Hậu Covid-19: Thói quen của người tiêu dùng có thay đổi?

(khoahocdoisong.vn) - Theo các chuyên gia khảo sát, hành vi của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong giai đoạn trước mắt đã thay đổi rõ ràng. Câu hỏi tiếp theo đặt ra là “Liệu khi nào mọi thứ sẽ trở lại bình thường?”. Câu trả lời có thể là không bao giờ.
Khảo sát của Nielsen cho thấy, 25% số người được hỏi đã tăng cường mua sắm online và giảm tần suất mua sắm trực tiếp tại siêu thị hay cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống.

Khảo sát của Nielsen cho thấy, 25% số người được hỏi đã tăng cường mua sắm online và giảm tần suất mua sắm trực tiếp tại siêu thị hay cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống.

Hành vi thay đổi = thói quen thay đổi

Nielsen và Infocus Mekong Mobile Panel mới đây đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 500 người tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM về ảnh hưởng của Covid-19 đến hành vi của người tiêu dùng. Bà Louise Hawley, Tổng Giám đốc Nielsen Việt Nam cho biết, có một sự thay đổi đáng kể từ tiêu dùng mua mang đi (on-the-go) đến tiêu dùng an toàn tại nhà (safe-in-home) do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Dịch Covid-19 không những tác động đến việc mua sắm, ăn uống ngoài mà ảnh hưởng đến hành vi chung.

Khảo sát của Nielsen cho thấy, 25% số người được hỏi đã tăng cường mua sắm online và giảm tần suất mua sắm trực tiếp tại siêu thị hay cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống. Ngoài ra, những dịch vụ “đi chợ hộ” cũng phát triển mạnh mẽ trong mùa dịch.

Chị Dung, chủ cửa hàng bún đậu cây Bàng ở 129 Đại La, Hà Nội cho biết, thực hiện quy định giãn cách xã hội của Chính phủ, quán đóng cửa đến mùng 1/5 mới mở lại. Mặc dù hết giãn cách nhưng người đến ăn tại  chỗ giảm mạnh. Tuy nhiên, khách hàng mua mang về tăng cao. 

Có thể thấy rõ, dịch bệnh Covid-19 đang dần hình thành một thói quen tiêu dùng mới của người dân, đó là ăn uống tại nhà. Nghiên cứu của Nielsen chỉ ra rằng, tại 11 thị trường châu Á, đa số người tiêu dùng đều thay đổi hành vi tiêu dùng khi ưu tiên việc ăn tại nhà hơn là đi ra ngoài. Riêng thị trường Việt Nam, tác động của Covid-19 khiến cho hơn 50% người dân giảm tần suất ghé các cửa hàng truyền thống; 52% người dân gia tăng dự trữ hàng hóa tại nhà; 82% người tiêu dùng giảm tần suất các hoạt động ăn uống bên ngoài.

Chị Nguyễn Thanh Thủy (88 Võ Thị Sáu, Hà Nội) cho biết, thói quen mua sắm thực phẩm mỗi ngày của gia đình chị đã thay đổi sang 3 ngày một lần, thậm chí mỗi tuần một lần. Sau một thời gian giãn cách, chị Thủy tiếp cận với mua hàng online, quét mã QR, dùng app truy xuất nguồn gốc, thanh toán không dùng tiền mặt... rất tiện lợi, văn minh. Chị cũng chuyển sang ưa thích nấu ăn tại nhà vì nhận thấy tiết kiệm chi phí và yên tâm về chất lượng.  

Khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar cũng cho biết, tình trạng giãn cách xã hội khiến nhiều người phải ở nhà, dẫn đến thay đổi lớn trong xu hướng hành vi. Người tiêu dùng cắt giảm bớt chi tiêu ở các mặt hàng mang tính giải trí và có xu hướng mua trữ hàng hóa. 40% người người Việt Nam nói rằng họ đã dành nhiều thời gian hơn để xem tivi và 35% sử dụng thời gian để xem các nội dung trực tuyến vào thời điểm hiện tại.

