Về phía Liên Hiệp hội Việt Nam tham dự lễ ký kết có GS.TSKH Đặng Vũ Minh - Chủ tịch; TS Phạm Văn Tân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký; TS Phan Tùng Mậu - Phó Chủ tịch; TSKH Nghiêm Vũ Khải - Phó Chủ tịch; TS Trần Ngọc Hùng - Tổng hội Xây dựng. Về phía Tập đoàn GFS có ông Phạm Thành Công - Chủ tịch HĐQT cùng các đại biểu khác.
Theo đó, nội dung trọng tâm của bản ký kết phối hợp hoạt động giữa hai cơ quan trong lần này gồm: Tư vấn xây dựng tiềm lực KH&CN, các chủ trương, chương trình phát triển ứng dụng KH&CN. Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và phát triển KH&CN. Trong đó, đặc biệt là tổ chức thực hiện "Đề án tích hợp công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh công nghiệp xây dựng, xử lý môi trường tro xỉ nhiệt điện, phát triển sản xuất bê tông đúc sẵn thế hệ mới, tạo chuỗi giá trị gia tăng trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông, thủy lợi. Truyền thông, phổ biến, trao đổi thông tin KH&CN, các giải thưởng, hội thi và các hoạt động sáng tạo KH&CN, đề xuất các dự án có quy mô lớn, có tính liên ngành nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết của xã hội như nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, ô nhiễm môi trường".
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn GFS Phạm Thành Công tặng hoa bày tỏ lòng cảm ơn đối với GS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên Hiệp hội Việt Nam. |
Mục tiêu cụ thể trước mắt sẽ xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý xỉ thải nhiệt điện tại Bình Thuận. Tập trung phục vụ nhu cầu bức thiết về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp lớn như phục vụ khu công nghiệp Samsung, LF, Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Nội, TPHCM… Sao cho giảm giá thành xây dựng, tăng chất lượng nhà ở, tăng tốc độ xây dựng theo công nghệ nhà tiền chế thế hệ mới được tích hợp nhiều phát minh sáng chế mới của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thúc đẩy nền kinh tế số phát triển, văn phòng thông mình, tòa nhà, thành phố thông minh, thúc đẩy thị phần thương mại điện tử, các giải pháp hạn chế chi phí logictic…
Phát biểu tại buổi lễ ký kết, GS.TSKH Đặng Vũ Minh, Chủ tịch Liên Hiệp hội Việt Nam cho biết, để một kết quả nghiên cứu được đưa vào sản xuất, không thể thiếu vai trò của doanh nghiệp. Việc Liên Hiệp hội Việt Nam chọn Tập đoàn GFS để hợp tác bởi đây là một doanh nghiệp cùng với lợi nhuận thì có nhiều nhiều hoạt động liên quan đến vấn đề môi trường, nông nghiệp… là những vấn đề gắn với lợi ích của người dân. GFS là đơn vị rất quan tâm đến phát triển khoa học công nghệ, trong Tập đoàn cũng có đơn vị khoa học công nghệ trực thuộc Liên Hiệp hội Việt Nam. Tập đoàn GFS đã nghiên cứu sử dụng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện làm vật liệu xây dựng, làm nhà ở giá rẻ cho công nhân. Đó là điều rất quan trọng, nếu thành công sẽ đem lại hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế rất lớn.
Sau khi ký hết, hai bên sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo, thực hiện tư vấn, phản biện khoa học, giám định các công trình, sản phẩm, đề án, dự án; vận động chính sách đối với các sản phẩm, dự án, đề án, thúc đẩy việc hoàn thiện các cơ chế chính sách (kể cả việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình...) có liên quan đến hoạt động của GFS. Nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và phát triển KH&CN. Nghiên cứu, thực hiện các dự án thử nghiệm, các công nghệ mới liên quan đến công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi, xây dựng, giao thông, năng lượng tái tạo, vật liệu mới, logistic, bảo vệ môi trường…