<div> <table class="picture nocaption"> <tbody> <tr> <td><img alt="dich covid-19 tai viet nam anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/16/znews-photo-zadn-vn_quandoiphunbv.jpg" title="dịch covid-19 tại việt nam ảnh 1" /></td> </tr> </tbody> </table> <p>Sau 20 ngày kể từ khi làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát trong cộng đồng ngày 27/4, Việt Nam đã vượt mốc 1.000 trường hợp mắc Covid-19. Các ca nhiễm xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước với những ổ dịch khác nhau.</p> <p>Trong đợt bùng phát dịch lần này, Việt Nam cũng xuất hiện các ca bệnh ở nhiều địa điểm như bệnh viện, khu công nghiệp, quán bar hay khu dân cư... Điều này dấy lên những lo ngại về thời điểm dịch kết thúc.</p> <p>Phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đã có những nhận định về một số vấn đề còn hiện hữu trong tình hình dịch Covid-19 ở nước ta lúc này.</p> <h3>Khó xác định đỉnh dịch</h3> <p class="question">- Thưa ông, đến lúc nào Việt Nam sẽ có đỉnh dịch?</p> <p>- Vấn đề hiện nay của Việt Nam là không chỉ có một ổ dịch. Với một ổ dịch, chúng ta có thể xác định được đỉnh dịch. Tuy nhiên, Việt Nam đang xuất hiện liên tiếp các ổ dịch khác nhau với một số chuỗi lây truyền riêng biệt như Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bắc Ninh, Bắc Giang...</p> <p>Lúc này, tôi nghĩ chúng ta cũng không cần thiết phải tính đỉnh dịch. Thay vào đó, Việt Nam nên tập trung cho việc phòng vệ, cắt đứt chuỗi lây nhiễm để không xuất hiện thêm các ổ dịch nữa.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="dich covid-19 tai viet nam anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/16/znews-photo-zadn-vn_dsc_8721.jpeg" title="dịch covid-19 tại việt nam ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Theo PGS Trần Đắc Phu, Việt Nam có thể vẫn luôn tồn tại ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Ảnh: <em>Hoàng Hà</em>.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Thực tế về mặt dịch tễ, dịch Covid-19 tại Việt Nam có thể chưa bao giờ kết thúc. Ở những khoảng trống không ghi nhận ca bệnh trong cộng đồng thời gian qua, bệnh nhân có thể vẫn xuất hiện nhưng chúng ta không biết. Nếu chúng ta không phát hiện ra bác sĩ dương tính với nCoV ở Lào, có lẽ Việt Nam cũng sẽ không xác định được sớm ổ dịch Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.</p> <p>Do đó, dịch sẽ phụ thuộc vào việc chúng ta xác định vào lúc nào và kết quả xét nghiệm nhiều hay ít. Xét nghiệm sàng lọc rộng có chỉ định, chúng ta sẽ sớm phát hiện được các ca bệnh hơn.</p> <h3>Lo lắng từ khu công nghiệp, bệnh viện và tình trạng gian dối trong khai báo</h3> <p class="question">- Ông đánh giá như thế nào về sự nguy hiểm ở các ổ dịch trong khu công nghiệp?</p> <p>- Hiện nay, Việt Nam đã xuất hiện các biến chủng mới của SARS-CoV-2 từ Ấn Độ, Anh hay Nam Phi. Đặc điểm của các biến chủng này là lây lan rất nhanh. Do đó, chúng ta thấy các ca bệnh mới đã xuất hiện ở rất nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là các khu công nghiệp. Điển hình như khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang hay Đà Nẵng.</p> <p>Tại khu công nghiệp Bắc Ninh và Bắc Giang, các bệnh nhân lây nhiễm virus do liên quan ổ dịch tại Thuận Thành (Bắc Ninh). Chủng virus tại Thuận Thành lại đến từ các ổ dịch Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) và Bệnh viện K (Hà Nội). Về cơ bản, chúng ta đã kiểm soát được các chuỗi lây nhiễm tại đây.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="dich covid-19 tai viet nam anh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/16/znews-photo-zadn-vn_dsc_8715.jpeg" title="dịch covid-19 tại việt nam ảnh 3" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Việt lây nhiễm trong khu công nghiệp mang đến nguy cơ rất cao. Ảnh: <em>Hoàng Hà</em>.