự nhiên</span></h3> <p><span>Hiện tượng nước biển dâng, được giới khoa học nhìn nhận là hệ quả của nóng lên toàn cầu, cũng đang đe dọa nhiều thành phố tại Trung Quốc. </span></p> <p><span>Theo Bộ Môi trường Trung Quốc, tốc độ dâng trung bình của mực nước biển tại duyên hải nước này là 3,4 mm/năm trong giai đoạn từ năm 1980-2019. Con số này còn cao hơn tốc độ trung bình toàn cầu. Trong năm 2019, mực nước biển dọc duyên hải Trung Quốc dâng cao hơn bình thường đến 72 mm.</span></p> <p><span>Một nghiên cứu khác cho thấy khu vực đồng bằng châu thổ sông Châu Giang, vùng trọng điểm cho công nghiệp chế tạo của Trung Quốc và là nơi sinh sống của hàng chục triệu người, đã trở thành trung tâm đô thị chịu rủi ro cao nhất từ hiện tượng nước biển dân. Nếu chính phủ Trung Quốc không có các biện pháp ngăn chặn, thành phố sẽ ngập 67 cm vào năm 2100.</span></p> <p><span>Ngoài biến đổi khí hậu, quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa kéo dài nhiều thập kỷ qua tại Trung Quốc, bao gồm hoạt động san lấp hồ nước và đầm lầy, cũng tăng nguy cơ thiệt hại khi thiên tai xảy ra. </span></p> <p><span>Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, từng được mệnh danh là "Bách Hồ Thành" (thành phố có hàng trăm hồ nước). Phần lớn trong số 127 hồ lớn của thành phố vào thập niên 1980 nay đã biến mất. Chúng được san lấp để phục vụ nhu cầu xây dựng. Giờ đây, thành phố là một trong những đô thị có tình trạng ngập lụt nghiêm trọng nhất Trung Quốc.</span></p> <p><span>"Hoạt động của con người đã hủy hoại sông, hồ, rừng và mọi hình thái phòng vệ thiên nhiên trước lũ lụt", Yu Jianfeng, nhà sáng lập Trung tâm Văn hóa Công cộng về Bảo vệ Môi trường Các dòng sông, một tổ chức phi lợi nhuận đặt tại Trùng Khánh, chia sẻ. </span></p> <p><span>"Đã đến lúc chúng ta đặt ra các nguyên tắc về cách phát triển. Chúng ta cần chừa lại đủ số hồ trữ nước tự nhiên trong các thành phố để giảm thiệt hại".</span></p> <figure class="video cms-video" data-video-src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/6MK6ZMXofj0/de9e94c1a98c40d2199d/d625c35264188d46d409/720/f3d3201186536f0d3642.mp4?authen=exp=1593920034~acl=/6MK6ZMXofj0/*~hmac=b7956a05a0bc067a3b26e7f241967204" false="" source-url="/video-dinh-lu-dau-tien-o-duong-tu-dap-tam-hiep-co-dong-chay-53000-m3s-post1102288.html"> <div><span> <video allowads="true" aspect="16:9" controls="controls" mediaid="f3d3201186536f0d3642" muted="" onlyvietnam="false" playsinline="" poster="https://znews-photo.zadn.vn/w660/Uploaded/qhj_jwrscslhfo/2020_07_03/9.jpg" preload="none" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/VLPUGKwXSEA/5bac14f329bec0e099af/072c175bb011594f0000/480/f3d3201186536f0d3642.mp4?authen=exp=1593920034~acl=/VLPUGKwXSEA/*~hmac=f014e7dd2e419e17a89783c00f9e2d2d" theatermode="false" watermark="false"><source label="Auto" src="https://znews-mcloud-mpl-s2.zadn.vn/-Tli3TBX-NQ/whls/vod/0/4nONqlrdO610G4EOIbm/f3d3201186536f0d3642.m3u8?authen=exp=1593876834~acl=/-Tli3TBX-NQ/*~hmac=d9795c323e0412e5857dacfa91493ca4" type="application/x-mpegURL" /><source label="SD" res="480" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/VLPUGKwXSEA/5bac14f329bec0e099af/072c175bb011594f0000/480/f3d3201186536f0d3642.mp4?authen=exp=1593920034~acl=/VLPUGKwXSEA/*~hmac=f014e7dd2e419e17a89783c00f9e2d2d" type="video/mp4" /><source label="HD" res="720" src="https://znews-mcloud-bf-s2.zadn.vn/6MK6ZMXofj0/de9e94c1a98c40d2199d/d625c35264188d46d409/720/f3d3201186536f0d3642.mp4?authen=exp=1593920034~acl=/6MK6ZMXofj0/*~hmac=b7956a05a0bc067a3b26e7f241967204" type="video/mp4" /></video> </span></div> <figcaption><span><strong>Đỉnh lũ đầu tiên ở Dương Tử, đập Tam Hiệp có dòng chảy 53.000 m3/s</strong></span></figcaption> </figure> Con sông Dương Tử dài nhất của Trung Quốc đã có đỉnh lũ đầu tiên trong năm, đập Tam Hiệp chứng kiến dòng chảy cực đại 53.000 m3/s lúc 14h00 ngày 2/7.</div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Lũ lụt nghiêm trọng ở 13 tỉnh TQ khiến hơn 15 triệu dân điêu đứng
Mưa lớn kéo dài ở miền Nam Trung Quốc đẩy hàng triệu người vào cảnh không nhà, gây nên thiệt hại hàng tỷ nhân dân tệ. Giới hoạt động môi trường nói cảnh tượng này sẽ còn tái diễn.
