Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển TPHCM trong tương lai

UBND TPHCM sẽ tổ chức “Diễn Kinh tế TPHCM 2022 - HEF 2022” vào ngày 15/4/2022 với chủ đề “Kinh tế số: Động lực tăng trưởng và phát triển TPHCM trong tương lai”.

Nâng cao năng lực chuyển đổi số của doanh nghiệp

HEF 2022 xoay quanh 4 chủ đề chính: “Bức tranh chung về chuyển đổi số trong doanh nghiệp ở TPHCM, tầm nhìn và khát vọng đến năm 2030”; “Thiết kế chính sách phù hợp cho phát triển kinh tế số tại TPHCM: định hướng 2025 và tầm nhìn 2030”.

Hai chủ đề khác là “Chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: thách thức và giải pháp” và “Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: kinh nghiệm và bài học thành công của doanh nghiệp trong nước và quốc tế”.

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM nhấn mạnh, diễn đàn là cơ hội để lãnh đạo thành phố trao đổi, thảo luận với các chuyên gia, các nhà khoa học, các tổ chức, các doanh nghiệp trong và ngoài nước về chuyển đổi số và kinh tế số.

hop-bao.jpg
Theo ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, kinh tế số hiệu quả trên nhiều phương diện trong đời sống xã hội.

Kinh tế số đi rất nhanh, lan tỏa rất nhanh trên phạm vi toàn thế giới, trong nước, toàn thành phố, trong doanh nghiệp và trong cộng đồng người dân. Kinh tế số hiệu quả trên nhiều phương diện trong đời sống xã hội.

Với diễn đàn quốc tề lần thứ ba về kinh tế số nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế, TPHCM tham vọng diễn đàn sẽ trở thành một sự kiện quan trọng của TPHCM, với quyết tâm phát triển mạnh mẽ hơn của kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế TPHCM nói riêng.

Diễn đàn cũng tạo cơ hội để các cá nhân và tổ chức đề xuất các kiến nghị về khuôn khổ chính sách khuyến khích và quản lý phát triển kinh tế số. Qua đó phát huy vai trò các bên liên quan trong hệ sinh thái kỹ thuật/kinh tế số; góp phần đồng thời đẩy mạnh xây dựng TPHCM thành đô thị thông minh.

Diễn đàn dự kiến sẽ có sự tham gia của hơn 900 đại biểu trong và ngoài nước. Bao gồm Lãnh đạo Chính phủ, Lãnh đạo các Bộ ngành Việt Nam; các nhà quản lý và lãnh đạo các địa phương nước ngoài như Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Nhật Bản, Phần Lan, Israel, Thái Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Úc...

Bên cạnh đó còn có sự tham gia của các định chế tài chính quốc tế (Ngân hàng Thế giới - World Bank, Quỹ tiền tệ Quốc tế - IMF, Tập đoàn Tài chính Quốc tế - IFC, Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB...); các tổ chức Quốc tế như Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Qua diễn đàn, lãnh đạo TPHCM hy vọng tiếp thu ý kiến của các chuyên gia trong việc chia sẻ kinh nghiệm, đánh giá thực trạng, triển vọng, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển kinh tế số, góp phần xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh, tương tác cao.

TPHCM làm gì hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi số?

Bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM cho biết, trong chương trình chuyển đổi số TPHCM ban hành vào tháng 7/2021 và gần đây là kế hoạch chuyển đổi số của TPHCM năm 2022, tập trung phát triển 3 trụ cột chính: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

chuyen-doi-so-1.jpg
Theo một đánh giá năm 2019 và 2020 và ước lượng dự báo 2021 của Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, ước lượng hiệu quả của kinh tế số vào tăng trưởng kinh tế của TPHCM (GRDP) năm 2021 là 14,4%. Ảnh min họa

Đối với hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi số, TPHCM có chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số thực hiện triển khai những nền tảng số. Đây là chương trình dành cho các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, TPHCM đã thành lập trung tâm Chuyển đổi số của TPHCM, gọi là DXCenter.

DXCenter thúc đẩy và chuyển giao các công nghệ trong hoạt động chuyển đổi số, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc hoạch định và triển khai chiến lược chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan như Sở Khoa học & Công nghệ TPHCM tập trung xây dựng các cơ chế tài chính, chính sách phát triển được các ứng dụng mang tính đổi mới sáng tạo.

Cụ thể, hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ để chuyển đổi số; chính sách khởi nghiệp để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào công nghệ mới có tính đột phá.

Ngoài ra, bà Trung Trinh cho biết thêm, TPHCM cùng Ngân hàng Thế giới (WB) hợp tác trong chương trình chuyển đổi số, đặc biệt có những cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển chuyển đổi số.

Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM cho biết, theo một đánh giá năm 2019 và 2020 và ước lượng dự báo 2021, ước lượng hiệu quả của kinh tế số vào tăng trưởng kinh tế của TPHCM (GRDP) năm 2021 là 14,4%.

10 ngành được TPHCM ưu tiên chuyển đổi số là y tế; giáo dục; giao thông vận tải; tài chính - ngân hàng; du lịch; nông nghiệp; logistics; môi trường; năng lượng và đào tạo nhân lực. TPHCM đặt ra mục tiêu 2025, kinh tế số TPHCM chiếm 25%, đến 2030 chiếm 40% GRDP của TPHCM.

Kinh tế số phát triển dựa trên nền tảng dữ liệu. Hiện nay TPHCM phối hợp với WB triển khai chương trình chiến lược dữ liệu tổng thể và quy hoạch phát triển dữ liệu TPHCM từ đây đến năm 2025 và tầm nhìn 2030. Đây là định hướng quan trọng để giải quyết bài toán vĩ mô và vi mô của TPHCM liên quan đến hoạch định và sử dụng các nguồn lực dữ liệu sao cho hiệu quả.

Bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM

Theo Đời sống
Ngân hàng Nhà nước sắp tổ chức đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước sắp tổ chức đấu thầu vàng miếng

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện kịp thời, hiệu quả các giải pháp, công cụ điều hành thị trường vàng, NHNN dự kiến tổ chức đấu thầu vàng miếng ngay trong tuần này để tăng cung cho thị trường.
back to top