Theo báo cáo của Netflix (công ty truyền phát phim trực tuyến lớn nhất hiện nay) công bố ngày 21/4, công ty này đã đạt mức lợi nhuận 709 triệu USD trên tổng doanh thu 5,8 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm nay. Số lượng thuê bao đã tăng 15,7 triệu tài khoản so với quý trước, nâng tổng số thuê bao hiện nay lên gần 183 triệu tài khoản.

Doanh thu trong lĩnh vực trò chơi điện tử video games trong tháng 3 vừa qua cũng đã đạt mức cao nhất trong hơn một thập kỷ. Trong tháng 3 vừa qua, doanh số máy chơi game Xbox One, PlayStation 4 và Nintendo Switch đã tăng 63% lên 461 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số thay đổi trong hành vi người dùng sẽ thay đổi cuộc chơi vĩnh viễn. Chúng ta sẽ tìm thấy những phương thức mới trong làm việc, giao tiếp xã hội, giải trí, mua sắm, giảm thiểu chi phí du lịch, chi tiêu tiết kiệm, ăn uống lành mạnh và giữ dáng.

Một số thay đổi trong hành vi người dùng sẽ thay đổi cuộc chơi vĩnh viễn. Chúng ta sẽ tìm thấy những phương thức mới trong làm việc, giao tiếp xã hội, giải trí, mua sắm, giảm thiểu chi phí du lịch, chi tiêu tiết kiệm, ăn uống lành mạnh và giữ dáng.

Doanh nghiệp thay đổi theo người tiêu dùng

Theo nhận định của giới chuyên gia, không chỉ thay đổi phương thức mua sắm, nhiều người đã thay đổi phương thức thanh toán không tiền mặt trong các giao dịch. Xu hướng thanh toán này sẽ lên ngôi với ưu điểm nhanh, tiện lợi và tránh được nhiều rủi ro,  hạn chế dịch bệnh, bảo mật. Ngay cả sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, các thói quen tiêu dùng, thanh toán mới này vẫn được duy trì.

Kết quả khảo sát của Kantar cho thấy, có một bộ phận không nhỏ những cá nhân bày tỏ vẫn sẽ tiếp tục ở nhà, đọc sách, xem phim và tận hưởng việc ở một mình dù dịch bệnh đã qua đi. 

Khi thói quen người tiêu dùng thay đổi, doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi theo. Ông Đỗ Hữu Hưng, CEO của Accesstrade Việt Nam cho rằng, sự thay đổi hành vi người tiêu dùng trong nền kinh tế số đã định hình lại các ngành nghề, lĩnh vực với cách thức quản trị mới, tập trung vào trải nghiệm khách hàng và gói trọn từ cung ứng, giao hàng, thanh toán. Sự thay đổi này khiến các doanh nghiệp dần chuyển đổi cách thức quản trị, quảng cáo, marketing. Chiến lược chung là xây dựng hệ thống thương mại điện tử, tích lũy data khách hàng, tiếp cận, chăm sóc khách hàng trực tiếp (D2C)…

Thị phần thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến, dịch vụ giao hàng nhanh dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng người mua lẫn doanh thu. Mua sắm online và sử dụng hầu hết các dịch vụ tại nhà đang trở thành xu hướng của nhiều người tiêu dùng Việt Nam. Do vậy, những nhà bán lẻ cần chú ý khai thác sâu các kênh trực tuyến, thiết kế dịch vụ giao hàng, phát triển hơn các dịch vụ O2O (offline-to-online) và thúc đẩy tích hợp đa kênh theo xu hướng người tiêu dùng mua sắm trong tương lai.

Việc ứng dụng kỹ thuật số sẽ đưa vào áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh và chăm sóc khách hàng trong thời gian tới. Đồng thời, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch truyền thông, kênh truyền thông theo hướng số hóa, phát triển hoặc đẩy mạnh các nền tảng trực tuyến (Digital, O2O, mạng xã hội) như là một trong những điểm tiếp cận người tiêu dùng quan trọng ở thời điểm hiện tại.

Theo Đời sống
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao

Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
back to top