<div> <p style="text-align: justify;">Hôm nay (27.2), Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ chính thức diễn ra tại Hà Nội. Cuộc gặp được cả thế giới dõi theo này sẽ đạt được những gì với sự nỗ lực của cả hai nước và nước chủ nhà Việt Nam là vấn đề đang được quan tâm.</p> <div> <p style="text-align: justify;"><em>Góc nhìn thẳng</em> có cuộc trao đổi với nhà ngoại giao Phạm Quang Vinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông vừa kết thúc nhiệm kỳ Đại sứ Việt Nam tại Mỹ năm 2018.</p> <p style="text-align: justify;">Xin cảm ơn Đại sứ đã nhận lời trao đổi với chúng tôi!</p> <p style="text-align: justify;"><strong>MC Mỹ Hạnh:</strong><em> Vâng, thưa đại sứ, xin được bắt đầu bằng một vấn đề cốt lõi, những tồn tại cơ bản nhất giữa Mỹ và Triều Tiên trước khi bước vào Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội là gì, theo quan sát của ông?</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đại sứ Phạm Quang Vinh: </strong>Câu chuyện căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên có rất nhiều vấn đề. Đi thẳng vào cốt lõi thì trước hết là vấn đề phi hạt nhân hóa, thứ đến là bình thường quá các mối quan hệ gồm bình thường hóa, kết thúc chiến tranh, tái lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, và dỡ bỏ lệnh cấm vận. Những vấn đề này đan xen chằng chịt với nhau và với những vấn đề khác như quan hệ song phương Mỹ- Triều, quan hệ giữa các nước trong khu vực, và cả vấn đề đảm bảo an ninh cho các nước trong khu vực, bao gồm cả Triều Tiên. Nhưng, tôi nhắc lại, cốt lõi nhất vẫn là phi hạt nhân hóa và bình thường hóa các mối quan hệ.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>MC Mỹ Hạnh:</strong> <em>Thưa đại sứ, với những thông tin mà ông biết được cho đến giờ phút này,ông có thể đánh giá, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều tại Hà Nội ít nhất sẽ đạt được những gì?</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đại sứ Phạm Quang Vinh: </strong>Tôi vừa nói, bán đảo Triều Tiên có nhiều vấn đề. Tôi rất hy vọng, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều tại Hà Nội sẽ đạt được nhiều tiến bộ về từng khía cạnh của những vấn đề đó.</p> <p style="text-align: justify;">Nhưng, quay trở lại hai vấn đề cốt lõi đã nói trên, nếu như có những động thái chẳng hạn như lộ trình cho việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên với những cam kết mới của Triều Tiên trong việc ngừng thử vũ khí hạt nhân, hay trong việc dỡ bỏ một phần kho vũ khí hạt nhân, phá hủy một số cơ sở hạt nhân nào đó hoặc có sự quan sát quốc tế ở Triều Tiên... thì đó là những việc hết sức quan trọng.</p> <p style="text-align: justify;">Thứ nữa, nếu như có động thái cho việc chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình trên bán đảo Triều Tiên dù vấn đề này liên quan đến nhiều nước, chứ không chỉ riêng với Mỹ và Triều Tiên nhưng nếu hai nước này đạt được, chẳng hạn như một tuyên bố chấm dứt thù địch, thì cũng tạo ra sự khởi đầu tốt đẹp. Hay câu chuyện nới lỏng một phần cấm vận để tạo ra động lực cho các tiến trình khác, trong đó có tiến trình phi hạt nhân hóa như thông tin tôi nghe được là giữa hai miền Triều Tiên có thể trao đổi một số lĩnh vực kinh tế và hợp tác với nhau thì những cái đó cũng là những việc rất có ý nghĩa.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>MC Mỹ Hạnh:</strong><em> Đại sứ có thể đưa ra những điểm khác biệt hay nói cách khác là sự tiến triển dự kiến của Hội nghị Thượng định Mỹ - Triều tại Hà Nội so với cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Donald Trump và Kim Jong Un tại Singapore hơn nửa năm trước đây?</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đại sứ Phạm Quang Vinh:</strong> Hội nghị thượng đỉnh cấp cap lần 1 tại Singapore là sự khởi đầurất có ý nghĩa vì nó đặt ra lộ trình đối thoại giữa hai nước cựu thù. Nhưng cuộc gặp tại Hà Nội lần này sau 8 tháng thì rõ ràng là người ta trông đợi là phải có kết quả gì đó. Đây là điểm khác biệt hết sức cơ bản.</p> <p style="text-align: justify;">Theo quan sát của tôi, trong 8 tháng qua, dù có những thuận nghịch khác nhau, nhưng rõ ràng là không chỉ hai bên Mỹ- Triều mà các nước khác trong khu vực này, bao gồm cả Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản...đã có những đóng góp việc thúc đẩy đối thoại, hướng tới giải quyết các bất đồng. Chúng ta thấy rõ đã có sự trao trả hài cốt, có cam kết của Mỹ trong việc đảm bảo an ninh tốt hơn cho Triều Tiên, và Triều Tiên trong suốt thời gian qua không thử vũ khí hạt nhân...