<div> <p>Hiện tại, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đang triển khai cùng lúc 3 ứng dụng hỗ trợ khai báo y tế (VHD, website tokhaiyte.vn), truy vết (Bluezone) và thông tin về dịch Covid-19 (NCOVI). Trong đó, tính năng khai báo y tế có trên cả 3, nhưng trước đây cơ sở dữ liệu của các ứng dụng không liên thông, gây bất tiện cho người dùng.</p> <p>"Tháng 3 vừa qua, tôi bay ra Hà Nội công tác. Trước đó, tôi đã khai báo y tế trên web, nhưng quên chụp lại ảnh. Tôi cứ nghĩ dữ liệu sẽ có trên app Bluezone vì app này cũng có mục khai báo, tới lúc ra sân bay mở app mới biết phải khai báo y tế lại từ đầu, mất thời gian", Ngọc Mai, nhân viên văn phòng sống tại TP.HCM chia sẻ.</p> <p>"Ngày bầu cử vừa qua, ra tới nơi tôi vẫn phải khai báo y tế bằng giấy. Không hiểu sao không cho tôi quét mã QR mà tôi vừa khai cách đó mấy ngày", Ngọc Phượng, sống tại quận Ba Đình, Hà Nội cho biết.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="ung dung khai bao y te anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/06/03/znews-photo-zadn-vn_bo_truong_nguyen_manh_hung_vgp.jpeg" title="ứng dụng khai báo y tế ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết các ứng dụng chống dịch hiện nay đã sử dụng kho dữ liệu đồng nhất. Ảnh: <em>VGP.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Chia sẻ với <em>Zing</em>, đại diện Cục Tin học hóa, thuộc Bộ TT&TT khẳng định cơ sở dữ liệu của các app hiện nay đã liên thông với nhau, giúp tăng hiệu quả của các ứng dụng và giảm bớt rườm rà cho người dân.</p> <h3>Vì sao ứng dụng cần liên thông dữ liệu?</h3> <p>Ông Đỗ Lập Hiển, Phó giám đốc Trung tâm Chính phủ điện tử, thuộc Cục Tin học hóa giải thích những bất tiện khi các ứng dụng sử dụng dữ liệu độc lập, chưa liên thông.</p> <p>“Trước đây, có những trường hợp người dân khai báo y tế trên app NCOVI, sau đó tải thêm Bluezone để bảo vệ bản thân. Khi đến một điểm kiểm dịch, mở chức năng khai báo y tế trên Bluezone thì lại không có dữ liệu đã khai báo trước đó. Điều này đúng là gây bất tiện.</p> <p>Ở chiều ngược lại, nhóm truy vết khi truy cập thông tin của app Bluezone thì dữ liệu trong app chỉ là mã số của điện thoại. Họ phải tìm thông tin tương ứng ở kho dữ liệu của NCOVI hay VHD để biết người đã tiếp xúc gần là ai, ở đâu. Quy trình này sẽ làm giảm tốc độ truy vết”, ông Hiển cho biết.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="ung dung khai bao y te anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2021/06/03/znews-photo-zadn-vn_ncovi_app_zing.jpg" title="ứng dụng khai báo y tế ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Các ứng dụng chống dịch đều có chức năng khai báo y tế. Việc liên thông kho dữ liệu đảm bảo chức năng này hoạt động xuyên suốt trên các ứng dụng. Ảnh: <em>Tuấn Anh.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình, giải pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 sáng 29/5, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết các ứng dụng chống dịch hiện nay đã sử dụng kho dữ liệu đồng nhất.</p> <p>“Khi đã đồng bộ, chỉ một thao tác có thể truy cập được đầy đủ thông tin trên các ứng dụng, hiệu quả hơn trong việc chống dịch”, ông Hiển chia sẻ.</p> <blockquote class="quote qright"> <p>Các ứng dụng CNTT đã kết nối tập trung, đã liên thông dữ liệu. Đây là bước phát triển quan trọng trong ứng dụng công nghệ và dữ liệu.