Loạn công nghệ truy xuất nguồn gốc

(khoahocdoisong.vn) - Truy xuất nguồn gốc đang là một công nghệ không thể thiếu để hàng hóa khẳng định chất lượng. Hiện nay trên thị trường đang có nhiều công nghệ truy xuất nguồn gốc, nhưng lại thiếu đồng bộ, thiếu kết nối.

Nhu cầu tất yếu

Vừa qua, Trung Quốc siết chặt yêu cầu thông tin truy xuất nguồn gốc (TXNG), quy định dán nhãn TXQG đối với các hàng nông sản xuất khẩu vào Trung Quốc.

Trong khi, có tới 60% nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc thông qua đường tiểu ngạch, thì việc bị siết yêu cầu, nông sản Việt Nam đã gặp khó khi vào thị trường này.

Thực tế, yêu cầu truy xuất nguồn gốc đã xuất hiện từ lâu. Như Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa TXNG trở thành quy định bắt buộc đối với các nước thành viên từ ngày 1/1/2005. Tại Mỹ từ năm 2002 đã có Luật Chống khủng bố sinh học quy định về việc lưu hồ sơ triển khai hệ thống TXNG sản phẩm thực phẩm… Nhật Bản triển khai TXNG thịt bò từ năm 2005,…

Trong nước, việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa từ khâu sản xuất đến tiêu thụ là một biện pháp cần thiết và hữu hiệu để lấy lại niềm tin của người tiêu dùng, đồng thời giúp doanh nghiệp khẳng định sự minh bạch cũng như hỗ trợ cơ quan chức năng quản lý hiệu quả và thuận lợi hơn.

Thông qua hệ thống TXNG, doanh nghiệp có thể nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời sự cố xảy ra đối với sản phẩm, đồng thời giúp xác định và khoanh vùng chính xác sản phẩm có vấn đề để thực hiện kịp thời các hành động thu hồi hoặc loại bỏ sản phẩm khỏi chuỗi cung ứng.

Người tiêu dùng có khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn thông tin thông qua các thiết bị di động (smart phone) để xác định được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm; đồng thời có thể nhận được cảnh báo, hướng dẫn kịp thời từ phía người sản xuất hoặc các cơ quan chức năng khi có sự cố xảy ra đối với sản phẩm.

Tại Việt Nam, TXNG đã được triển khai áp dụng theo nhiều hình thức khác nhau. Các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9001, ISO 22005, Global GAP, GTS, HACCP… cũng đã đề cập đến TXNG.

Trong một vài năm gần đây các công nghệ mới đã được áp dụng trong hoạt động TXNG khiến hoạt động này ngày càng trở nên phổ biến.

Cần quy hoạch công nghệ TXNG

Theo ông Trần Văn Vinh, Tổng Cục trưởng Cục Đo lường chất lượng, hiện nay, tại Việt Nam, đã có rất nhiều doanh nghiệp công nghệ phát triển các ứng dụng về TXNG và không ngừng cải tiến, áp dụng các công nghệ tiên tiến cho hệ thống TXNG, giúp tự động và thuận tiện trong khâu khai báo và thu thập dữ liệu, nâng cao khả năng trao đổi, nhanh chóng, chính xác, kịp thời và kiểm soát được tính trung thực của dữ liệu.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động TXNG đang tồn tại một số khó khăn, bất cập như các hệ thống mang tính khép kín, không có khả năng mở để các bên tham gia có thể kết nối với các hệ thống khác cũng như kết nối với các nước trên thế giới.

Hơn nữa, trên thị trường có rất nhiều cơ sở, doanh nghiệp sử dụng mã QR code để cung cấp thông tin về sản phẩm và gọi đó là tem TXNG, tuy nhiên hoạt động truy xuất thông qua tem chưa được chuẩn hóa về nội dung và hình thức. Các tem này hầu hết chỉ ở mức cung cấp thông tin, không phải TXNG.

Hơn nữa, dữ liệu về truy xuất nguồn gốc chưa được kết nối với các cơ quan quản lý, do đó các cơ quan quản lý nhà nước chưa thể hiện được vai trò của mình đối với hoạt động này. Việc áp dụng TXNG chưa được thực hiện thống nhất, bài bản và có hệ thống gây nên những hoài nghi về tính chất và hiệu quả của các hệ thống.

"Để thúc đẩy hoạt động TXNG, Tổng cục TCĐLCL đang sớm hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, văn bản, cụ thể là xây dựng Thông tư, tiêu chuẩn GS1 toàn cầu, tiêu chuẩn vật mang dữ liệu. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động, tạo môi trường chung, ứng dụng nhiều giải pháp khác nhau, giúp TXNG tại Việt Nam được kết nối và thừa nhận quốc tế”, Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh cho biết.

Được biết, ngày 19/01/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg phê duyệt Đề án triển khai áp dụng và quản lý hệ thống TXNG, trong đó có việc xây dựng cổng thông tin TXNG sản phẩm, hàng hóa quốc gia bao gồm hệ thống phần cứng, phần mềm để phục vụ việc cung cấp thông tin về nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở kết nối với hệ thống TXNG của các bộ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các hệ thống quốc tế được công nhận. Theo kế hoạch đến năm 2025 cổng thông tin này đi vào vận hành.

Theo Đời sống
Có gì mới trong macOS Sequoia?

Có gì mới trong macOS Sequoia?

Apple đã chính thức giới thiệu macOS 15 Sequoia, phiên bản mới nhất của hệ điều hành dành cho máy Mac. macOS Sequoia là một bản cập nhật miễn phí, có thể được tải xuống trên các dòng máy.
Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Bluetooth 6.0 ra mắt có gì mới?

Mới đây, tại sự kiện IFA 2024, Bluetooth Special Interest Group đã tạo ra dấu ấn riêng khi giới thiệu kết nối Bluetooth 6.0- một tiêu chuẩn mới giúp thay đổi thiết bị giao tiếp.
iOS 18.1 Beta 3 có gì mới?

iOS 18.1 Beta 3 có gì mới?

Bên cạnh iOS 18 beta 8, Apple cũng phát hành phiên bản beta thứ ba của iOS 18.1 dành cho các nhà phát triển, mang đến một số tính năng mới thuộc hệ thống Apple Intelligence.
back to top