Thực hiện các hoạt động mô hình nâng cao chất lượng dân số tại 30/30 quận, huyện
Ông Vũ Duy Hưng, Chi Cục trưởng Chi Cục Dân số kế hoạch hóa gia đình Hà Nội cho biết, hiện nay, chất lượng dân số Thủ đô từng bước được nâng cao, tỉ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc trước sinh và tỉ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc tăng hàng năm.
Dự kiến, năm 2023 tỉ lệ sàng lọc trước sinh toàn Thành phố ước đạt 83%, tỉ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 88% nhưng trong 9 tháng đầu năm tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 89,81% (78.674 phụ nữ được siêu âm sàng lọc trước sinh); tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 90,01% (62.399 trẻ được sàng lọc sơ sinh); Tỷ lệ cặp nam, nữ được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 53,4%; Tổng số người sử dụng biện pháp tránh thai là 429.245 người (đạt 108,7% kế hoạch năm)....
Để có được kết quả đó toàn thành phố tập trung thực hiện các hoạt động theo đúng tiến độ Kế hoạch kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Đề án Mở rộng Tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh, tật trước sinh và sơ sinh trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.
Hà Nội vượt chỉ tiêu sàng lọc trước sinh và sơ sinh? |
Đẩy mạnh công tác truyền thông tại cộng đồng, tư vấn vận động đối tượng, phát thanh trên đài truyền thanh của xã, phường, thị trấn; phối hợp với Trung tâm Y tế quận Đống Đa, Sóc Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt biểu dương người cao tuổi có con một bề là gái, vận động con cháu thực hiện tốt chính sách Dân số.
Tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động mô hình nâng cao chất lượng dân số tại 30/30 quận, huyện, thị xã: 86 mô hình chăm sóc người cao tuổi ở cộng đồng, 40 câu lạc bộ người cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe, 24 mô hình tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn;18 mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN/TN; 10 mô hình truyền thông CSSKSS/KHHGĐ tới vùng dân cư đặc thù (khu Làng nghề truyền thống, khu Công nghiệp, vùng Công giáo, vùng Dân tộc ít người, vùng Dân di cư tự do).
Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho vị thành niên, thanh niên và các cặp nam, nữ chuẩn bị kết hôn được duy trì thường xuyên tại các quận/huyện/thị xã thông qua các buổi truyền thông tại cộng đồng với nội dung đa dạng và phong phú: tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng chống xâm hại tình dục, các biện pháp tránh thai, tác hại nạo phá thai không an toàn, bệnh lây truyền qua đường tình dục, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh…
Ngoài ra, các nội dung về chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thanh niên; tư vấn khám sức khỏe cho đối tượng trước kết hôn cũng được tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng, Internet, mạng xã hội, tọa đàm, giao lưu, báo in, báo nói, báo điện tử, loa truyền thanh và các sản phẩm truyền thông khác như: sách, đặc san, tờ rơi, tờ gấp, khẩu hiệu, băng đĩa, xây dựng hệ thống pa nô tuyên truyền, truyền thông trực tiếp, tụ điểm tuyên truyền, sinh hoạt ngoại khóa theo chuyên đề tại các trường học, tư vấn tại hộ gia đình...
Đặc biệt,công tác kiểm tra giám sát tại cơ sở, ngay từ đầu năm Thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác Dân số tại các xã/phường có các chỉ tiêu chưa hoàn thành: tỷ suất sinh, sinh con thứ ba trở lên cao, tỷ số giới tính khi sinh cao, tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh thấp...
Sàng lọc thính lực sau sinh cho trẻ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội |
Phấn đấu sàng lọc đủ 4 bệnh trước sinh và 5 bệnh sau sinh
Theo ông Hưng, dù vượt chỉ tiêu sàng lọc trước sinh và sơ sinh đề ra nhưng tính đến hết 9 tháng năm 2023 tỷ lệ sàng lọc trước sinh đủ 4 bệnh mới chỉ đạt 44,94 %, tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đủ 5 bệnh cũng chỉ đạt 58,18 %. Việc triển khai sàng lọc sơ sinh 3 bệnh miễn phí còn hạn chế, trong 3 tháng (từ 01/6 đến 30/9) thực hiện sàng lọc 4.973 trẻ/33.148 trẻ.\
Một số đơn vị tỷ lệ sàng lọc đủ 4 bệnh phổ biến trước sinh thấp dưới 40% như: Cầu Giấy, Thanh Trì, Hà Đông, Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Mê Linh. Một số đơn vị tỷ lệ sàng lọc đủ 5 bệnh phổ biến sơ sinh thấp như: Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Trì, Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thanh Oai, Phú Xuyên, Mỹ Đức.
Để mở rộng Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh, TP tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại 30/30 quận/huyện/ thị xã.
Duy trì thực hiện các hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại 30/30 quận, huyện, thị xã; tổ chức thực hiện kỹ thuật sàng lọc trước sinh và sơ sinh; đẩy mạnh truyền thông tại cộng đồng, tư vấn vận động đối tượng, phát thanh tại đài truyền thanh của 579 xã, phường, thị trấn; phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội xây dựng phóng sự về các bệnh sàng lọc trước sinh và sơ sinh; các clip tuyên truyền về sàng lọc trước sinh và sơ sinh để phát trên truyền hình; Phối hợp các cơ quan báo chí xây dựng các chuyên trang, chuyên đề tuyên truyền đăng trên các báo trên địa bàn.
Triển khai đào tạo kỹ thuật siêu âm chẩn đoán sàng lọc trước sinh trình độ cơ bản cho 12 bác sĩ và trình độ nâng cao cho 18 bác sĩ tại Trung tâm Y tế, Bệnh viện trên địa bàn Thành phố.
Xây dựng kế hoạch triển khai tập huấn kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh cho cán bộ y tế tại Trung tâm Y tế, Bệnh viện trên địa bàn Thành phố. Chi cục DS- KHHGĐ phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ, Viện huyết học truyền máu Trung ương tổ chức tụ điểm truyền thông tại huyện Chương Mỹ hưởng ứng ngày Thalassemia Thế giới (8/5).
Tổ chức giám sát hoạt động Đề án Mở rộng Tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh tại 10 đơn vị (Ba Vì, Mỹ Đức, Vân Đình, Phú Xuyên, Thường Tín, Sơn Tây, Chương Mỹ, Hà Đông, Sóc Sơn, Đông Anh).
Triển khai các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại các cơ sở y tế, Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tính đến tháng 9/2023, đã thực hiện sàng lọc miễn phí cho 4.973 trẻ trên địa bàn thành phố.