<div> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="lam sach song To Lich anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/27/znews-photo-zadn-vn_tolich4_ng.jpg" title="làm sạch sông Tô Lịch ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption default-caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Việc tạo dòng chảy cho Tô Lịch, biến từ rãnh nước thải đen ngòm thành con sông trong xanh từ lâu đã làm đau đầu các sở, ngành Hà Nội và giới khoa học. Tuy nhiên, với việc con sông sắp loại bỏ hoàn toàn được nước thải, câu chuyện này trở nên khả thi hơn bao giờ hết.</p> <p><em>Zing</em> liên hệ với một số chuyên gia thủy lợi để có cái nhìn chi tiết hơn về các phương án, phương pháp bổ cập nước cho Tô Lịch.</p> <h3>Nếu kế hoạch không khả thi, đành chấp nhận Tô Lịch chỉ là đường thoát nước</h3> <p>Theo GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, từ lâu Hà Nội gặp nhiều khó khăn đối mặt với bài toán làm sạch sông Tô Lịch khi mỗi ngày hàng trăm nghìn m3 nước thải đổ xuống. Bên cạnh đó, điều kiện địa chất, tự nhiên thay đổi rất nhiều do đô thị hóa khiến việc làm con sông sống lại càng khó khăn.</p> <p>Nói về việc đưa con sông trở lại như trước, vị giáo sư nhấn mạnh 3 yếu tố. Thứ nhất là tách hoàn toàn được nước thải làm ô nhiễm; hai là tái tạo lại các điều kiện tự nhiên hoặc bán tự nhiên như bùn cát, hệ sinh vật dưới lòng sông. Thứ ba, quan trọng nhất, là tạo được dòng chảy ổn định, có tính bền vững.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="lam sach song To Lich anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/27/znews-photo-zadn-vn_5_zing.jpg" title="làm sạch sông Tô Lịch ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Tô Lịch từ lâu được coi như dòng sông chết do ô nhiễm nặng và thường xuyên cạn nước. Ảnh: <em>Việt Linh.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>"Cái khó nhất là tách nước thải, Hà Nội đã tháo gỡ được. Giờ bài toán bức thiết là tạo được dòng chảy cho con sông. Cái này chúng ta có mấy cách, mỗi cách có khó khăn, phức tạp riêng và sẽ không đơn giản", vị chuyên gia nhìn nhận.</p> <p>Trong số những phương án được đưa ra, ông Trọng Hồng tâm đắc nhất với ý tưởng lấy nước từ sông Hồng qua hồ Tây rồi bổ cập cho Tô Lịch. Theo ông, phương án này đã được đề cập từ lâu và cũng là phương án khả dĩ nhất thời điểm hiện tại.</p> <p>Song, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi cũng lưu ý mực nước sông Hồng hiện nay đang khá thấp, đặc biệt vào mùa cạn. Vì vậy, ông cho rằng Hà Nội cần huy động các nhà khoa học, nghiên cứu kỹ tìm ra lưu lượng nước cần thiết để tạo dòng chảy cho sông.</p> <p>"Phải bắt đầu tư việc đo đạc lại chế độ thủy văn của sông Hồng nhất là vào mùa cạn. Ta phải tìm xem sông Hồng có thể đáp ứng lượng nước cần thiết cho Tô Lịch không. Nếu không đủ, thì ta phải tính đến phương án khác", ông nói.</p> <p>Sau đó, nếu đáp ứng các yêu cầu về lượng nước, Hà Nội tính đến chỉnh trị sông Tô Lịch thế nào, từ độ dốc, nạo vét khơi thông lòng sông, thu hồi đất 2 bên bờ, ngăn chặn tình trạng tái lấn chiếm. "Còn nếu kế hoạch này không khả thi, ta đành chấp nhận Tô Lịch chỉ còn là đường thoát nước cho Hà Nội", ông Vũ Trọng Hồng tiếc nuối nói.</p> <h3>"Cứu" sông Tô Lịch và giúp hồ Tây</h3> <p>Ông Hoàng Xuân Hồng, Trưởng ban Khoa học Công nghệ, Hội Đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, đồng tình với phương án cấp nước cho Tô Lịch từ sông Hồng thông qua hồ Tây. Ông cho rằng đây sẽ là mũi tên trúng 2 đích.</p> <p>"Hồ Tây trước nay vẫn có tình trạng ô nhiễm vì không có nước ra, vào thường xuyên, trở thành hồ tù. Vì vậy, cấp nước cho hồ Tây rồi bổ cập cho Tô Lịch tức là vừa giúp Tô Lịch có dòng chảy vừa giúp cải tạo nước hồ Tây", ông Xuân Hồng nói.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="lam sach song To Lich anh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2021/01/27/znews-photo-zadn-vn_lapcongngamsongtolich_10_zing.jpg" title="làm sạch sông Tô Lịch ảnh 3" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Chuyên gia nhìn nhận việc tạo dòng chảy cho Tô Lịch sẽ có nhiều khó khăn. Ảnh: <em>Việt Linh.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Còn về phương án cấp nước cho Tô Lịch thông qua cống Liên Mạc, ông Xuân Hồng nhận định việc này sẽ khó khăn do cao trình của cống sẽ cao hơn mực nước sông Hồng đặc biệt là vào mùa cạn.</p> <p>"Không có đường nước nối giữa cống Liên Mạc và đầu sông Tô Lịch. Đây lại là khu vực đô thị, đông dân cư nên mở được kênh dẫn nước sẽ càng khó. Tôi nghiêng về phương án lấy qua hồ Tây vì nó đã có sẵn đường dẫn nước tự nhiên rồi", vị chuyên gia chia sẻ.