Giảm đau và phục hồi thoát vị, thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống kết hợp với thoát vị đĩa đệm sẽ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau buốt, nhức mỏi, tê bì khắp cột sống. Cơn đau kéo dài còn lan ra khắp cơ thể và bộ phận khác như chân tay, mông, sau đùi, lên đến đầu. Giảm khả năng vận động, đi lại và sinh hoạt.

Khi bị thoát vị, thoái hóa cột sống ngoài chế độ tập luyện phù hợp thì cần bổ sung chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp, cột sống để phòng ngừa sự tiến triển và cải thiện tình trạng bệnh

1. Cần duy trì luyện tập đều đặn

Điều trước hết mà bệnh nhân cần đặt ra cho chế độ luyện tập chính là sự đều đặn.

Khi thực hiện tốt việc này, bệnh nhân sẽ dần quen với chế độ luyện tập. Và lợi ích của nó là theo thời gian sự lưu thông máu được tăng cường trong quá trình tập luyện sẽ dẫn đến sự chèn ép rễ thần kinh giảm, làm giảm đau và vận động cơ thể được cải thiện hơn trước.

2. Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cần luyện tập bằng hình thức phù hợp

Cần đảm bảo hình thức luyện tập không có yếu tố làm tăng nặng tình trạng bệnh. Người bệnh cần tránh các môn thể thao hay bài tập nặng làm tăng áp lực lên vùng cột sống thắt lưng. Cũng như tránh các hình thức có sự vận động dễ gây chấn thương. Do đó, người bệnh không nên tập bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ… Mà nên tập luyện bằng các hình thức như đạp xe, đi bộ, yoga, các bài tập chuyên biệt…

6-loi-khuyen-thoai-hoa.jpg
Giảm đau và phục hồi thoát vị, thoái hóa cột sống.

3. Luyện tập thân thể với cường độ và thời gian vừa phải tuỳ theo thể trạng của mỗi người

Bệnh nhân cần bắt đầu luyện tập với mức độ thấp nhất, vừa tập vừa lắng nghe sự phản ứng của cơ thể. Đảm bảo việc luyện tập không gây đau đớn, mệt mỏi hơn, bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng cần điều chỉnh thời gian tập một cách phù hợp. Cùng với sự cải thiện sức khỏe và tình trạng bệnh thì mức độ luyện tập có thể dần dần gia tăng.

4. Luyện tập trong thời gian thích hợp

Thời gian tốt nhất để luyện tập vận động cơ thể là vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn. Khi luyện tập vào sáng sớm, bệnh nhân nhanh chóng khôi phục và tăng cường quá trình trao đổi chất, tuần hoàn máu của cơ thể và giúp hệ xương khớp được vận động trơn tru hơn. Từ đó người bệnh có một ngày mới giảm đau đớn và dễ hoạt động.

Chiều muộn, cơ thể mệt mỏi sau một ngày hoạt động thì việc luyện tập làm tăng cường lưu thông máu. Từ đó bệnh nhân khôi phục lại sự nhanh nhẹn của cơ thể vào buổi tối. Theo y lý của y học cổ truyền thì lúc sáng sớm và chiều muộn là khi dương khí của cơ thể thuận theo môi trường tự nhiên có sự gia tăng và sự dần dần giảm bớt đi theo thời gian.

Do vậy, quá trình luyện tập giúp cơ thể vận hành dương khí hiệu quả giúp tăng cường hơn nữa sự lưu thông khí huyết. Từ đó giảm trừ ứ trệ làm giảm đau và vận động xương khớp linh hoạt hơn.

5. Bệnh nhân cần lựa chọn không gian luyện tập thích hợp

Điều kiện môi trường tốt nhất cho việc tập luyện là khô ráo, có ánh sáng và gió tự nhiên. Khi đó, người bệnh sẽ hấp thụ được nhiều tinh khí của trời đất trong quá trình luyện tập. Ngược lại người bệnh cần tránh luyện tập khi trời âm u, nhiều hơi ẩm, có giông gió mạnh…

Bởi các yếu tố này chính là ngoại tà (theo quan điểm của y học cổ truyền) có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn thông qua các động tác luyện tập.

6. Người bệnh cần kết hợp chế độ luyện tập và chế độ dinh dưỡng

Nên bổ sung các hoạt chất tốt cho xương khớp vào chế độ ăn uống. Trong chế độ ăn uống hằng ngày của người bị thoái hóa nên tăng cường những thực phẩm tốt cho hệ xương khớp. Bao gồm các chất canxi, vitamin K, omega-3… Đây là các chất tốt cho quá trình hồi phục hình thái và chức năng của cột sống. Các chất này có nhiều trong sữa động vật, đỗ tương, cà rốt, cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó…

Sự gắn bó của hai bệnh lý thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm được biểu hiện qua các triệu chứng đau cột sống, nhức mỏi, tê bì, hạn chế khả năng vận động… Bất kỳ người bệnh nào bị thoái hóa cột sống đều tiềm ẩn nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. 70% người bệnh bị thoái hóa cột sống đều kèm theo thoát vị đĩa đệm.

Theo Đời sống
back to top