DATC đã mua và xử lý 63.000 tỷ đồng nợ xấu từ các doanh nghiệp Nhà nước

(khoahocdoisong.vn) - Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100%. DATC góp phần thực hiện vai trò là công cụ của Chính phủ trong quá trình thực hiện xử lý nợ xấu và thúc đẩy tiến trình chuyển đổi và tái cơ cấu doanh DNNN.

DATC tiền thân là Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1494/QĐ-BTC ngày 30/6/2010 của Bộ Tài chính.

Tính đến nay, DATC đã tham gia mua, xử lý nợ xấu khoảng trên 80.000 tỷ đồng. Trong đó, mua xử lý nợ xấu theo cơ chế chỉ định khoảng 63.000 tỷ đồng và 17.142 tỷ đồng mua, xử lý nợ trực tiếp theo cơ chế thị trường.

DATC thực hiện mua và xử lý nợ theo chỉ định của Chính phủ để hỗ trợ các DNNN đặc biệt khó khăn khi thực hiện chuyển đổi hoặc tái cơ cấu tài chính như Vinashin (SBIC), Vinalines, Tổng Công ty Dầu tằm tơ, Tổng Công ty Thực phẩm miền Bắc, Haprosimex...

Đối với hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua xử lý nợ mà trọng tâm là chuyển đổi sở hữu DNNN không đủ điều kiện cổ phần hoá, từ năm 2004 đến nay, DATC đã thực hiện tái cơ cấu cho 173 doanh nghiệp. Cụ thể, có 73 DNNN được kết hợp gắn tái cơ cấu tài chính với quản trị doanh nghiệp. Bao gồm, 33 DNNN làm ăn thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, không đủ điều kiện cổ phần hoá và 40 DNNN đã được cổ phần hoá nhưng bị thua lỗ do gặp khó khăn về tài chính. 100 doanh nghiệp còn lại được tái cơ cấu tài chính thông qua xử lý nợ. Qua đó, giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực về tài chính, từng bước phục hồi và ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm cho người lao động và có đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 129/2020/NĐ-CP ngày 27/10/2020 về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của DATC (có hiệu lực từ ngày 10/12/2020). Theo đó, DATC có nhiệm vụ tiếp nhận mua, xử lý nợ và tài sản để hỗ trợ cơ cấu, sắp xếp chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. DATC thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu giao.

Với nguồn lực hiện nay, DATC chưa thực hiện mở rộng hoạt động mua, bán nợ theo cơ chế thị trường. Dự kiến, đến năm 2025, DATC sẽ hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ giao và tập trung phát triển hoạt động mua bán, xử lý nợ theo cơ chế thị trường.

Theo Đời sống
Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

Lãi kép là một công cụ tài chính mạnh mẽ nhưng cần hiểu rõ để áp dụng đúng cách. Biết cách tận dụng, nó sẽ giúp người đầu tư đạt được lợi nhuận lớn theo thời gian.
back to top