</p> <p><strong>Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng</strong></p> </blockquote> <p>Theo đại diện của Trung tâm, khi cập nhật lên phiên bản mới nhất, các ứng dụng sẽ sử dụng dữ liệu đã liên thông. Điều này nhằm đảm bảo trải nghiệm của người dân xuyên suốt, không bị ảnh hưởng. Phiên bản Bluezone mới nhất sẽ được cập nhật trên kho ứng dụng iOS, Android trong tuần này.</p> <p>“Đối với người dân, người sử dụng thì mọi thay đổi phải ‘trong suốt’ với họ. Ứng dụng không được thay đổi gì về trải nghiệm sử dụng, chỉ có tiện lợi hơn”, ông Hiển chia sẻ.</p> <h3>Dữ liệu app sẽ tự xóa sau một tháng</h3> <p>Dù đã được tuyên truyền về các ứng dụng chống dịch, nhiều người dùng cho biết họ gặp những khó khăn, bất tiện khi sử dụng. Ví dụ với ứng dụng Bluezone, việc phải bật liên tục kết nối Bluetooth khiến người dùng lo ngại tốn pin của smartphone.</p> <p>"Tôi cài Bluezone từ năm ngoái, nhưng đôi lúc thấy phiền vì thông báo nhiều quá. Ngoài ra, tôi cũng không biết app có hiệu quả không vì bây giờ không thấy hiện số người tiếp xúc gần như thời đầu nữa", Ánh Hoàng, làm việc tại Hà Nội chia sẻ.</p> <p>Ngoài ra, thông tin về việc người dân không cài Bluezone có thể bị phạt cũng gây hoang mang. Trả lời <em>Zing</em>, đại diện của Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết việc phạt hay không sẽ phụ thuộc vào quy định của địa phương.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="ung dung khai bao y te anh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2021/06/03/znews-photo-zadn-vn_bluezone_zing.jpg" title="ứng dụng khai báo y tế ảnh 3" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Ứng dụng Bluezone hỗ trợ quá trình truy vết, tiếp xúc gần. Ảnh: <em>VH.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>“Quy định nêu rõ khi đến nơi công cộng, đông người thì bắt buộc phải cài đặt ứng dụng Bluezone và bật Bluetooth. Nếu như ở không gian cá nhân, ở nhà hoặc nơi không đông người thì không nhất thiết. Việc xử phạt sẽ tùy theo nguy cơ hoặc diễn biến của dịch bệnh ở địa phương.</p> <p>Như vậy, tùy thuộc vào tình hình ở địa phương, việc xử phạt sẽ được giao cho các ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tự xem xét và quyết định”, ông Nguyễn Trường Nam, Cục phó Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết.</p> <blockquote class="quote qright"> <p>Dữ liệu cá nhân sau một tháng lưu trữ thì xoá để người dân yên tâm tuân thủ.</p> <p><strong>Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng</strong></p> </blockquote> <p>Ngoài ra, cũng có lo ngại về đảm bảo thông tin cá nhân của người dân. Chia sẻ về vấn đề này, đại diện Trung tâm Chính phủ điện tử cho biết dữ liệu hiện nay theo quy định sẽ xóa sau 30 ngày. Con số này có thể thay đổi tùy vào diễn biến dịch bệnh và yêu cầu của Bộ Y tế.</p> <p>“Dữ liệu hiện tại đang đặt sẵn sẽ xóa sau một tháng. Khi xóa sẽ là xóa triệt để, không thể lấy lại được, nhằm đảm bảo sự riêng tư của người dùng”, ông Hiển cho biết.</p> <p>Do yêu cầu chống dịch, nhiều đơn vị, đối tượng có thể truy cập các dữ liệu chống dịch. Tuy nhiên, tùy vào phạm vi, nhu cầu mà các đối tượng này sẽ bị giới hạn phạm vi truy cập. Không phải ai cũng có thể truy cập dữ liệu và lấy thông tin của người dùng.