<div> <div><span><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2019/10/19/1148_image001-22_21_40_872.png" /></span></div> <div><span><span>Tỉnh Chungnam có công suất nhiệt điện than lớn nhất Hàn Quốc. (Ảnh: Báo Xây dựng)</span></span></div> <p><span>Hai nhà máy nhiệt điện than ở South Chungcheong (chungnam), tỉnh có công suất nhiệt điện than lớn nhất Hàn Quốc, sẽ bị buộc phải đóng cửa, đây là một trong những biện pháp mới của chính phủ nước này nhằm đối phó với tình hình ô nhiễm không khí.</span></p> <p><span>Hai nhà máy nhiệt điện than là Boryung 1 và Boryung 2 sẽ phải ngừng hoạt động vào tháng 12/2020, sớm hơn 1,5 năm so với kế hoạch ban đầu. Bốn nhà máy nhiệt điện than khác cũng sẽ bị đóng cửa vào năm 2021.</span></p> <p><span>Một uỷ ban đặc biệt về bụi mịn do Thủ tướng Lee Nak-yon đứng đầu đã tuyên bố hôm 1/11/2019 rằng chính phủ sẽ đưa ra hàng loạt biện pháp mới nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động phát thải các phân tử bụi bởi vì Hàn Quốc đã phải chịu đựng ô nhiễm bụi mịn độc hại ở mức độ cao. Hai trong số các giải pháp đó là cấm ô tô cũ chạy bằng dầu diesel lưu thông trên phố và giảm việc sử dụng điện than.</span></p> <p><span>Đây là một thắng lợi cho Chungnam, nơi chiếm tới khoảng một nửa công suất nhiệt điện than của Hàn Quốc. Tỉnh này đã đi đầu trong chiến dịch đòi loại bỏ nhiệt điện than, họ yêu cầu chính phủ cho đóng cửa trước thời hạn các nhà máy nhiệt điện than cũ và chuyển dịch từ điện than sang năng lượng sạch.</span></p> <p><span>“Chúng ta đều biết rằng các nhà máy điện đốt than là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu. Đất nước chúng tôi có hơn 60 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động, và Chungnam có 30 nhà máy trong đó 14 nhà máy đã có tuổi thọ trên 25 năm. Chúng tôi là nạn nhân chính đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm không khí,” Thống đốc Seung-Jo Yang nói. “Hiện nay điều này có nghĩa là chúng tôi không thể trì hoãn sự chuyển dịch năng lượng từ than sang năng lượng sạch cũng như đóng cửa sớm các nhà máy nhiệt điện than.”</span></p> <p><span>Kể từ khi nhậm chức, Thống đốc Yang đã nỗ lực loại bỏ nhiệt điện than. Là một phần của “Kế hoạch tầm nhìn năng lượng 2050”, tỉnh Chungnam đã cam kết sử dụng tất cả các đòn bẩy chính sách và luật pháp theo thẩm quyền để đẩy nhanh việc đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than. Tỉnh này đã tuyên bố họ sẽ cho ngừng hoạt động 14 nhà máy nhiệt điện than cho đến năm 2026; nâng công suất điện tái tạo từ 7,7% lên 47,5%; giảm tiêu thụ năng lượng; và giảm đáng kể tình trạng ô nhiễm không khí. Chungnam cũng cam kết về một sự chuyển dịch công bằng cho lực lượng lao động và các cộng đồng bị ảnh hưởng.</span></p> <p><span>Trong tiến trình đó, tỉnh này đã gia nhập Liên minh Dưới 2 độ C và Liên minh coi than đá là quá khứ, là cơ cấu thuộc chính quyền đầu tiên ở châu Á thực hiện như vậy nhằm hợp tác với các đối tác toàn cầu để loại bỏ nhiệt điện than.</span></p> <p><span>“Mỗi quốc gia nên tránh xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới và nỗ lực để đóng cửa sớm các nhà máy đang hoạt động càng sớm càng tốt nhằm đáp ứng các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu đã được toàn thế giới nhất trí. Chungnam đã tuyên bố một “Cuộc khủng hoảng khí hậu” lần đầu tiên với tư cách là một phần của chính phủ ở Đông Á,” Thống đốc Yang nói. “Không còn nhiều thời gian để tránh những hậu quả tàn khốc của việc không hành động chống biến đổi khí hậu, điều mà chúng ta nên lưu tâm và là lý do của việc tại sao chúng ta cần hành động ngay.”</span></p> <span>Minh Anh</span></div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Hàn Quốc đóng cửa nhà máy nhiệt điện than để hạn chế ô nhiễm không khí
Hai nhà máy nhiệt điện than là Boryung 1 và Boryung 2 sẽ phải ngừng hoạt động vào tháng 12/2020, sớm hơn 1,5 năm so với kế hoạch ban đầu. Bốn nhà máy nhiệt điện than khác cũng sẽ bị đóng cửa vào năm 2021.
