Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc sắp đến hồi kết?

Sau khi xảy ra chiến tranh thương mại từ 2018 - 2021, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc so với năm 2017 lần lượt tăng 17,2%, 7,3%, 14,7% và 43,8%. Riêng năm 2021, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên tới 396 tỷ USD.

Điều này đã làm thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc đã làm tăng chi phí của các công ty Mỹ nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc. Để bù đắp thiệt hại từ việc áp thuế, các công ty Mỹ đã phải tăng giá hàng hóa trong nước, nhưng đây lại là nguyên nhân chính gây ra lạm phát.

Có thể thấy, việc Mỹ áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc đều không có lợi cho cả Trung Quốc và Mỹ.

Sau 4 năm, tình hình đã có sự thay đổi khi trong thông điệp mới nhất được đưa ra trong tuần này, Nhà Trắng khẳng định các cuộc thảo luận nội bộ đang được tiến hành liên quan đến việc gỡ bỏ thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ.

thuong-mai-my-trung.jpeg
Mỹ đang thảo luận và đang làm việc để điều chỉnh thuế quan và các ưu tiên.

Tháng trước, Tổng thống Joe Biden cũng đã chính thức đề cập tới kế hoạch gỡ bỏ tuế quan để ứng phó với mức lạm phát cao nhất trong vòng 40 năm qua.

Người phát ngôn Nhà Trắng bà Karine Jean-Pierre cho biết: "Một số thuế quan từ thời Tổng thống Trump không giúp thúc đẩy nền kinh tế hoặc an ninh quốc gia, mà thay vào đó làm tăng chi phí cho các gia đình và doanh nghiệp. Chúng tôi đang thảo luận về vấn đề này và đang làm việc để điều chỉnh thuế quan và các ưu tiên, nhằm bảo vệ lợi ích của người lao động và các ngành công nghiệp quan trọng".

"Chúng tôi không áp đặt bất kỳ mức thuế nào. Chính quyền tiền nhiệm đã áp đặt các loại thuế quan và các loại thuế này đang được xem xét lại", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói.

Còn theo bộ trưởng Tài chính, cựu Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Janet Yellen: "Tôi tin rằng một số mức thuế thực sự khiến người Mỹ phải trả giá chứ không phải người Trung Quốc, gây tổn hại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, và chúng tôi đang xem xét để tìm cách điều chỉnh lại các mức thuế đó theo cách mang tính chiến lược hơn".

Tuy nhiên, cũng có những ý kiến cho rằng, Mỹ cần giữ lại toàn bộ hoặc một phần các loại thuế này để phát triển chương trình nghị sự chiến lược hơn về thương mại với Trung Quốc.

Họ lý giải Trung Quốc là một đối tác thương mại đồng thời cũng là một đối thủ, một đối thủ vượt trội mà sự hợp tác là cần thiết để giải quyết những thách thức toàn cầu nhất định.

"Việc dỡ bỏ thuế quan không giúp ích cho những mặt hàng lạm phát cao nhất như xăng và thực phẩm, cũng không có gì đảm bảo Trung Quốc sẽ giảm giá hàng hóa họ xuất sang Mỹ chỉ vì chúng ta đã giảm thuế cho những sản phẩm này", ông Bob Bilbruck, Giám đốc điều hành Công ty tư vấn Captjur đưa ra ý kiến.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo thì cho rằng nên giữ nguyên thuế quan với thép và nhôm, trong khi các sản phẩm khác như hàng gia dụng, xe đạp... có thể cân nhắc dỡ bỏ thuế quan.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu hồi tháng 3 của Viện Kinh tế quốc tế Peterson, Mỹ ước tính việc loại bỏ một loạt thuế quan, nhất là với hàng hóa Trung Quốc, có thể kéo lạm phát ở Mỹ xuống 1,3 điểm phần trăm.

Theo Đời sống
Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng giảm 100.000 đồng/tấn

Giá thép cuộn xây dựng đang được các nhà sản xuất trong nước điều chỉnh giảm thêm 100.000 đồng/tấn. Với việc giảm giá lần thứ ba của thép cuộn, tính từ đầu năm 2024 tới nay, tổng mức giảm lũy kế là 500.000 đồng/tấn.
back to top