<div> <p>Sở Quy hoạch Kiến trúc (QHKT) Hà Nội vừa kiến nghị UBND thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan và Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) xây dựng dự thảo văn bản của thành phố đề nghị Bộ GTVT xem xét phương án bố trí sân bay thứ 2 cho Vùng Thủ đô Hà Nội và cân nhắc việc lựa chọn vị trí tại khu vực phía Nam Hà Nội (ngoài việc mở rộng, nâng công suất Cảng hàng không quốc tế Nội Bài lên 100 triệu hành khách/năm).</p> <p>Theo Sở QHKT, hiện nay, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ GTVT triển khai theo nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 336/QĐ-TTg ngày 4/3/2020. Trong đó, có yêu cầu đánh giá việc phát triển mở rộng các cảng hàng không, đặc biệt là các cảng hàng không hiện hữu lớn như: Nội Bài, Cát Bi, Đà Nẵng, Long Thành... để có định hướng dự trữ đất đai phục vụ phát triển (thêm đường cất hạ cánh, công trình dịch vụ) hoặc nghiên cứu bổ sung cảng hàng không, sân bay mới.</p> <p>Trong Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 5/8/2008, dự kiến sân bay thứ hai của Vùng (sân bay quốc tế Nam Hà Nội) sẽ đặt tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội). Theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016, nội dung thuyết minh đồ án có nghiên cứu 4 phương án, gồm: sân bay tại khu vực huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), cách trung tâm Hà Nội 60- 65km; sân bay tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 35 - 40km; sân bay tại huyện Thanh Miện và Bình Giang (tỉnh Hải Dương), cách trung tâm Hà Nội khoảng 45 - 50km; sân bay tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), cách trung tâm Hà Nội khoảng 120km. Như vậy, trong các nghiên cứu trước đây đã có phương án dự kiến bố trí sân bay thứ hai cho Vùng Thủ đô tại khu vực phía Nam Hà Nội.</p> <p>Theo ông Nguyễn Trúc Anh, Giám đốc Sở QHKT thành phố Hà Nội, vị trí trên có khoảng cách và thời gian tiếp cận đến trung tâm Hà Nội hợp lý, tương tự với sân bay Long Thành về TPHCM. Kết nối giao thông thuận lợi thông qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Quốc lộ 1A hiện có và tiếp giáp đường trục phía Nam (đang thi công); đồng thời lâu dài sẽ được bổ sung cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5B (nối đường Hồ Chí Minh và Quốc lộ 5B), các trục đường chính của thành phố Hà Nội (đường Đỗ Xá - Quan Sơn, trục Bắc - Nam, đường Ngọc Hồi- Phú Xuyên).</p> <div> <div class="article-photo inlinephoto"><img alt="Đề xuất xây sân bay thứ 2 tại Hà Nội: Xây mới hay mở rộng sân bay quân sự? - ảnh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/10/02/image-tienphong-vn_ong_tran_quang_chau_shjg.jpg" /><span class="fig">TS Trần Quang Châu</span></div> </div> <p><span>Ngoài ra, vị trí được chọn quy hoạch còn có khả năng tiếp cận đồng thời cả 3 loại hình giao thông: đường bộ, đường thủy (cảng Vạn Điểm trên sông Hồng) và đường sắt (tuyến Hà Nội - TPHCM, lâu dài sẽ kết nối với đường sắt cao tốc Bắc - Nam). Đặc biệt, thuận lợi để giải phóng mặt bằng, quỹ đất phát triển, có khả năng bố trí được sân bay với diện tích khoảng 1.300 ha (tương tự quy mô sân bay Nội Bài với công suất 50 triệu hành khách/năm), trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp, ít khu dân cư.</span></p> <div> <blockquote class="quotes cms-quote"> <p><span>“Mở ra 1 sân bay, các anh không có chuyên môn thì sẽ gây xung đột vùng trời ngay, mất an toàn. Vùng trời không thể chia cắt, phải thống nhất, nếu xảy ra xung đột vùng trời sẽ rất nguy hiểm”. </span></p> <p><br /> <span>TS Trần Quang Châu</span></p> </blockquote> </div> <p>Sở QHKT Hà Nội nêu 1 nhược điểm là khu vực đề xuất làm sân bay có tuyến điện 500 kV Thường Tín đi Nho Quan cắt qua.</p> <p><span><strong>Cần cân nhắc </strong></span><strong><span>nhiều yếu tố</span></strong></p> <p>Trao đổi với PV <em>Ti</em><em>ề</em><em>n Phong</em>, TS Trần Quang Châu, Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ hàng không Việt Nam, cho rằng, với tốc độ phát triển hàng không hiện nay thì việc bố trí thêm 1 sân bay cho Thủ đô là đúng đắn. Nhưng đặt sân bay ở đâu, làm với quy mô như thế nào là vấn đề rất lớn, cần nghiên cứu, khảo sát kỹ càng. Theo TS Châu, một sân bay cần phải giải quyết được những vấn đề như độ cao so với mặt nước biển, sơ đồ đi lại, bức tranh kinh tế - xã hội của cả khu vực đặt sân bay (về thu nhập, dân số)… “Có khoảng 27 tiêu chí để làm sân bay, trong đó có 17 tiêu chí chính thức. Bên cạnh đó còn 10 chỉ số để cho điểm, cái nào ưu tiên thì sẽ chọn lựa”, ông nói.