Giáo tranh ác liệt, Lữ đoàn Ukraine thiệt hại 75% quân số ở Pokrovsk
Việt Nam sở hữu tên lửa đạn đạo mạnh nhất Đông Nam Á
Cục An ninh Ukraine bát ngờ hứng 5 tên lửa Kinzhal từ Nga
Quảng Nam: Phà bất ngờ bị chìm, 14 người may mắn thoát nạn
Tuyên Quang: Xác định người lái xe ô tô lao vào nhà tông chết bé gái
Lũ đoàn Ukraine buông súng đầu hàng, lính tháo chạy hơn nửa
Mới đây, tờ Kyiv Post đã đăng tải một tin tức gây chấn động: Một lữ đoàn Ukraine được Pháp huấn luyện đã đã đầu hàng và bỏ chạy với tốc độ kỷ lục trước khi đặt chân lên chiến tuyến.
Quân Nga “bủa lưới” thành công, bắt đầu siết vòng vây ở Kurakhove
Mặc dù thời tiết ở khu vực miền đông Ukraine đang có tuyết rơi nhiều, nhưng Quân đội Nga (RFAF) vẫn tiếp tục các hoạt động tấn công tích cực trên hướng mặt trận Kurakhove và bước vào chiến dịch tiêu diệt lực lượng đang phòng thủ bên trong.
Mặt trận Pokrovsk nóng trở lại, quân Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt
Giao tranh ở khu vực thành phố Pokrovsk, nằm ở phía tây tỉnh Donetsk của Ukraine đã nóng trở lại, sau một thời gian tạm thời đóng băng. Quân đội Nga và Ukraine giao tranh quyết liệt ở khu vực phía nam thành phố.
Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, mặt trận Kursk thêm căng thẳng
Mới đây, ông Trump thông báo rằng Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine kèm theo điều kiện khiến mặt trận Kursk càng thêm căng thẳng.
Nhiều trường đại học dự kiến sẽ có thay đổi tổ hợp xét tuyển
Năm 2025, lứa thí sinh đầu tiên học theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ thi tốt nghiệp THPT.
Từ 2025, CSGT trích xuất camera hành trình để xử phạt
Từ 1/1/ 2025, công an có thể trích xuất camera hành trình để phát hiện, xử phạt vi phạm về trật tự an toàn đường bộ.
Đắk Lắk: Triệt xóa tụ điểm chứa mại dâm tại một khách sạn
Công an tỉnh Đắk Lắk bắt giữ 3 đối tượng chuyên tổ chức hoạt động mại dâm tinh vi trong khách sạn để điều tra về các hành vi “Chứa mại dâm” và “Môi giới mại dâm”.
Nga tập hợp 5 quân đoàn hùng mạnh đe dọa phòng tuyến Ukraine
Quân đội Nga đang tấn công rất mạnh mẽ vào phòng tuyến miền đông Ukraine trong bối cảnh đối phương đang thiếu nhân lực và thiết bị trên mọi mặt trận.
Quảng Trị: Thưởng Tết Ất Tỵ cao nhất gần 120 triệu đồng
Qua khảo sát 123 công ty, doanh nghiệp ở Quảng Trị cho thấy mức thưởng Tết Ất Tỵ năm 2025 dự kiến cao nhất khoảng 120 triệu đồng/người.
Đà Nẵng: Không khí Giáng sinh rộn ràng phố phường
Lễ hội đón Giáng sinh – Chào Năm mới Đà Nẵng 2025 diễn ra trong 20 ngày (từ ngày 14/12/2024 đến ngày 2/1/2025). Ngoài không gian nổi bật, tiếng nhạc mừng Giáng sinh đã rộn ràng khắp nơi.
Khởi tố đối tượng tạt chất bẩn vào CSGT ở Hải Dương
Xin bỏ qua lỗi vi phạm nhưng không được, Nguyễn Đình Toàn đã bỏ đi, sau đó quay lại mang theo chất bẩn hất về phía bàn làm việc của cảnh sát giao thông.