Đặc biệt là, hai miền Triều Tiên có nhiều động thái, việc làm quan trọng.</p> <p style="text-align: justify;">Chính vì vậy, sự khác biệt ở Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều tại Hà Nội là người ta kỳ vọng sẽ đạt được những kết quả lớn hơn, cụ thể hơn so với lần trước. Tôi hy vọng, sẽ đạt được một hình thức nào đó về phi hạt nhân, về tuyến bố chấm dứt tình trạng thù địch hướng tới hòa bình, về việc nới lỏng cấm vận...Ngay trong quan hệ Mỹ- Triều nói riêng, ngoài việc trao trả hài cốt, chắc sẽ có thỏa thuận về việc trao đổi các đoàn liên lạc giữa hai bên. Đó cũng là những động thái rất tốt.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>MC Mỹ Hạnh:</strong> <em>Đại sứ hy vọng vào điều gì nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều tại Hà Nội?</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đại sứ Phạm Quang Vinh:</strong> Tôi nghĩ rằng sẽ có những bước tiến, thậm chí có những bước tiến đột phá ở đây và sẽ có một bản tuyên bố Hà Nội. Quan trọng nhất, như tôi đã nói là sẽ có lộ trình để tạo những bước đi tiếp theo về phi hạt nhân hóa cộng với việc bình thường hóa quan hệ Mỹ- Triều và nới lỏng cấm vận. Tôi rất trông đợi vào những điều đó và nếu như đạt được sẽ tạo đà cho việc tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề khác nhau đang tồn tại trên bán đảo Triều Tiên.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>MC Mỹ Hạnh:</strong> <em>Thưa đại sứ, cách đây ít năm, thật khó có thể tưởng tượng một ngày là thủ đô Hà Nội lại là nơi đăng cai một hội hội nghị thượng đỉnh như lần này, một cách ngắn gọn nhất, đại sứ có thể đưa ra nguyên nhân cốt lõi của việc Hà Nội được chọn là tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều?</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đại sứ Phạm Quang Vinh: </strong>Câu chuyện Việt Nam được lựa chọn là cả một quá trình chúng ta tự mình đổi mới, phát triển, hội nhập và ngày càng có trách nhiệm hơn trong các vấn đề quốc tế. Tôi thấy có hai vấn đề cốt lõi khiến Việt Nam được lựa chọn là vị thế của Việt Nam và Việt Nam là đối tác tin cậy của tất cả các nước.</p> <p style="text-align: justify;">Vị thế ở đây, nói cụ thể, là các nước biết rõ Việt Nam và thấy Việt Nam có thể tham gia vào những công việc của thế giới. Thứ đến, trong những vấn đề phức tạp và nhạy cảm thế này của các bên cựu thù và đối địch thì họ tin rằng họ đến đây thì Việt Nam trước tiên là đủ năng lực để tổ chức các hoạt động quốc tế lớn như thế này và Việt Nam tạo ra môi trường đối ngoại thuận lợi cho cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai này. Bên cạnh đó, Việt Nam có mối quan hệ tốt với cả hai nước, chúng ta cũng đã đóng góp có trách nhiệm, tạo được lòng tin cho các nước trong những hoạt động quốc tế.</p> <p style="text-align: justify;">Tóm lại, vị thế của Việt Nam, sự tin cậy của quốc tế đối với Việt Nam là yếu tố cơ bản khiến chúng ta được chọn để tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều lần 2.</p> <p style="text-align: justify;"><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/27/dgh1b25nlwrpbmgtbxktdhjpzxutc2uty28tbmh1bmctdgllbi10cmllbi1kb3qtcghhlte-.jpg" /></p> <p style="text-align: justify;"><em>Đại sứ Phạm Quang Vinh nói rằng việc tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều lần 2 thì cái được lớn nhất là vị thế và uy tín của Việt Nam sẽ tăng theo cấp số nhân</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>MC Mỹ Hạnh:</strong> <em>Với những gì Hà Nội và cả nước đã làm cho đến hôm nay khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều chính thức diễn ra, đại sứ có thể nhìn nhận cái được lớn nhất của Việt Nam khi là quốc gia đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ- Triều là gì?</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Đại sứ Phạm Quang Vinh:</strong> Đầu tiên, tối muốn nói, việc chuẩn bị của Việt Nam thời gian qua là rất khẩn trương, rất trách nhiệm và thực sự là rất tốt. Chúng ta được thông báo chưa đầy hai tuần, lại không nằm trong kế hoạch và trong hai tuần đó lại phải liên tục cập nhật những yêu cầu của hai bên...nhưng chúng ta đã làm tốt trên tất cả các lĩnh vực.