</p> <p>Vị chuyên gia cho rằng, cả 4 phương án đang được xem xét việc sân bay mới đặt ở Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng chưa phải 4 phương án cuối cùng, bởi có thể đặt vấn đề với phía quân đội đề xuất phương án sân bay Miếu Môn, sân bay Hòa Lạc có dùng được không. Phương án mở rộng sân bay quân sự có sẵn như thế nào? Quy hoạch vùng trời thế nào để tránh xung đột? Tất cả đều có thể đưa vào cân nhắc, rồi đưa kế hoạch nghiên cứu tỉ mỉ, chứ không thể phán đoán được.</p> <p>Theo TS Châu, cần thành lập hội đồng đánh giá, trong đó có các chuyên gia, Hội Kiến trúc, Cục Hàng không dân dụng, cả hàng không quân sự để tìm một vị trí sân bay hợp lý. “Mở ra 1 sân bay, các anh không có chuyên môn thì sẽ gây xung đột vùng trời ngay, mất an toàn. Vùng trời không thể chia cắt, phải thống nhất, nếu xảy ra xung đột vùng trời sẽ rất nguy hiểm”, TS Trần Quang Châu nhấn mạnh.</p> <p>Ông Lưu Quang Huy, Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, nói: “Đây mới chỉ là đề xuất của Sở QHKT Hà Nội, chọn lựa hay không phụ thuộc vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ”. Theo ông Huy, trên thế giới nhiều thành phố lớn có tới 3 - 4 sân bay là chuyện bình thường. Phương án bố trí sân bay thứ 2 tại khu vực phía Nam Hà Nội có khả năng kết nối giao thông thuận lợi, tiếp cận trung tâm với khoảng cách hợp lý. Ngoài ra, sân bay sẽ giúp khu vực phía Nam Hà Nội phát triển mạnh về kinh tế vùng, các hoạt động xung quanh sân bay sẽ giúp đời sống người dân được cải thiện mạnh mẽ, tạo động lực mới cho phát triển Thủ đô.</p> <div> <blockquote class="summarize cms-quote"> <p>PGS Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, cho rằng khu vực phía Bắc và phía Nam Hà Nội đều là các vùng đất trũng, không an toàn nếu đặt sân bay quốc tế thứ 2 ở đây. “Cần có đánh giá tổng quan, kỹ càng về vấn đề này”, ông Hanh nói. </p> </blockquote> </div> <p class="article-author cms-author"> </p> </div>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Đề xuất xây sân bay thứ 2 tại Hà Nội: Xây mới hay mở rộng sân bay quân sự?
Theo các chuyên gia, việc xây dựng 1 sân bay mới cần khảo sát, đánh giá kỹ để tránh xung đột vùng trời. Có thể tính đến việc mở rộng các sân bay quân sự hiện có trước khi tính xây dựng một sân bay mới.
Cháo tươi TH true FOOD: Kợp khẩu vị trẻ em, ngon như mẹ nấu tại nhà
Vì sao dòng vốn FDI vào Việt Nam chậm lại trong năm 2024?
Cựu Phó Chủ tịch Sông Đà 11 muốn thoái hết vốn SJE
Vi phạm công bố thông tin, Công ty In Hospitality bị UBCKNN phạt 92,5 triệu đồng
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ
Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp
SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp.
Hạt nêm Aji-ngon® Heo Giảm Muối – Giải pháp cho bữa ăn ngon, lành mạnh
Với mong muốn đem đến sản phẩm hạt nêm nhằm khuyến khích chế độ ăn giảm muối của người Việt.
Tô cam cùng TH: Đóng góp hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân bạo lực giới
Từ ngày 20/11 - 20/12/2024, chiến dịch “Tô cam cùng TH 2024 – Đoàn kết hành động chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái” chính thức diễn ra.
150 CBNV HDBank tham gia chương trình “Hiến máu tình nguyện 2024”
Đây là lần thứ 24 Đoàn cơ sở HDBank phối hợp Bệnh viện truyền máu huyết học TP.HCM tổ chức hoạt động ý nghĩa này dành cho cán bộ nhân viên HDBank khu vực TP. Hồ Chí Minh.
PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh
Công ty Kinh doanh sản phẩm Khí (PV GAS TRADING) trong năm 2024 tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh tăng trưởng toàn diện và các kỷ lục đột phá trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu.
Thêm nguồn cung cấp DAP chất lượng cao
Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) sẽ đưa sản phẩm DAP 64 Vàng/Tự nhiên về Việt Nam với chất lượng vượt trội, chi phí cạnh tranh.Bà con nông dân sẽ không còn phải lo lắng vì thiếu nguồn cung chất lượng.
Chậm công bố thông tin, chứng khoán Everest bị xử phạt
CTCP Chứng khoán Everest (HNX: EVS) vừa công bố thông tin về việc nhận được quyết định xử phạt hành chính từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
Becamex IDC muốn huy động 15.000 tỷ rót vào các khu công nghiệp
Về phương án sử dụng vốn, Becamex dự kiến dành 6.300 tỷ đồng để đầu tư dự án; 3.634 tỷ đồng để góp vốn vào các thành viên hiện hữu; 5.066 tỷ đồng để tái cấu trúc tài chính.
CHIN-SU mang chảo cơm có thịt đặc biệt lên vùng cao
Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 chưa bao giờ tưng bừng đến thế tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, với “chảo cơm có thịt khổng lồ” – hoạt động đặc sắc, ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng.
Vingroup thành lập công ty nghiên cứu và phát triển người máy
Tập đoàn Vingroup thông báo chính thức thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Mục tiêu của VinRobotics là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.