Định nghĩa đúng về lãng phí trong Lean

(khoahocdoisong.vn) - Chắc hẳn phần đông ai cũng hiểu được từ lãng phí nhưng liệu mọi người có trả lời được câu hỏi này hay không: “Dựa vào tiêu chuẩn nào mà bạn xét một hoạt động có phải lãng phí không? Những người khác có đồng ý với nhận định của bạn không?”.

Câu hỏi được đặt ra ngay lúc này là “Nghe qua là biết ‘Lãng phí’ có nghĩa gì rồi, sao mình phải học?”. Chắc hẳn phần đông ai cũng hiểu được từ lãng phí nhưng liệu mọi người có trả lời được câu hỏi này hay không: “Dựa vào tiêu chuẩn nào mà bạn xét một hoạt động có phải lãng phí không? Những người khác có đồng ý với nhận định của bạn không?”.

Xác định lãng phí là cốt lõi của Lean, vì vậy nếu có tranh cãi về vấn đề này thì có thể không tiến hành các bước tiếp theo. Do đó, Lean có định nghĩa rất rõ ràng về lãng phí là gì và làm sao để xác định một hoạt động có phải lãng phí hay không. Dưới đây là quy trình ba bước xác định lãng phí và định nghĩa đi kèm.

Bước 1: Trả lời câu hỏi “Hoạt động này có tạo giá trị hay không?” (Value Added, viết tắt VA)

VA có nghĩa là những hoạt động làm tăng giá trị cho sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng sẵn sàng chi trả. Các hoạt động đó bao gồm thay đổi hình dạng, tính chất của nguyên vật liệu, gắn kết các bán thành phẩm để tạo ra sản phẩm cuối cùng đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Bước 2: Trả lời câu hỏi “Hoạt động này không tạo giá trị nhưng có cần thiết không?” (Necessary but NonValue Added, viết tắt NNVA)

NNVA nghĩa là những hoạt động không thêm vào giá trị nhưng nếu không có những hoạt động này thì không thể nào sản xuất sản phẩm.

Bước 3: Xem tất cả các hoạt động còn lại đều là lãng phí (Waste)

Các hoạt động vừa không tạo giá trị để khách hàng trả tiền, vừa không cần thiết trong quá trình sản xuất chính là hoạt đồng lãng phí. Lúc này, việc của doanh nghiệp là cần loại bỏ chúng ngay.

Chuyên đề “Lean – Sản xuất tinh gọn” được hướng dẫn bởi Ông Nguyễn Ngô Tường An - Thạc sĩ Kỹ thuật sản xuất và quản lý toàn cầu. Ông An đã có nhiều năm kinh nghiệm trong mảng cải tiến và đào tạo kỹ năng mềm cũng như kiến thức về sản xuất. Đồng thời, ông cũng từng làm việc ở vị trí Kỹ sư dự án tại Công ty Schneider Electric Manufacturing Việt Nam và Nhà phân tích Lean tại Công ty Esprinta Việt Nam.

“LEAN – Sản xuất tinh gọn” là một trong 30 chuyên đề thuộc chương trình đào tạo trực tuyến của Trung tâm Hỗ trợ DNNVV phía Bắc (thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Chương trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí. Tìm hiểu thêm về các chuyên đề và đăng ký tham dự miễn phí tại đây: https://vietnamsme.gov.vn/elearning/
Theo Đời sống
Quý 3/2024, VNSteel (TVN) lỗ hơn trăm tỷ đồng

Quý 3/2024, VNSteel (TVN) lỗ hơn trăm tỷ đồng

Trong quý 3/2024, VNSteel ghi nhận doanh thu thuần đạt 8.698 tỷ đồng, tăng hơn 9% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp của VNSteel ghi nhận gần 138 tỷ đồng, giảm mạnh 22% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp co hẹp lại còn 1,58%.
back to top