Hải Phòng: Mập mờ dự án Thành phố Giáo dục Quốc tế của Công ty Nguyễn Hoàng

(khoahocdoisong.vn) - Chương trình số 76-CTr/TU ngày 08/7/2019 về hoạt động của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng thực hiện nghị quyết số 45-NQ/TW xác định: Đến năm 2025, thành phố có từ 2 trường liên cấp Quốc tế, 1 trường Quốc tế trở lên. Đến năm 2030 có từ 3 trường liên cấp Quốc tế, 2 trường Quốc tế trở lên. Nhưng, theo các quy định hiện hành, chưa có quy định cụ thể về trường quốc tế. Vậy căn cứ nào về tiêu chí nào để Hải Phòng đưa trường Quốc tế vào chương trình số 76-CTr/TU?

“Mác” Quốc tế, chuẩn ở đâu?

Theo Điều 48 Luật Giáo dục 2005 quy định, Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây: Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên. Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động. Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Toàn cảnh IEC - Quảng Ngãi.

Toàn cảnh IEC - Quảng Ngãi.
 

Trong Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 1/7/2020) cũng quy định 3 loại hình nhà trường tương tự như trên. Như vậy, quy định tại Việt Nam chưa có loại hình trường quốc tế, và cũng không có văn bản hay tiêu chuẩn cụ thể nào cho những ngôi trường này.

Đối với thế giới, quy định trường quốc tế cần dựa vào 3 tiêu chí. Theo đó, trường phải có cơ sở ở nhiều quốc gia khác nhau, phải sử dụng các ngôn ngữ quốc tế phổ biến như tiếng Anh, không sử dụng tiếng bản địa. Và phải đào tạo theo chương trình được nhiều nước công nhận, có thể học lên lớp cao hơn, hoặc thi vào đại học quốc tế.

Còn theo Nghị định số: 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ cho phép cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài dạy kết hợp cả chương trình Việt Nam và chương trình nước ngoài đảm bảo mục tiêu giáo dục Việt Nam, dạy tích hợp.

Điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông là phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng. Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% mức quy định trên.

Còn theo Điều 5 Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT, việc đặt tên trường được quy định như sau: Trường THCS (hoặc: THPT; tiểu học và THCS; THCS và THPT; tiểu học, THPT chuyên) + tên riêng của trường.

Đối với trường có nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Điều 29 Nghị định số: 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 của Chính phủ quy định: Đối với trường, tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: “Trường”, “Cấp học hoặc trình độ đào tạo” và tên riêng...

Như vậy, pháp luật không có quy định về việc đặt tên “quốc tế”. Khái niệm trường quốc tế ở Việt Nam chưa định nghĩa được vì chưa có văn bản nào quy định thế nào là trường quốc tế.

Vậy, Thành ủy, UBND TP Hải Phòng dựa vào văn bản pháp lý nào để đưa kế hoạch có các trường quốc tế vào một Chương trình hành động mang tầm nhìn hàng chục năm phục vụ mục đích "trồng người" tại địa phương mình?

Công ty Nguyễn Hoàng có gì mà gắn “mác” Quốc tế?

Trở lại Chương trình số 76-CTr/TU của Thành ủy và văn bản số 2087/UBND-QH2 của UBND TP Hải Phòng, cả 2 văn bản này thể hiện rất rõ mục tiêu có trường quốc tế tại thành phố.

Cụ thể, đối với 3 tiêu chí thế giới như đã nêu ở trên, có tiêu chí Trường ở nhiều Quốc gia khác nhau, nhưng theo ghi nhận của PV trên trang thông tin của Công ty Nguyễn Hoàng, thì hệ thống trường dự kiến sẽ đào tạo tại dự án IEC Hải Phòng đều chỉ có mặt ở Việt Nam. Thậm chí có cả trường... chưa hề thành lập. Tức là, dự án IEC Hải Phòng không có yếu tố nước ngoài nào để hợp lý với “mác” quốc tế khi trình đề xuất Chủ trương đầu tư.

Theo văn bản đề xuất đầu tư, nguồn vốn hình thành dự án là từ Chủ đầu tư và huy động từ các nguồn vốn như vay ngân hàng, phát hành tăng vốn cổ phần, vay cá nhân, và các tổ chức khác… Theo quy định tại Nghị đinh 86/2018/NĐ-CP, đối với trường thành lập có nguồn vốn nước ngoài, đề xuất đầu tư của Công ty Nguyễn Hoàng tại dự án IEC Hải Phòng để gắn “mác” quốc tế cũng không phù hợp. 

Tổng diện tích đất thực hiện dự án là 66,39ha, quy mô kiến trúc xây dựng hầu hết các trường trong Thành phố Giáo dục Quốc tế Hải Phòng không đảm bảo quy định tối thiểu của một phân hiệu trường Đại học, chứ chưa bàn tới trụ sở một trường Đại học.

Tổng diện tích đất thực hiện dự án là 66,39ha, quy mô kiến trúc xây dựng hầu hết các trường trong Thành phố Giáo dục Quốc tế Hải Phòng không đảm bảo quy định tối thiểu của một phân hiệu trường Đại học, chứ chưa bàn tới trụ sở một trường Đại học.

Bên cạnh đó, theo Nghị định số 26/2017/NĐ-CP và Nghị định số135/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính của trường đại học phải tối thiểu là 05ha, bình quân tối thiểu là 25m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển”.

Về đặt phân hiệu, cần có diện tích đất xây dựng phân hiệu tối thiểu là 02ha (trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT xem xét, quyết định), đạt bình quân tối thiểu 25m2/sinh viên tại thời điểm phân hiệu có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển...

Tuy nhiên, theo Quy mô kiến trúc mà Chủ đầu tư trình tại văn bản đề xuất đầu tư tại dự án IEC Hải Phòng, hầu hết không đảm bảo các tiêu chí tối thiểu của trường đại học tại Việt Nam cần có. Chẳng hạn như đại học Quốc tế Hàn Quốc 15.070m2, đại học Hoa Sen 16.920m2, đại học Quốc tế Nhật Bản 12.420m2, Đại học Quốc tế 17.734m2…

Đối chiếu với các tiêu chí trên, dường như các trường Quốc tế này đều không đảm bảo theo quy định là một Phân hiệu, chứ chưa nói đến thành lập mới.

Đặc biệt hơn cả, được đánh giá là một thành phố Giáo dục với hệ thống đào tạo từ mầm non đến tiến sĩ, có đến 5 trường đại học có “mác” quốc tế, nhưng tổng diện tích dự án IEC Hải Phòng chỉ là 66,39ha. Nhưng cũng tại Hải Phòng, dự án của trường Đại học Hàng Hải Việt Nam được phê duyệt năm 2017 cũng đã lên tới 75ha nhưng tên vẫn rất “thuần Việt”.

Dường như, dự án này sẽ được thông qua chủ trương đầu tư sau khi lấy ý kiến các Bộ. Bởi, trước đó Công ty Nguyễn Hoàng đã khánh thành một dự án tương tự tại Quảng Ngãi. Nhưng, rõ ràng là, dự án giáo dục nghìn tỷ này được gắn mác "quốc tế" một cách hết sức mập mờ. Sự mập mờ tên gọi "quốc tế" ấy, ngạc nhiên là, cũng được thể hiện tại chương trình có phần vội vã từ các cơ quan và cấp có thẩm quyền của Hải Phòng.

Theo Đời sống
Người nhận lương hưu mất, thân nhân nhận chế độ gì?

Người nhận lương hưu mất, thân nhân nhận chế độ gì?

Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu qua đời được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu qua đời trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng.
back to top