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Tuy nhiên, chuỗi lây nhiễm ở khu công nghiệp Đà Nẵng mới được phát hiện ngày 1/5 vẫn cho thấy những nguy cơ nhất định. Tôi hy vọng ổ dịch này chưa lan rộng và chúng ta có thể kiểm soát được.</p> <p>Dù vậy, chúng ta vẫn phải tuyệt đối cảnh giác vì những ca bệnh khi xuất hiện trong khu công nghiệp sẽ lây lan rất nhanh và rộng. Đây là môi trường làm việc kín, đông người nên nếu chúng ta không thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch, virus có thể nhanh chóng lây cho hàng chục nghìn công nhân. Bên cạnh đó, các công nhân này lại trở về cộng đồng dẫn đến lây lan ra bên ngoài.</p> <p class="question">- Thời gian qua, nhiều bệnh viện lớn đã phải tạm thời phòng tỏa do xuất hiện những ca mắc Covid-19. Liệu ngành y tế Việt Nam có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh quá tải tương tự Ấn Độ?</p> <p>- Điều đầu tiên, tôi cho rằng chúng ta phải chấn chỉnh lại toàn bộ hệ thống cơ sở y tế trên cả nước. Hiện chúng ta ghi nhận 9 bệnh viện bị ảnh hưởng bởi dịch. Số lượng này không được phép gia tăng nữa. Chúng ta phải có những biện pháp nhằm tránh để kịch bản này lặp lại.</p> <p>Những ngày qua, Bộ Y tế đã có những động thái rất quyết liệt trong vấn đề này. Bộ yêu cầu các bệnh viện cần nhanh chóng chấn chỉnh quy trình chống nhiễm khuẩn, sàng lọc bệnh nhân... Đặc biệt, Bộ Y tế cũng đề nghị các bệnh viện xét nghiệm cho toàn bộ bác sĩ, nhân viên y tế và bệnh nhân. Đây là những biện pháp để chúng ta can thiệp kịp thời trước tình hình này.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="dich covid-19 tai viet nam anh 4" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/16/znews-photo-zadn-vn_benh_vien_vl_zing.jpg" title="dịch covid-19 tại việt nam ảnh 4" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Quân đội phun khử khuẩn tại ổ dịch Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội). Ảnh: <em>Việt Linh</em>.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Trong trường hợp các cơ sở y tế quá tải, số người mắc tăng lên nhiều, chúng ta hoàn toàn có thể không còn khả năng chữa bệnh. Lúc này, bên cạnh người bệnh không được can thiệp y tế, chúng ta thậm chí khó có thể kiểm soát tình hình khi tình trạng nhiễm khuẩn chéo xảy ra, dẫn đến suy sụp hệ thống y tế.</p> <p>Bởi vậy, Việt Nam vẫn phải tuyệt đối tập trung, không lơ là, chủ quan để khống chế số lượng ca mắc không tăng lên quá cao. Các cơ sở y tế cũng phải thực hiện đúng quy trình phòng, chống dịch, tránh tình trạng lặp lại sai lầm, gây quá tải y tế.</p> <p class="question">- Chúng ta vừa ghi nhận một số trường hợp không trung thực trong khai báo y tế cũng như không tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch. Liệu Việt Nam có cần thêm những biện pháp cứng rắn hơn để răn đe?</p> <p>- Tôi nghĩ hệ thống pháp luật Việt Nam cũng đã có những chế tài tương đối cứng rắn để xử lý các trường hợp này.</p> <p>Thực tế, Hà Nội cũng từng phải kiểm soát số lượng người rất lớn từ Đà Nẵng trở về ở đợt bùng phát dịch trước đó với khoảng 70.000 trường hợp. Lần này, làn sóng của dịch liên quan kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5. Hà Nội đã yêu cầu tất cả người dân trở về từ địa phương khác phải khai báo y tế bắt buộc. Ngoài ra, những người có triệu chứng sốt, ho, khó thở hay nghi ngờ mắc Covid-19 cũng phải đi xét nghiệm.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="dich covid-19 tai viet nam anh 5" src="https://khds.1cdn.vn/2021/05/16/znews-photo-zadn-vn_hanoi_2_zing.jpg" title="dịch covid-19 tại việt nam ảnh 5" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Chung cư tại Hà Nội bị phong tỏa sau khi xuất hiện trường hợp nhiễm nCoV nhưng không trung thực trong khai báo. Ảnh:<em> Duy Anh</em>.