Giải pháp khắc phục ô nhiễm ánh sáng hại sức khỏe

Thế giới ngày càng hiện đại, ô nhiễm ánh sáng tác động đến cuộc sống chúng ta một cách âm thầm, là một "sát thủ" cho sức khỏe thể chất và tinh thần.

"Sát thủ" thị lực

Trong một thế giới ngày càng hiện đại, ô nhiễm ánh sáng đang tác động đến cuộc sống chúng ta một cách âm thầm, nó chính là một "sát thủ" thị lực đáng sợ nhất của con người và các loài sinh vật.

Ô nhiễm ánh sáng ảnh hưởng đến mắt khi phụ thuộc nhiều yếu tố khác như cường độ, bước sóng, thời gian tác động. Đối với cường độ, các nguồn sáng có cường độ cao mang năng lượng được chiếu đến mắt và hấp thụ bởi sắc tố bên trong mắt, khi đó năng lượng ánh sáng được chuyển thành nhiệt năng, gây đông protein trong tế bào.

Ngoài ra, các nguồn sáng có cường độ cao sẽ ảnh hưởng đến mắt do tác động nhiệt, xảy ra khi nhiệt độ hấp thụ tăng cao hơn nhiệt độ phân tán (thường là 10 độ C). Nếu thời gian và cường độ tác động đến các tế bào trong võng mạc vượt qua ngưỡng phục hồi sẽ gây các tổn thương ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân.

Các tổn thương xảy ra khi nhìn vào ánh sáng mạnh có thể kể đến như bị xuất huyết bên trong mắt do bị tia laser chiếu vào gây rách thần kinh mắt bên trong, do người bệnh nhìn vào mặt trời quá lâu hoặc trong nhật thực.

Nhưng kẻ phá hoại lớn nhất là ánh sáng xanh phát ra từ tivi, máy tính và điện thoại thông minh.

Và trẻ em là đối tượng dễ chịu các tác động xấu của ánh sáng xanh đến mắt, đặc biệt trong thời đại công nghệ như hiện nay các bài tập, game, mạng xã hội đều cần đến máy tính và các thiết bị điện tử.

Để bảo vệ mắt, cần hạn chế thời gian tiếp xúc với các nguồn phát ánh sáng xanh, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Nghiên cứu cho thấy, nếu tiếp xúc với ánh sáng xanh sẽ làm giảm melatonin từ đó lùi thời gian ngủ sâu.

Ngoài ra, cần hỏi bác sĩ mắt, kỹ thuật viên khúc xạ tư vấn về biện pháp lọc ánh sáng xanh nhằm giảm thời gian tiếp xúc với nguồn sáng trong ngày.

onhiemanhsang.jpg
Giải pháp khắc phục ô nhiễm ánh sáng hại sức khỏe.

Gây bệnh tim mạch, ung thư

Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, ô nhiễm ánh sáng có nhiều tác hại sức khỏe con người bao gồm: Đau đầu, mệt mỏi, stress, suy giảm tình dục, lo âu, trầm cảm.

Một nghiên cứu của Đại học Haifa, Israel kết luận rằng: Phụ nữ sống ở những vùng đô thị nhiều ánh sáng nhân tạo có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn 73% so với phụ nữ ở những nơi tận dụng chiếu sáng tự nhiên.

Cơ quan Nghiên cứu Ung thư IARC của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã liệt những rối loạn nhịp sinh học do ô nhiễm ánh sáng là một nguyên nhân gây ung thư. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ cho thấy những người làm ca đêm có tỷ lệ ung thư vú và tiền liệt cao hơn bình thường. Một nghiên cứu ở Hàn Quốc cho thấy, mức độ phơi nhiễm ánh sáng nhân tạo ban đêm tỷ lệ thuận với số ca ung thư vú.

Ánh sáng nhân tạo phát ra từ mọi nguồn sáng đều phá hoại giấc ngủ, làm suy nhược cơ thể và gây ra các bệnh về tim mạch...

Đặc biệt đối với phụ nữ, ô nhiễm ánh sáng cũng ảnh hưởng đến nhan sắc như mắt thâm quầng, da sần sùi...

Thái độ cá nhân đảo ngược tình thế

Các nhà khoa học chỉ ra rằng, ô nhiễm ánh sáng có thể cải tạo, đảo ngược lại dễ dàng bằng những động thái cá nhân đơn giản: Chỉ sử dụng ánh sáng vào thời gian và không gian cần thiết; Không sử dụng ánh sáng quá mức; Hạn chế ánh sáng xanh (blue light); Bảo vệ, sử dụng đúng ánh sáng trời; Sử dụng màn che tránh ánh sáng bên trong lọt ra ngoài; Đo lường mức độ ô nhiễm ánh sáng để chuẩn hóa thiết bị, đồ dùng…

Chúng ta khó có thể thay đổi việc tiếp xúc nhiều với ô nhiễm ánh sáng từ môi trường thành thị bên ngoài. Vì vậy, hãy hạn chế nó ngay tại trong chính ngôi nhà của bạn bằng những cách sau: Tắt điện khi không sử dụng. Lựa chọn sản phẩm chất lượng cao, thân thiện môi trường và đảm bảo an toàn. Hạn chế chiếu sáng lãng phí, giảm thiểu khí thải ra môi trường. Thiết kế lại hệ thống chiếu sáng nếu chưa phù hợp với không gian sống. Sử dụng nguồn ánh sáng phù hợp với mục đích, nhu cầu. Hạn chế sử dụng ánh sáng nhân tạo vào ban đêm để đảm bảo sức khỏe.

Phân loại ô nhiễm ánh sáng

Xâm nhập ánh sáng: Các loại ánh sáng xâm nhập vào không gian sinh hoạt của một người mà họ không hề mong muốn. Ánh sáng này thường gây khó chịu và mất tập trung.

Chiếu sáng quá mức: Ám chỉ sử dụng quá mức ánh sáng cần thiết khi không có mục đích gây lãng phí năng lượng.

Ánh sáng chói lóa: Hệ quả của sự đối lập giữa vùng sáng và vùng tối trong tầm nhìn. Khiến mắt người cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nếu phải chịu đựng lâu.

Ánh sáng lộn xộn: Quá nhiều luồng ánh sáng đan xen không có hướng xác định, phát tán lộn xộn.

Ánh sáng chiếm dụng bầu trời: Xảy ra ở các khu vực đông dân cư dẫn đến các quầng sáng, vầng sáng phát ra từ nhiều nguồn khác nhau phản chiếu lên bầu trời. Tác động lên không khí làm mờ đi bầu trời vào ban đêm.

Theo VietnamDaily
Đau quặn bụng, bí trung – đại tiện do u manh tràng gây lồng ruột

Lồng ruột do u manh tràng hiếm gặp

Các khối u đường tiêu hóa thường phát triển trong thời gian dài nên các triệu chứng ban đầu thường không điển hình, chỉ là các biểu hiện rối loạn thói quen đại tiện, các cơn đau bụng ngắn, điều này làm chúng ta hay chủ quan bỏ qua.
back to top