Enzym “ăn” polymer làm cho nhựa có thể phân hủy được

(khoahocdoisong.vn) - Các nhà khoa học Đại học California, Berkeley, hiện đã phát minh ra một cách để làm cho những loại nhựa có thể phân hủy này phân hủy dễ dàng hơn, chỉ với nhiệt và nước, trong vòng vài tuần.

Về mặt lý thuyết, công nghệ mới có thể áp dụng cho các loại nhựa polyester khác nhau, cho phép tạo ra các hộp nhựa có thể phân hủy, hiện được làm bằng polyethylene, một loại polyolefin không bị phân hủy. 

Quy trình mới bao gồm việc nhúng các enzym “ăn” polyester vào nhựa khi nó được tạo ra. Các enzym này được bảo vệ bởi một lớp bọc polymer đơn giản để ngăn không cho enzym tháo xoắn và trở nên vô dụng. Khi tiếp xúc với nhiệt và nước, enzym sẽ tách ra khỏi lớp vỏ bọc polymer của nó và bắt đầu cắt polymer nhựa thành các khối mảnh, khử nó thành axit lactic, có thể nuôi các vi sinh vật trong đất. Lớp bọc polymer cũng bị thoái hóa. Quá trình này loại bỏ vi nhựa, một sản phẩm phụ của nhiều quá trình phân hủy hóa học và là một chất ô nhiễm theo đúng nghĩa của nó. 
 

Theo Scitechdaily
back to top