Đông y điều trị vô sinh nam do huyết hư

(khoahocdoisong.vn) - Vô sinh là một bệnh lý còn nhiều phức tạp và nan giải của y học. Ở nhiều nước, người ta đã và đang nghiên cứu sử dụng biện pháp của Đông y, trong đó có Đông dược, để trị liệu chứng vô sinh nói chung và vô sinh nam nói riêng.

Trong điều trị vô sinh nam của y học cổ truyền, trước hết phải tìm cho được nguyên nhân gây bệnh, biết rõ hàn nhiệt hư thực, khí huyết âm dương, sau đó mới sử dụng phương pháp biện chứng luận trị hoặc biện bệnh luận trị, kết hợp hài hòa giữa trị “bệnh và trị chứng”. Nhìn chung phải lấy ích thận bổ tinh làm nguyên tắc trị liệu cơ bản, chú ý điều lý thận âm, thận dương; bổ sung thận tinh, thận khí và sơ thông tinh đạo.

Đối với tình trạng vô sinh do huyết hư, y học cổ truyển có thuốc trị như sau:

Thuốc trị vô sinh nam do huyết hư.

Thuốc trị vô sinh nam do huyết hư.

Khí huyết khuy hư

Chủ chứng: Tinh dịch loãng, số lượng tinh trùng giảm, không ham muốn hoặc dương nuy, tảo tiết, người gầy, sắc mặt trắng nhợt, tinh thần mệt mỏi, hay hồi hộp trống ngực, ngủ kém hay mê, hay quên, đầu chóng mắt hoa, ăn kém, đoản khí ngại nói, móng tay và móng chân nhợt, lưỡi nhợt rêu ít, mạch trầm tế:

Trị pháp: Ích khí kiện tỳ, dưỡng huyết sinh tinh. Phương dược: Bát trân sinh tinh thang gia giảm gồm: Đẳng sâm 10g, bạch truật 10g, bạch linh 10g, bạch thược 10g, đương quy 10g, a giao 10g, hoàng kỳ 15g, thục địa 15g, thỏ ty tử 15g, kỷ tử 15g, hoàng tinh 15g, tử hà xa 15g, cam thảo 3g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Đẳng sâm 10g, bạch truật, bạch linh, cam thảm và hoàng kỳ ích khí kiện tỳ; Thục địa, bạch thược, đương quy và a giao dưỡng huyết định tâm; Thỏ ty tử, kỷ tử, hoàng tinh và tử hà xa bổ thận, sinh tinh.

Gia giảm: Nếu tinh trùng yếu gia dâm dương hoắc và ba kích để bổ thận dương, tăng hoạt lực; Nếu tinh dịch loãng gia bội hoàng kỳ, bạch truật và hồng sâm để ích khí sinh tinh; Nếu tinh dịch và tinh trùng ít gia hoài sơn, hà thủ ô và nữ trinh tử để bổ thận sinh tinh; Nếu không xuất tinh được gia thạch xương bồ, viễn trí, phục thần và ngô công để thông tinh đạo, khai hạ khiếu; Nếu tinh dịch có máu gia hạ liên thảo, nữ trinh tử để dưỡng âm chỉ huyết; Nếu tinh dịch không hóa lỏng được gia ô mai, kha tử và cam thảo để hóa âm; Nếu mất ngủ nhiều gia toan táo nhân, viễn trí và hợp hoan bì để an thần định trí; Nếu tâm quý bất an gia bá tử nhân, đan sâm và bạch linh để dưỡng tâm định thần.

Huyết ứ trở trệ

Chủ chứng: Giãn tĩnh mạch thừng tinh, đau khi xuất tinh, ít hoặc không có tinh trùng, tinh trùng yếu, tinh dịch có hồng cầu, kèm theo âm nang và bụng dưới đau rút, đau cố định và kéo dài liên tục, càng về đêm càng đau, hay tái phát, sắc môi xám tối, chất lưỡi tía và có điểm xuất huyết, mạch trầm sáp hoặc tế sáp.

Trị pháp: Hoạt huyết hóa ứ thông tinh bằng bài thuốc Huyết phủ trục ứ thang gia giảm gồm sài hồ 10g, chỉ xác 10g, ngưu tất 10g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, xích thược 10g, đương quy 10g, xuyên sơn giáp 15g, lộ lộ thông 15g, đan sâm 20g, vương bất lưu hành 20g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Đan sâm, hồng hoa, đào nhân và xích thược hoạt huyết hóa ứ; Xuyên sơn giáp, lộ lộ thông và vương bất lưu hành hóa ứ, thông tinh; Sài hồ và chỉ xác điều lí khí cơ; Ngưu tất bổ thận hoạt huyết, dẫn thuốc hạ hành.

Gian giảm: Nếu đàm ứ hố kết gia trần bì, bán hạ chế, qua lâu nhân và ý dĩ để trừ đàm hóa ứ. Nếu khí trệ huyết ứ gia thanh bì và hương phụ để hành khí hoạt huyết; Nếu hàn ngưng huyết ứ gia xuyên luyện tử, ô dược và tiểu hồi hương để tán hàn, hoạt huyết; Nếu nhiệt uẩn huyết ứ gia chi tử. Nếu tinh ứ, tinh thiểu gia hoàng tinh, quy giáp vương bất lưu hành để hóa ứ sinh tinh. Nếu huyết tinh gia tam thất, hạn liên thảo và nữ trinh tử. Nếu không xuất tinh được gia ngô công, phòng phong; Nếu huyết ứ tinh trở mà không có tinh trùng gia tam lăng, nga truật, hồng hoa, quy vĩ, một dược và đan sâm; Nếu dương nuy gia: sa sàng tử và tử thạch anh để phù dương chấn nuy; Nếu tinh đạo đau nhói gia hổ phách, bồ hoàng và huyền hồ sách để thông lợi chỉ thống; Nếu bụng dưới đau trướng gia ô dược và tiểu hồi hương để hành khí tiêu thũng, chỉ thống; Nếu huyết ứ nội phủ mà thành ung chứng gia: ngũ vị tiêu độc ẩm để thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết hóa ứ; Nếu huyết ứ mà tiểu tiện lâm trọc gia đương quy, ngưu tất, hoạt thạch, cù mạch, đông lăng tử để hoạt huyết hóa ứ, phân lợi thanh trọc.

ThS Hoàng Khánh Toàn (nguyên Chủ nhiệm Khoa Đông y, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top