Điểm đáng chú ý tại Đề án là việc bổ sung 5 tuyến mới và điều chỉnh lộ trình 3 tuyến đã được quy hoạch trước đó. Đề án củng nêu rõ các giai đoạn cụ thể với từng dự án ưu tiên.
"5 tuyến ĐSĐT mới đều dự kiến sẽ đầu tư vào giai đoạn từ sau năm 2035 - 2045. Thời điểm này, Hà Nội có thể sử dụng ngân sách và vốn thu hồi từ mô hình TOD để đầu tư. Dự kiến sẽ chỉ phải vay chưa đến 10% vốn đầu tư cho cả 5 tuyến mới", ông Nguyễn Cao Minh nói và cho biết, tổng mức đầu tư cho các tuyến ĐSĐT giai đoạn sau 2035 - 2045 dự kiến khoảng trên 18,6 tỷ USD.
Được biết, 5 tuyến ĐSĐT được đề xuất bổ sung gồm: Tuyến 1A Ngọc Hồi - sân bay thứ 2 phía Nam; lộ trình: Ngọc Hồi - đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên - Sân bay thứ 2.
Tuyến số 9 Mê Linh - Cổ Loa - Dương Xá; lộ trình: Mê Linh - Cổ Loa - Yên Viên - Dương Xá.
Tuyến số 10 Cát Linh - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa; lộ trình: Cát Linh - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu - Nguyễn Thanh Bình - Yên Nghĩa.
Tuyến 11 Vành đai 2 - Trục phía Nam - Sân bay thứ 2 phía Nam; lộ trình: Vành đai 2 - đường Hà Nội - Xuân Mai - đường trục phía Nam - Sân bay thứ 2.
Tuyến 12 Xuân Mai - Phú Xuyên; lộ trình: Xuân Mai - Quốc lộ 21- đường trục Bắc Nam - đường Đỗ Xá - Quan Sơn - Phú Xuyên.