</p> <p style="text-align: justify;">Tôi nghĩ, khi quốc tế đã đặt niềm tin vào Việt Nam thì trước tiên chúng ta phải làm tròn trách nhiệm, bảo đảm tổ chức Hội nghị an toàn, thành công, phục vụ cho hội nghị một cách tốt nhất. Đồng thời, khi các bên liên quan họ cần tham vấn gì trong việc xử lý những vấn đề có liên quan mà Việt Nam chúng ta có thể có kinh nghiệm thì chúng ta cũng sẵn sáng chia sẻ. Và một điểm nữa, theo suy nghĩ của cá nhân tôi, việc tổ chức một hội nghị giữa các bên có nhiều sự khác biệt như thế thì có thể diễn ra những việc rất nhạy cảm từ lễ tân, hậu cần đến an ninh...mà chúng ta xử lý tốt theo hướng công bằng, bình đẳng thì tôi nghĩ vị thế của Việt Nam sẽ được nhân lên rất nhiều.</p> <p style="text-align: justify;">Sự lan tỏa về truyền thông khi chúng ta tổ chức một hội nghị lớn, tầm cỡ, được cả thế giới quan tâm thế này cũng là rất lớn. Có tới 3.000 phóng viên trong và ngoài nước tham gia đưa tin. Khi họ đến đây chắc chắn họ không chỉ thông tin về hội nghị, mà còn về Việt Nam.. thì tôi tin những luồng đầu tư, những giao dịch kinh tế, trao đổi văn hóa và du lịch sắp tới sẽ tăng nhiều. Nhưng cái được lớn nhất là vị thế và uy tín của đất nước Việt Nam.</p> <p style="text-align: justify;"><strong>MC Mỹ Hạnh:</strong><em> Xin cảm ơn đại sứ về những nhìn nhận thấu đáo. Xin cảm ơn quý vị và hẹn gặp lại trong những chương trình tiếp theo.</em></p> <p style="text-align: justify;"><strong>Góc nhìn thẳng/Vietnamnet</strong></p> </div> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ: Thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ có đột phá
Sẽ có tuyên bố chung Mỹ- Triều sau Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội, một lộ trình phi hạt nhân cũng như nới lỏng cấm vận cũng có thể đạt được - Đại sứ Phạm Quang Vinh nhìn nhận...
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước
Hà Nội vào mùa ô nhiễm không khí… nguy hại sức khỏe người dân
Lớp học "đặc biệt" giữa lòng hồ Thác Bà cho những người từng lầm lỡ
Thực đơn đám cưới "độc lạ"ở Yên Bái
ĐBQH: Không vì chi phí mà thiếu tập trung an toàn đường sắt tốc độ cao
Thấy gì từ chuyện lao động nhập cư…rời phố, về quê?
Chúng ta đã bao giờ tự hỏi: Tại sao dòng người lao động nhập cư đang dần rời xa các đô thị lớn? Điều này có ý nghĩa gì với tương lai của phát triển đô thị và chính sách quốc gia?
Nguy cơ mất rừng từ dự án du lịch vườn Quốc gia Tam Đảo
Công ty Cổ phần Nam Tam Đảo đang xin đánh giá tác động môi trường dự án Khu du lịch sinh thái số 2, tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc với quy mô rộng 68ha.
Nguy cơ mất an toàn thực phẩm những tháng cuối năm
Thời điểm cuối năm, lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ dễ dàng xâm nhập và trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất ATTP rất lớn.
ĐBQH: Cần chế tài mạnh hơn với hành vi lan truyền thông tin xấu độc
Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có chế tài mạnh hơn nữa mới đủ sức răn đe với hình thức lan truyền thông tin sai lệch trên mạng xã hội.
Sân bay Long Thành thêm đường cất hạ cánh số 3
Cơ quan thẩm tra nhất trí với các đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí cần quay về giá trị cốt lõi của mình, làm khác mạng xã hội và cần đi bằng "hai chân" thì mới giữ được vị thế.
Cơ chế đã có mà vẫn thiếu thuốc, là do thiếu trách nhiệm?
Đại biểu đặt câu hỏi, điểm nghẽn về cơ chế đã tháo gỡ, nhưng vẫn còn tình trạng thiếu thuốc ở một số số cơ sở khám chữa bệnh có phải do thiếu tinh thần trách nhiệm trong đấu thầu?
Mong làm rõ trách nhiệm Bộ Y tế trong quản lý quảng cáo TPCN tràn lan
ĐBQH mong Bộ trưởng Đào Hồng Lan có câu trả lời rõ hơn về trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế trong việc để xảy ra tình trạng quảng cáo, kinh doanh thực phẩm chức năng tràn lan.
Chiến lược giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng công nghệ toàn cầu
Quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công vượt bậc của các công ty Mỹ trên thị trường toàn cầu.
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn từ những nắp cống lồi, lõm trên đường
Trên địa bàn TP Hà Nội hiện vẫn tồn tại hàng chục nghìn nắp cống thoát nước, cáp viễn thông... được lắp đặt dưới lòng đường, trong đó nhiều cái qua thời gian cùng sự tác động của sức nặng phương tiện, đã bị hư hỏng, kênh vênh, lồi lõm.
Temu lần 2 bị cáo buộc lừa đảo
Ủy ban châu Âu, Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng quốc gia châu Âu phát hiện Temu có các hoạt động bất hợp pháp như thổi phồng giảm giá và đánh giá sản phẩm.