Cận cảnh bãi rác trên núi rỉ nước thải ô nhiễm môi trường ở Hòa Bình
Khởi tố Giám đốc công ty khai thác, kinh doanh khoáng sản tại Bắc Giang
Hồ Đầm Đỗi bị san lấp trái phép giữa Thủ đô?
Mức hưởng trợ cấp mới của quân nhân phục viên, xuất ngũ
Công ty Môi trường đô thị Hải Dương: Khai sai, thiếu thuế!
“Lò” giết mổ gia súc không phép, ô nhiễm: Chủ cơ sở nói gì?
Chủ “lò” giết mổ gia súc không phép cho biết, trước đây ông kinh doanh "lò" mổ ở xã Tân Phú và mới chuyển sang bên đất Đại Thành. Địa điểm giết mổ mới này chỉ dựng tạm để con trai làm.
Tổng Công ty giấy Việt Nam bị phạt gần 2 tỷ do vi phạm môi trường
Doanh nghiệp này xả nước thải có chứa các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,5 lần đến dưới 3 lần; thải khí thải có chứa các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần.
Mỏ cát sỏi Đồng Tâm bị phạt 420 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường
Công ty TNHH Khoáng sản và Đá tự nhiên Việt Nam bị phạt do xả nước thải sản xuất có chứa các chất vượt quy chuẩn kỹ thuật gần 6 lần.
“Lò” giết mổ gia súc không phép, ô nhiễm ở Hà Nội
Hoạt động không phép, không đảm bảo vệ sinh thú y, nguy cơ lây lan dịch bệnh, mất an toàn vệ sinh thực phẩm, có dấu hiệu ô nhiễm môi trường nhưng cơ sở giết mổ gia súc này vẫn ngang nhiên tồn tại khiến người dân bức xúc.
Diện tích đề xuất thăm dò vàng gốc của Cty Vàng Phước Sơn chồng lấn 7.89ha
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi Cục Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đối với diện tích tại khu vực thăm dò vàng gốc ở huyện Phước Sơn của Công ty Vàng Phước Sơn .
Vi phạm xử lý chất thải, Công ty TNHH GREENWOOD bị phạt 140 triệu đồng
Công ty TNHH GREENWOOD vừa bị UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt 140 triệu đồng vì hành vi phạm không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quy định.
Siêu thị GO Quảng Ngãi xả thải gây ô nhiễm môi trường
Xả nước thải có nhiều thông số vượt quy chuẩn cho phép; không thực hiện giám sát môi trường nước thải theo đúng quy định... Trung tâm thương mại và siêu thị Hùng Cường Big C (siêu thị GO Quảng Ngãi) bị xử phạt 215 triệu đồng.
Đà Nẵng: Đổ chất thải không đúng nơi quy định một người bị khởi tố
Để tiết kiệm chi phí, B.M.T không đưa xà bần, giá hạ từ các công trình về điểm tập kết tại Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn mà chở về đổ trái phép tại bãi đất cuối đường Nguyễn Bá Phát.
Cần nhân rộng mô hình bể chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Tại không ít chỗ ven kênh mương khu vực trồng hoa tại làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), các loại túi, chai lọ đựng thuốc bảo vệ cây trồng dồn tụ, ứ đọng cả đống.
Chất lượng không khí ở mức rất có hại tại Hà Nội
Tình trạng ô nhiễm không khí đã quay trở lại Hà Nội làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân khi hàng loạt các điểm đo cảnh báo nguy hại.
Đắk Lắk: Xe chở khoáng sản băm nát đường, có dậu hiệu gây ô nhiễm
Mỗi ngày có hàng chục lượt xe tải ben chở cát có tải trọng lớn, có dấu hiệu quá tải chạy bất kể ngày đêm trên tuyến đường liên thôn thuộc xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.