</p> <p>Ông Xuân Hồng cũng thừa nhận do việc xuất hiện của nhiều công trình thủy điện và các nguyên nhân khác khiến mực nước sông Hồng đã thấp hơn trước rất nhiều. Hiện nay, mức nước này chỉ đủ đáp ứng cho nông nghiệp, còn để bổ cập cho Tô Lịch thì sẽ là một bài toán nan giải.</p> <p>"Hà Nội cần tính toán, xây dựng trạm bơm nào, sử dụng thiết bị ra sao vừa đảm bảo hiệu quả lẫn kinh tế. Đây là dự án lớn, chắc chắn sẽ tốn kém, nhưng tôi tin sẽ làm được nếu có sự góp sức của các nhà khoa học và quyết tâm của chính quyền", ông nói.</p> <p>Ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc BQL dự án Cấp nước, thoát nước và môi trường Hà Nội, cho biết đơn vị đang phối hợp với các sở, ngành rà soát các phương án phù hợp.</p> <p>Cách thứ nhất là bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch qua Hồ Tây. Đơn vị sẽ xây dựng trạm bơm cố định đặt sát mép nước sông Hồng, đặt tuyến ống dẫn nước từ trạm bơm đi qua ngõ 464 Âu Cơ, đê sông Hồng dẫn vào mương tiêu cạnh Công viên nước Hồ Tây sau đó bổ cập cho Tô Lịch.</p> <p>Cách thứ 2, bổ cập nước sông Hồng cho sông Tô Lịch qua cống Liên Mạc. Theo ông Hùng, phương án này đem lại nhiều lợi ích do hệ thống đã được quy hoạch sẵn một số đoạn tuyến nên tiết kiệm được thời gian, kinh phí đầu tư.</p> <div class="notebox ncenter"> <p>Tháng 5/2020, Hà Nội triển khai gói thầu gói thầu xây dựng hệ thống ống ngầm gom nước thải dọc sông Tô Lịch, thuộc dự án dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Dự án có phạm vi xây dựng trên 4.900 ha, với tổng chiều dài khoảng 52,6 km, trải rộng trên nhiều quận, huyện.</p> <p>Dự án được kỳ vọng sẽ giải quyết dứt điểm nguồn gây ô nhiễm suốt hàng chục năm và giúp "hồi sinh" con sông này. Ban quản lý dự án cho biết các hạng mục chính của dự án cơ bản hoàn thành trong năm 2022.</p> </div> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> </div> <p> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
'Giải cứu' sông Tô Lịch bằng nước sông Hồng như thế nào?
Ông Hoàng Xuân Hồng cho rằng bổ cập nước cho Tô Lịch bằng nước sông Hồng qua hồ Tây vừa giúp tạo dòng chảy, vừa làm sạch hồ do có lượng nước ra, vào thường xuyên.
Theo zingnews.vn
Giao tranh quyết liệt tại Kursk, Nga thả bom hủy diệt quân tiếp viện Ukraine
Tại khu vực Kursk , mặc dù cả Nga và Ukraine đều triển khai các đơn vị chủ lực, nhưng không bên nào đạt được tiến triển mang tính quyết định.
Đề xuất rượu, bia, thuốc lá phải chịu thuế thu nhập đặc biệt
Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với mức thuế hiện hành.
Đồ ăn vặt cổng trường gắn liền với hiểm họa về an toàn thực phẩm
Số liệu từ Cục ATTP, Bộ Y tế cho thấy, có tới 70 - 80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn như E.coli - loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và khuẩn gây tả.
Bắt kẻ nghi "ngáo đá" cướp ô tô, đánh cụ ông tử vong
Ngày 22/11, lãnh đạo UBND xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội cho biết, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ thanh niên cướp ô tô, đánh người tử vong xảy ra trên địa bàn.
Không nói đùa, Nga thực sự tấn công Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik
Ngày 21/11, Lực lượng vũ trang Nga đã thực hiện một cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo không mang đầu đạn hạt nhân có tên Oreshnik.
Nga dần áp đảo ở Kupyansk, 5.000 binh sĩ Ukraine thương vong
Mới đây, mặt trận Kupyansk đang thu hút được sự chú ý của dư luận khi một trận chiến ác liệt chưa từng có đang diễn ra, với hơn 8.000 binh sĩ của cả hai bên tham gia.
Tăng cường phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Thông qua hội thảo, Chủ tịch Phan Xuân Dũng hy vọng các đại biểu sẽ đánh giá cụ thể vai trò của phổ biến kiến thức khoa học công nghệ đối với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh.
Nguyên Bí thư Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng gây hậu quả rất nghiêm trọng
Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Văn Vọng bị đề nghị kỷ luật khai trừ Đảng do có nhiều vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng, thiệt hại rất lớn ngân sách Nhà nước.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vương Đình Huệ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Quốc hội.
555 người chết do TNGT trong 10 tháng qua ở Hà Nội
Ngày 21/11, theo thông tin từ Công an TP Hà Nội, trong 10 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố xảy ra 1.248 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 555 người chết, giảm 26 người chết so với cùng kỳ năm 2023.
Đột kích vũ trường New MDM Hải Phòng, 26 khách dương tính ma túy
Thời điểm kiểm tra, vũ trường New MDM có 143 khách, 80 nhân viên, cảnh sát phát hiện 26 đối tượng dương tính với ma túy, tạm giữ tang vật liên quan.