</p> <p>Ngoài ra, theo Bộ trưởng TT&TT, thiết bị đeo tay giám sát cách ly được triển khai từ 1/6, trước mắt cho công nhân ở các khu công nghiệp. Vòng tay này là một thành phần của hệ thống liên hoàn, dữ liệu cũng sẽ được chia sẻ với các ứng dụng khác để đảm bảo quy định cách ly.</p> <p>"Hiện tại, giải pháp vòng tay mới đang triển khai thử nghiệm theo yêu cầu của Bộ Y tế. Dù ứng dụng công nghệ gì thì chúng tôi cũng đảm bảo dữ liệu được gắn với ứng dụng, là một phần của hệ thống", đại diện của Trung tâm Chính phủ điện tử cho biết.</p> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> <div class="z-widget-corona"> <div class="z-corona-header"> <h3>Cập nhật tình hình Covid-19</h3> <a href="https://zingnews.vn/dich-viem-phoi-corona.html?utm_source=self&utm_medium=web&utm_campaign=corona_haiduong"><span>Xem chi tiết</span> </a></div> <div class="z-corona-info"> <div class="z-info-total"> <div class="z-total-header">Số ca lây nhiễm tính từ <b>27/4/2021</b></div> <div class="z-total-desc"><span>4.724</span><span class="z-cases">Ca nhiễm</span></div> </div> <div class="z-info-detail"> <div class="z-detail-table"> <table> <tbody> <tr> <td>Tỉnh</td> <td>Hôm nay</td> <td>Tổng số ca</td> </tr> </tbody> </table> <table> <tbody> <tr> <td>Hà Nội</td> <td>8</td> <td>422</td> </tr> <tr> <td>Bắc Ninh</td> <td>31</td> <td>907</td> </tr> <tr> <td>Vĩnh Phúc</td> <td>0</td> <td>90</td> </tr> <tr> <td>Đà Nẵng</td> <td>1</td> <td>158</td> </tr> <tr> <td>Bắc Giang</td> <td>155</td> <td>2533</td> </tr> <tr> <td>Hà Nam</td> <td>0</td> <td>44</td> </tr> <tr> <td>Hưng Yên</td> <td>0</td> <td>37</td> </tr> <tr> <td>TP.HCM</td> <td>31</td> <td>258</td> </tr> <tr> <td>Yên Bái</td> <td>0</td> <td>1</td> </tr> <tr> <td>Quảng Nam</td> <td>0</td> <td>3</td> </tr> <tr> <td>Đồng Nai</td> <td>0</td> <td>1</td> </tr> <tr> <td>Hải Dương</td> <td>1</td> <td>39</td> </tr> <tr> <td>Thái Bình</td> <td>0</td> <td>20</td> </tr> <tr> <td>Quảng Ngãi</td> <td>0</td> <td>1</td> </tr> <tr> <td>Lạng Sơn</td> <td>0</td> <td>77</td> </tr> <tr> <td>Thanh Hóa</td> <td>0</td> <td>5</td> </tr> <tr> <td>Điện Biên</td> <td>0</td> <td>58</td> </tr> <tr> <td>Nam Định</td> <td>0</td> <td>6</td> </tr> <tr> <td>Nghệ An</td> <td>0</td> <td>1</td> </tr> <tr> <td>Phú Thọ</td> <td>0</td> <td>4</td> </tr> <tr> <td>Quảng Ninh</td> <td>0</td> <td>1</td> </tr> <tr> <td>Hải Phòng</td> <td>0</td> <td>3</td> </tr> <tr> <td>Thừa Thiên Huế</td> <td>0</td> <td>5</td> </tr> <tr> <td>Đắk Lắk</td> <td>0</td> <td>4</td> </tr> <tr> <td>Hòa Bình</td> <td>0</td> <td>7</td> </tr> <tr> <td>Quảng Trị</td> <td>0</td> <td>3</td> </tr> <tr> <td>Tuyên Quang</td> <td>0</td> <td>1</td> </tr> <tr> <td>Sơn La</td> <td>0</td> <td>1</td> </tr> <tr> <td>Ninh Bình</td> <td>0</td> <td>4</td> </tr> <tr> <td>Thái Nguyên</td> <td>0</td> <td>3</td> </tr> <tr> <td>Long An</td> <td>0</td> <td>7</td> </tr> <tr> <td>Bạc Liêu</td> <td>0</td> <td>1</td> </tr> <tr> <td>Gia Lai</td> <td>0</td> <td>1</td> </tr> <tr> <td>Tây Ninh</td> <td>0</td> <td>1</td> </tr> <tr> <td>Đồng Tháp</td> <td>0</td> <td>1</td> </tr> <tr> <td>Trà Vinh</td> <td>0</td> <td>2</td> </tr> </tbody> </table> </div> </div> </div> </div> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Giảm bớt bất cập, rườm rà khi khai báo y tế, truy vết bằng app
Thời gian qua, Việt Nam đã triển khai nhiều ứng dụng, giải pháp công nghệ hỗ trợ chống Covid-19. Việc liên thông dữ liệu của các ứng dụng này sẽ giúp chống dịch hiệu quả hơn.