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Trong những trường hợp mới đây, họ đã vi phạm quy định về vấn đề khai báo. Ngoài ra, khi có triệu chứng, các bệnh nhân cũng không báo cáo kịp thời cho chính quyền.</p> <p>Tôi nghĩ khi có mối liên quan dịch tễ với những khu vực xuất hiện dịch đã được cảnh báo từ trước cho những người đi du lịch dịp 30/4-1/5, kết hợp những triệu chứng lâm sàng, bệnh nhân phải cố gắng hạn chế tiếp xúc với người khác. Tuy nhiên, những trường hợp mới ghi nhận gần đây lại giao tiếp với rất nhiều người, khiến việc truy vết trở nên khó khăn.</p> <p>Cơ quan chức năng vừa qua cũng đã có các quyết định đình chỉ, yêu cầu kiểm điểm liên quan vụ việc. Tôi nghĩ đó là những biện pháp rất nghiêm. Trong quá trình kiểm điểm sắp tới, các vi phạm ở mức độ nào sẽ tiếp tục bị xử lý theo quy định. Việt Nam đã có những quy định rất rõ về vấn đề này.</p> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> <div class="z-widget-corona"> <div class="z-corona-header"> <h3> </h3> </div> </div> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 tại Việt Nam khi nào sẽ kết thúc?
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Việt Nam có thể luôn tồn tại những ca mắc Covid-19 trong cộng đồng nhưng không được phát hiện.
Luật Nhà giáo là cần thiết, khẳng định vai trò, vị thế của nhà giáo
Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, TS. Nguyễn Thị Mai Hoa đánh giá, việc ban hành Luật Nhà giáo là cần thiết, khẳng định vai trò, vị thế của nhà giáo và sự tôn vinh của xã hội.
Cơ chế đã có mà vẫn thiếu thuốc, là do thiếu trách nhiệm?
Đại biểu đặt câu hỏi, điểm nghẽn về cơ chế đã tháo gỡ, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu thuốc ở một số số cơ sở khám chữa bệnh có phải do thiếu tinh thần trách nhiệm trong đấu thầu?
Chiến lược giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng công nghệ toàn cầu
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công vượt bậc của các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu.
ĐBQH: Cần “dẹp loạn” những quảng cáo nhếch nhác, sai sự thật
Đại biểu Trần Quốc Tuấn nêu thực trạng, nhiều quảng cáo có những cam kết không thực tế về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, phóng đại quá mức hoặc không minh bạch về thông tin.
Doanh nghiệp bất ngờ bị cưỡng chế thuế phong tỏa tài khoản tại Quảng Nam
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi Cục thuế tỉnh về việc giải quyết đề nghị của Công ty CP Miền Trung xin xem xét, giải quyết tiền thuế đất tại khu vực G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức.
Thiếu thuốc bệnh viện ảnh hưởng quyền lợi người dân
Đại biểu Quốc hội cho biết, thiếu thuốc tại nhà thuốc bệnh viện buộc người dân phải đi mua bên ngoài, vừa bất tiện, vừa khó kiểm soát được chất lượng và giá cả.
Hiểu thế nào về không công khai sai phạm nhà giáo?
Chuyên gia pháp lý cho rằng, đề xuất không công khai thông tin của giáo viên khi chưa có kết luận chính thức là nhân văn và phù hợp với nguyên tắc chung của pháp luật.
Nhiều biển số ôtô “vip” bị bỏ cọc sau khi trúng đấu giá tại Hà Tĩnh
Hàng loạt biển số ô tô “siêu đẹp” của Hà Tĩnh không được người trúng đấu giá hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Thời gian tới, Công ty Đấu giá Hợp danh Việt Nam sẽ đưa những biển số này ra đấu giá lại lần 2.
Cộng 2 điểm cho con của người hoạt động CM trước 1/1/1945?
Dự thảo quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 có thực tế?
“Ngáo” giá gây sốt đất… cần chế tài chứng minh tài chính?
Trong bối cảnh thị trường BĐS tại Hà Nội liên tục ghi nhận những phiên đấu giá đất nền với giá trúng vượt xa khởi điểm, câu hỏi đặt ra về các hệ lụy kinh tế, giải pháp mới để ổn định thị trường.