[INFOGRAPHIC] 10 Vườn quốc gia hấp dẫn nhất châu Á
Rớt nước mắt chuyện chiếc đồng hồ của nạn nhân vụ chìm tàu Titanic
Loài vật có cách 'ân ái' kỳ quặc, rùng rợn nhất hành tinh
Sự thật chấn động thế giới về bảng chữ cái cổ nhất lịch sử loài người
Dự đoán ngày mới 24/12/2024 cho 12 con giáp: Thìn tỉnh táo, Hợi hưởng thụ
Xem kết quả xét nghiệm, bác sĩ run người thấy hình ảnh "bóng ma mặt quỷ"
Kết quả xét nghiệm khiến các bác sĩ không khỏi bất ngờ, trong mẫu phân của anh Tiểu Chu, có sự hiện diện của một loại ký sinh trùng có hình thù kỳ dị, trông giống như "bóng ma mặt quỷ" đang di động.
Khai quật mộ cổ, chuyên gia sững sờ thấy 46 thi hài khỏa thân
Một lăng mộ cổ vô tình được phát hiện ở Tĩnh An, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Khi mở nắp các quan tài, giới khảo cổ sững sờ khi nhìn thấy 46 thi hài nữ khỏa thân.
Lốp không săm - định hướng tương lai cho ngành vận tải
Các thiết kế của dòng lốp không săm từ Bridgestone giúp giảm chi phí nhiên liệu, giảm lượng phát thải CO2 do lực cản lăn thấp, phù hợp với xu hướng vận tải bền vững.
15 sự thật thú vị ít người biết về cá koi
Cá koi là một trong những loài cá cảnh được yêu thích nhất trên thế giới, nổi bật với vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa phong phú. Sau đây là 15 sự thật thú vị về chúng.
Khám phá hang động dài gần 700km
Hang Mammoth ở Kentucky, Mỹ hiện là hệ thống hang động dài nhất thế giới với chiều dài 676 km. Con người lần đầu tiên bước vào trong hang động này vào khoảng 4.000 - 5.000 năm trước.
Máy lọc không khí giá 200.000 đồng: Mua bực vào người
Máy lọc không khí được nhiều người lựa chọn để cải thiện bầu không khí trong khu vực sống, sinh hoạt và làm việc. Tuy nhiên, có nên mua sản phẩm chỉ 200.000 đồng để bảo vệ sức khỏe?
Dòng sông “nắng đục, mưa trong” nổi tiếng cố đô Huế
Sông An Cựu nổi tiếng với hiện tượng “nắng đục, mưa trong” trái ngược với các dòng sông thông thường. Hiện tượng này gắn với truyền thuyết huyền bí của xứ Huế.
Top hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất năm 2024
Năm 2024 đã chứng kiến không ít hiện tượng thiên văn kỳ thú, mang đến cho những người yêu thích bầu trời một loạt sự kiện đáng nhớ.
Bảo tàng 'kỳ lạ' nhất thế giới có gì đặc biệt?
Du khách muốn tham quan bảo tàng phải mặc đồ lặn, đeo bình dưỡng khí hoặc dùng ống thở để lặn xuống độ sâu từ 4 đến 8 mét, nơi các kiệt tác đang ẩn mình giữa làn nước biển trong vắt.
Ăn quá nhiều vật chất, hố đen lăn ra... "ngủ đông"
Một lỗ đen khổng lồ mất khoảng 10 triệu năm để nuốt trọn 40% khối lượng vật chất của thiên hà chủ rồi chìm vào giấc "ngủ đông" kéo dài 100 triệu năm.
Dự đoán tuần mới (23 - 29/12): 3 con giáp ngập trong tiền, giàu nhất thiên hạ
Bước sang tuần mới, 3 con giáp đón chờ nhiều điều mới, ngập tràn niềm vui và may mắn. Cuộc sống của họ khiến nhiều người ngưỡng mộ, ghen tị.